Tag

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 đã lan tỏa rất mạnh mẽ

Văn hóa 02/07/2020 16:15
aa
TTTĐ - Đó là chia sẻ của bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tại cuộc họp Ban tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 diễn ra sáng 2/7 tại Hà Nội.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 đã lan tỏa rất mạnh mẽ

Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát biểu tại cuộc họp Ban tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020

Bài liên quan

Lan tỏa văn hóa đọc với “The Hidden Book”

“Đọc sách vì tương lai”: Phát triển văn hóa đọc trong thiếu niên, nhi đồng

“Muôn kiếp nhân sinh” truyền cảm hứng cho văn hóa đọc sau đại dịch

"Tủ sách thông minh" và sự lan tỏa văn hoá đọc

Cụ thể, bà Thúy Ngà cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng việc triển khai cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 vẫn đang hết sức được chú trọng trên khắp cả nước. Đặc biệt tại nhiều trường đại học, nhiều đơn vị như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia rất tích cực.

Năm nay Vụ Thư viện đã chủ động kết hợp với một số đơn vị để thu nhận bài thi vòng sơ khảo với những địa phương không có điều kiện tổ chức hoặc các trường đại học không có điều kiện tổ chức riêng vòng sơ khảo.

Một số đơn vị đã tổ chức sơ khảo cho tất cả các trường như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hai báo sẽ là nơi tiếp nhận các trường không tổ chức thi riêng Đó là báo Tiền phong chuyên trang Sinh viên là nơi thu nhận các bài cho sinh viên. Báo Nhi đồng nhận các bài đối với học sinh tiểu học, THCS. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là nơi tiếp nhận bài của lứa học sinh THPT. Riêng Hội người mù có đề xuất xin đứng ra tổ chức riêng vòng sơ khảo cho học sinh, sinh viên khiếm thị.

Vì thế quy mô cuộc thi rất lớn, tạo ra sân chơi cho tất cả cácem học sinh, sinh viên có nguyện vọng dự thi. Vì có nhiều nơi đứng ra nhận bài sơ khảo nên trong thể lệ cuộc thi yêu cầu các em có thể gửi bài dưới nhiều hình thức nhưng chỉ gửi về một nơi nhận bài duy nhất để tránh trường hợp được chọn trùng.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Thái Hà Books phát biểu ý kiến đóng góp để cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có sức ảnh hưởng hơn nữa
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Thái Hà Books phát biểu ý kiến đóng góp để cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có sức ảnh hưởng hơn nữa

Do tình hình dịch bệnh thì việc triển khai không đồng đều. Có nơi đã kết thúc nhưng cũng có nơi mới bắt đầu. Cuộc thi năm nay mở rộng rất lớn nên thành phần ban tổ chức cũng gần như gấp đôi so với năm ngoái. Vụ Thư viện đã mời nhiều đại diện của Hội Nhà văn, nhà xuất bản, nhà sách và các đơn vị đồng hành với cuộc thi.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là một trong những hoạt động thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2020.

Cuộc thi là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên, bao gồm cả người khiếm thị với mục đích khơi dậy hứng thú, niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng; từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen và phương pháp, kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên - một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Thông qua Cuộc thi sẽ tìm ra những gương mặt tiêu biểu để truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu đọc sách và văn hóa đọc trong xã hội và giới trẻ.

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng chia sẻ những ý kiến cho công tác tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020
Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng chia sẻ những ý kiến cho công tác tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có quy mô mở rộng hơn so với năm 2019. Cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh phổ thông, sinh viên trên cả nước, các trường thuộc lực lượng vũ trang. Thí sinh làm bài dự thi theo các đề, mỗi đề có 2 câu:

Có 3 đề để học sinh phổ thông có thể lựa chọn:

Đề 1: Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em.

Đề 2: Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa).

Đề 3: Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc. Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.

Có 2 đề để sinh viên có thể lựa chọn:

Đề 1: Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).

+ Đề 2: Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

Trong các đề thi cùng có chung một câu hỏi số 2 với nội dung là: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 được tổ chức với 02 vòng: vòng sơ khảo và vòng chung kết.

Vòng sơ khảo được tổ chức do Bộ, ngành và các địa phương tổ chức. Ban tổ chức vòng sơ khảo sẽ lựa chọn các bài dự thi xuất sắc nhất gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự vòng chung kết vào ngày 30 tháng 7 năm 2020.

Vòng chung kết được tổ chức tại Hà Nội. Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2020 với 251 giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc.

Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 và thực hiện giãn cách xã hội, hiện nay có 70% các đơn vị đã tiến hành thu bài dự thi và tổ chức chấm, chọn; 30% các đơn vị đang trong quá trình tổ chức vòng sơ khảo. Theo báo cáo nhanh từ các đơn vị, một số tỉnh/thành phố có số lượng bài dự thi đông như: Bắc Giang (75.000 bài), Hà Tĩnh (gần 70.000 bài), Hà Nam (hơn 66.000 bài), Quảng Ninh (hơn 20.000 bài), Cần Thơ (gần 19.000 bài), Gia Lai (gần 15.000 bài), Thành phố Hồ Chí Minh (hơn 12.000 bài) ...

Tại cuộc họp, các thành viên Ban tổ chức cũng đề xuất nhiều ý kiến để tăng ảnh hưởng và sức lan tỏa của cuộc thi. Đó là mời người nổi tiếng, mời các doanh nghiệp, đơn vị đồng hành giúp tăng giá trị giải thưởng, quy mô lễ trao giải được xứng đáng với cuộc thi có ý nghĩa rất lớn này.

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020

I. Giải cá nhân

Giải thưởng của Cuộc thi gắn với cấp học thí sinh dự thi như sau: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên.

1. Giải thưởng chính

- 4 Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu.

- 8 giải Nhất.

- 16 giải Nhì.

- 52 giải Ba.

- 128 giải Khuyến khích.

2. Giải chuyên đề

- Đối tượng học sinh: 24 giải

+ Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;

+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất;

+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất;

+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc song ngữ hay nhất;

+ Bài thơ khuyến đọc hay nhất;

+ Câu chuyện viết tiếp hay nhất;

+ Câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất;

+ Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.

- Đối tượng sinh viên: 2 giải

+ Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;

+ Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.

- Bài dự thi của người khiếm thị xuất sắc nhất: 1 giải.

- Clip dự thi được nhiều người bình chọn nhất: 1 giải

II. Giải tập thể

- Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 4 giải (Dành cho 4 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường đại học/học viện).

- Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 1 giải.

- Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo: 10 giải dành cho các đơn vị đầu mối tổ chức thuộc các Bộ, ngành và các địa phương.

Đọc thêm

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm