Tag

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện

Tin tức 14/05/2025 13:03
aa
TTTĐ - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc thay đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp là một cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện mang tính kiến tạo sâu sắc, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư, của Quốc hội, của Chính phủ để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới...
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình Đột phá về thể chế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

Cuối giờ sáng 14/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ghi nhận, tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo luật. Các ý kiến phát biểu rất sâu sắc, toàn diện, thực tiễn, xác đáng để cùng nhau tham gia vào dự thảo có ý nghĩa của một nền hành chính Nhà nước.

Theo Bộ trưởng, đây được coi là dấu mốc lịch sử của công tác lập pháp Việt Nam, vì lần đầu tiên sau gần 80 năm kể từ ngày thành lập nước, trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội xem xét và sẽ quyết định thay đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

"Đây là một cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện mang tính kiến tạo sâu sắc, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư, của Quốc hội, của Chính phủ để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới", bà Trà nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã nêu một số nguyên tắc và yếu tố xuyên suốt của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo đó, để thay đổi nền hành chính địa phương, cơ quan soạn thảo đã xây dựng trên 4 yếu tố cơ bản.

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện
Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường tại phiên thảo luận sáng 14/5.

Thứ nhất, xác lập chỉnh thể cấu trúc pháp lý của chính quyền địa phương 2 cấp trên nền tảng tuân thủ một số điều có liên quan đến Hiến pháp đang sửa đổi và trên nền tảng để thể chế hóa chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 60 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 vừa qua, theo một số chủ trương lớn của Đảng trong tổng thể của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, trong mục tiêu yêu cầu xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.

Thứ hai, kế thừa, bổ sung, phân định thẩm quyền về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, làm cơ sở pháp lý để toàn bộ hệ thống pháp luật chuyên ngành sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới.

Thứ ba, minh định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản trị địa phương trong tình hình mới, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Thứ thư, thiết lập đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý để tháo gỡ tất cả khó khăn, rào cản, vướng mắc cho việc chuyển đổi chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp, nhưng gắn với việc thực hiện được ngay việc phân cấp, phân quyền và ủy quyền theo chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương để địa phương thực hiện đúng mục tiêu.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo đã xác lập một cách rất đầy đủ nguyên tắc, phạm vi, chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện để phân cấp, phân quyền và ủy quyền. Kèm theo đó là cơ chế kiểm soát để đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của chính quyền địa phương trong quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm mọi công việc thuộc thẩm quyền được giao.

Dự thảo đảm bảo phù hợp với tinh thần Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương về quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phù hợp giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện về lập pháp, hành pháp và tư pháp, đặc biệt là giữa Trung ương với địa phương.

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Trong đó, về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, cơ quan soạn thảo cùng Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã rà soát một cách thận trọng, kỹ lưỡng và cũng đã dự liệu cả những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện liên quan đến phân cấp, phân quyền để thiết lập cơ chế điều hành sáng tạo, năng động và linh hoạt cho chính quyền địa phương.

Đơn cử, khoản 4 Điều 11 đã quy định những trường hợp cần thiết UBND hoặc Chủ tịch UBND tỉnh phải kịp thời giải quyết vấn đề, đảm bảo dòng chảy trong điều hành một cách thông suốt, không để đình trệ, không để gián đoạn.

"Điều này là phù hợp với nguyên tắc của tổ chức chính quyền và gắn với thẩm quyền, trách nhiệm phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng và cũng là công cụ để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân cũng như lợi ích của Nhà nước", theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.

Nói rõ hơn về việc Chủ tịch tỉnh xã trực tiếp điều hành công việc của cấp xã trong trường hợp cần thiết, bà Trà cho biết, trường hợp cần thiết là khi cơ quan chuyên môn hoặc cấp xã không đủ năng lực để thực hiện một nhiệm vụ nào đó; phát sinh những vấn đề khẩn cấp, phức tạp, nhạy cảm, vượt quá khả năng giải quyết ở cấp dưới; các nhiệm vụ đột xuất, bất thường cần phải phản ứng nhanh và kịp thời; Chủ tịch UBND tỉnh được xác định có dấu hiệu trì trệ và né tránh. Ngoài ra còn có các tình huống cần phải điều phối, điều hòa liên vùng, liên xã trong trường hợp cấp bách...

"Những điều kiện đó là điều kiện cần thiết nhưng thực tiễn rất đa dạng, phong phú. Nếu không có cơ chế này thì thực sự cũng không thể đảm bảo được yêu cầu vận hành trơn tru, liên thông, thống nhất, hiệu quả", bà Trà nói và cho biết cũng đưa vào một điều khoản để Thủ tướng Chính phủ xử lý trong tình huống cần thiết trong luật.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định sẽ cố gắng để phạm vi bao quát đầy đủ, toàn diện, đảm bảo được tính chặt chẽ và thực chất, đảm bảo tính cải cách một cách đầy đủ, toàn diện.

Về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu, hoàn thiện nhằm tăng cường vai trò hoạt động của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBND 2 cấp, đặc biệt là đối với cấp xã.

“Ngay sau đây, Chính phủ sẽ ban hành 25 nghị định để triển khai kịp thời cho việc vận hành chính quyền địa phương hai cấp và kịp thời triển khai phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ.

Hậu Lộc

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng Tin tức

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Xem thêm