Cuộc sống cơ cực của người lao động nhập cư Singapore
Lao động nhập cư làm việc tại Singapore. Ảnh: AFP
Bài liên quan
Nhân viên được nghỉ việc 6 tháng để khởi nghiệp
Nhiều đối tượng liên quan đến loạt vụ nổ ở Sri Lanka bị bắt giữ
Các sự kiện thế giới nổi bật tuần qua
Nhiều quốc gia châu Phi đưa tiếng Trung vào trường học
Cảnh hỗn loạn sau vụ đánh bom nhà thờ ở Sri Lanka
Làm thêm giờ, ăn uống kham khổ
“Nếu nhìn thấy, cô ấy sẽ lo lắng và yêu cầu tôi về nhà. Dù nhớ nhà nhưng tôi cũng cần kiếm đủ tiền trước khi có thể trở về”, Hassan chia sẻ. Trước khi đến Singapore, Hassan nặng 65kg. Vì thiếu thực phẩm và dinh dưỡng, hiện anh chỉ còn 55kg.
Hassan không phải là trường hợp cá biệt ở Đảo quốc sư tử. Tại Singapore, một trong những quốc gia phát triển nhất châu Á, những người lao động nhập cư thường đói ăn bởi vì lương thấp trong khi đó mức sống tại đây rất cao.
Hiện Singapore phụ thuộc vào lượng lớn công nhân nhập cư từ các quốc gia Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar. Họ làm việc trong lĩnh vực xây dựng được định giá gần 22,5 tỷ USD năm 2018.
Tuy nhiên, ở đất nước không có mức lương tối thiểu như Singapore, người lao động nhập cư chỉ nhận được 13 - 15 đô la Mỹ (khoảng 300 - 345.000 đồng) mỗi ngày cho công việc phá dỡ kéo dài từ 10 - 12 giờ một ngày, tùy thuộc vào quy mô của từng dự án. Do đó, phần lớn người lao động nhập cư ở Singapore không ngại làm thêm giờ để tăng thu nhập.
Với số tiền khiêm tốn kiếm được, họ buộc phải tìm đến nguồn thức ăn rẻ cho các bữa ăn hàng ngày. Về lý thuyết, giải pháp này có vẻ hợp lý.
Với giá 90 - 110 USD (khoảng 2 - 2,5 triệu đồng) mỗi tháng, công ty cung cấp thực phẩm sẽ giao 3 bữa ăn/ngày tới tận khu nhà ở dành cho công nhân hoặc công trường xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế, thức ăn thường ít ỏi, thiếu dinh dưỡng và đôi khi còn bị ôi thiu.
Ví dụ, bữa sáng điển hình gồm 2 hoặc 3 lát bánh mỳ dẹt theo kiểu truyền thống của Ấn Độ ăn kèm đậu lăng nấu bơ hoặc đậu lăng khô và cà ri. Còn bữa trưa và bữa tối thường là cơm trắng với cà ri ăn kèm một phần thịt và rau củ.
Mặc dù một ngày làm việc của những người lao động nhập cư bắt đầu từ 7 giờ sáng nhưng thông thường các nhà cung cấp thực phẩm sẽ đưa cả bữa sáng và bữa trưa cho họ trước 6 giờ để không phải giao hàng nhiều lần. Điều này đi ngược lại quy định của cơ quan an toàn thực phẩm Singapore: Đồ ăn đóng gói sẵn giao đến tay khách hàng trong vòng 4 giờ, kể từ khi món ăn được nấu. Thậm chí vào giờ ăn trưa, người lao động thường phải sử dụng thức ăn đã được nấu trước đó từ 6 - 8 giờ. Dưới thời tiết nóng ẩm của Singapore, đồ ăn càng nhanh hỏng.
“Khi họ giao, đồ ăn vẫn còn nóng nhưng lúc tôi ăn thì mọi thứ đã trở nên tồi tệ. Thông thường tôi phải bỏ đi một nửa phần cơm vì không thể ăn thêm được nữa”, Hassan nói.
Nhiều người lao động thường vứt bỏ hết cả phần ăn trưa của họ. Một số người khác chuyển sang uống nước tăng lực để vượt qua cơn đói.
Công nhân nhập cư từ Bangladesh và Ấn Độ tập trung gần một nhà ga ở Singapore vào ngày nghỉ. Ảnh: Reuters |
Anh Rajah, đến từ Ấn Độ, đã sống ở Singapore 7 năm. Anh nhận thức rõ những tác dụng phụ của nước tăng lực nếu uống trong thời gian dài như có thể làm tăng huyết áp và bệnh tiểu đường nhưng anh có rất ít sự lựa chọn.
“Với giá rẻ và dư vị ngọt ngào, nước tăng lực giúp tôi tỉnh táo. Tuy nhiên, tôi không phải là người duy nhất. Nếu ở ngoài ký túc xá của công nhân vào buổi sáng, bạn sẽ thấy hàng đống vỏ lon nước tăng lực”, Rajah cho biết.
Trong khi đó, những người công nhân sống trong ký túc xá có điều kiện tốt hơn đôi chút. Họ thường được trang bị đầy đủ dụng cụ nấu ăn. Nhờ đó, họ có thể nấu các bữa ăn cho riêng mình. Tuy nhiên, các siêu thị trong ký túc xá thường có giá cao hơn so với những nơi khác.
“Siêu thị gần nhất ở rất xa. Mỗi phút được nghỉ ngơi rất quan trọng vì vậy chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua hàng từ siêu thị trong ký túc xá mặc dù biết nó rất đắt đỏ”, một công nhân khác chia sẻ.
Cần đối xử nhân đạo với lao động nhập cư
Với 1,5 triệu lao động nước ngoài đang làm việc tại Singapore, ngành dịch vụ cung cấp thực phẩm được coi là ngành kinh doanh béo bở nhưng cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt.
Để được lựa chọn, các công ty thực phẩm đua nhau giảm giá khi biết khách hàng của họ ưu tiên về giá cả hơn chất lượng. Tuy nhiên, giá thành giảm đi đôi với chất lượng không an toàn.
“Tương tự như các ngành khác, bạn càng trả nhiều tiền, chất lượng càng tốt. Đó không phải là lỗi của bên cung ứng và cũng không phải lỗi của người lao động”, ông Sukkur Maideen, quản lý siêu thị tại khu nhà ở dành cho công nhân chia sẻ.
Để đáp ứng nhu cầu lớn, các bếp ăn hoạt động 24 giờ mỗi ngày và đủ 365 ngày một năm. Kinh doanh trong một ngành dịch vụ đòi hỏi nhiều nhân lực, các doanh nghiệp cung cấp đồ ăn chịu chi phí vận hành cao, đồng nghĩa với mức lợi nhuận thấp.
Một nhà cung cấp thực phẩm thời vụ cho biết, họ chỉ kiếm được 30 cent (5.000 đồng) cho mỗi bữa ăn cung cấp cho công nhân. Để tăng lợi nhuận, bữa ăn sẽ bị cắt giảm bằng cách sử dụng các thực phẩm kém chất lượng và hợp nhất việc giao hàng một lần trong ngày.
Một người cung cấp thực phẩm khác thì cho rằng người lao động không thể mong đợi nhiều hơn số tiền họ đã trả. Công ty của người này phục vụ ba bữa ăn cho 4.000 người mỗi ngày. Mỗi người trả 105 USD mỗi tháng, nghĩa là mỗi suất ăn họ chỉ trả 1,2 USD (khoảng 23.000 đồng).
“Ở nơi khác tại Singapore, bạn khó có thể tìm thấy một bữa ăn với thịt, rau và cơm với số tiền đó”, ông nói và cho biết, một bữa ăn tương tự như vậy trong trung tâm bán hàng rong ở Singapore sẽ có giá đắt gấp đôi.
Trước tình trạng đó, các nhân viên phúc lợi xã hội và những nhóm vận động vì quyền lợi của người nhập cư kêu gọi Chính phủ và chủ sử dụng lao động quan tâm cải thiện tình cảnh của công nhân.
Debbie Fordyce, nhà hoạt động vì công nhân nhập cư cho biết, vấn đề thực phẩm chỉ là mảnh ghép nhỏ trong bức tranh toàn cảnh về bóc lột người lao động nhập cư. Sau khi phải trả một khoản phí lớn để kiếm được việc làm ở nước ngoài, thường là các công việc lương thấp và nguy hiểm, người lao động lâm vào tình cảnh nợ nần và chấp nhận bị bóc lột.
Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo công nhân được tiếp cận dịch vụ thực phẩm đáng tin cậy hoặc xây khu bếp ăn có đầy đủ đồ dùng cơ bản để họ tự nấu. “Người lao động nhập cư có vai trò chính trong việc thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta. Do đó, chúng ta nên đối xử với người lao động nước ngoài một cách nhân đạo”, Fordyce nhấn mạnh.