Tag

Đà Nẵng: Bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích Nam Ô

Văn hóa 10/02/2022 18:09
aa
TTTĐ - Nam Ô không chỉ tự hào là một làng nghề nước mắm truyền thống lâu đời nhất ở dải đất miền Trung, mà còn là nơi lưu giữ các nét văn hóa đặc trưng, các ký ức về đất và người xứ Quảng Đà.
Trẻ mầm non, học sinh tiểu học Đà Nẵng chuẩn bị đi học trực tiếp Trẻ mầm non, học sinh tiểu học Đà Nẵng chuẩn bị đi học trực tiếp
Trungnam Group và khát vọng phát triển thung lũng silicon tại Đà Nẵng Trungnam Group và khát vọng phát triển thung lũng silicon tại Đà Nẵng
Đà Nẵng: Tạm ngưng hoạt động 4 chốt kiểm soát dịch tại nhà ga, bến xe và cảng cá Đà Nẵng: Tạm ngưng hoạt động 4 chốt kiểm soát dịch tại nhà ga, bến xe và cảng cá
Đà Nẵng: Trao 1.200 phiếu quà hỗ trợ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn Đà Nẵng: Trao 1.200 phiếu quà hỗ trợ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
Lăng Ông và Dinh Cô Hồn được UBND TP Đà Nẵng chi ngân sách trùng tu và bàn giao ngày 26/1/2022
Lăng Ông và dinh Cô Hồn được UBND TP Đà Nẵng chi ngân sách trùng tu và bàn giao ngày 26/1/2022

Làng Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, hình thành song song với quá trình mở đất phương Nam của cha ông ta. Trải qua nhiều thế kỷ, nơi đây đã và đang chứa đựng một đời sống tinh thần và tâm linh phong phú, đó là hệ thống di tích lịch sử, tâm linh có giá trị.

Làng di tích nơi vùng đất "huyền sử"

Nơi đây được mệnh danh với vùng đất “huyền sử” với nhiều di tích lịch sử như: Giếng vuông của người Chăm Pa cổ, miếu Âm linh, miếu Bà Liễu Hạnh… Các di tích trên đều gắn liền với những huyền thoại, câu chuyện của con người nơi đây trong quá trình mở cõi, xây dựng đất nước. Trong báo cáo, Quận ủy Liên Chiểu đã điểm qua 3 di tích gồm dinh Cô Hồn, lăng Ngư Ông và miếu Bà Liễu Hạnh để nói về giá trị tâm linh, văn hóa, của vùng đất lịch sử Nam Ô.

Theo đó, dinh Cô Hồn còn được gọi là miếu Âm linh. Dinh Cô Hồn tọa lạc tại địa phận tổ 35, khối phố Nam Ô II, phường Hòa Hiệp Nam. Theo nhiều thế hệ bô lão trong làng thì có 2 sự kiện lịch sử đáng chú ý hình thành nên di tích dinh Cô Hồn: Trong các trận chiến chống quân Pháp đánh cửa biển Đà Nẵng vào các năm 1858, 1859, 1862, quân lính triều đình của 2 đồn Nam Ô, Tấn biển Cu Đê và dân binh địa phương tử trận rất nhiều, nên vua Tự Đức sau đó đã sắc dụ cho các dân xã lập âm linh để tưởng nhớ tử sĩ trận vong.

Thời vua Thành Thái (1889 - 1967) khi lên ngôi đã sắc dụ cho các nơi lập Âm Hồn Đàn để tưởng vọng các tử sĩ đã bỏ mạng trong biến cố thất thủ kinh đô năm 1885. Miếu Âm Linh của làng theo đó được tôn tạo, sau này dân làng mở rộng đối tượng thờ thập loại chúng sinh, cô hồn phiêu phương không nơi nương tựa và các âm hồn xiêu mồ lạc nấm của chư phái tộc họ trong làng.

Đối tượng thờ mang thuộc tính nhân văn sâu sắc của di tích dinh Cô Hồn phù hợp với tinh thần uống nước nhớ nguồn tri ân tử sĩ vì nước quên thân, tinh thần nhân đạo truyền thống của dân tộc.

Kế bên lăng Ông là Dinh Cô Hồn
Kế bên lăng Ông là dinh Cô Hồn

Theo UBND quận Liên Chiểu, di tích dinh Cô Hồn là một trong các di tích có giá trị văn hóa lịch sử nhất định, bởi lẽ, di tích gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm (lý do khởi dựng), với sinh hoạt văn hóa tinh thần (tín ngưỡng tâm linh truyền thống) thể hiện tính nhân văn, tinh thần nhân đạo của dân làng Nam Ô.

Dinh Cô Hồn có giá trị văn hóa lịch sử, tính nhân văn, tinh thần nhân đạo truyền thống đối với chiến sĩ trận vong trong các trận đánh ngự địch phòng biên chống giặc ngọai xâm trên đất Nam Ô trong lịch sử. Di tích còn là nơi liên kết cộng đồng mang ý nghĩa truyền thống linh thiêng của dân làng Nam Ô.

Ông Trần Ngọc Vinh - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô kể: “Kế bên dinh Cô hồn là lăng Ông Ngư ở Nam Ô được xây dựng từ thời vua Gia Long (1802). Lúc đầu lăng có kiến trúc như sườn gỗ, tường đá trát vôi vữa, mái lợp lá kè, đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) lăng được tôn tạo to đẹp hơn.

Năm Bảo Đại thứ 10 (1935), lăng được làm mới, mái lợp ngói âm dương. Từ đó đến nay, lăng được sửa chữa gia cố nhiều lần nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, tôn nghiêm, nằm trên khuôn viên rộng chừng 360m2, cách mép nước biển khoảng 50m khu vực tổ 35 phường Hòa Hiệp Nam”.

Những bộ xương cá Ông được lưu giữ tại Lăng Ông làng Nam Ô (Ảnh Đ.Minh)
Những bộ xương cá Ông được lưu giữ tại lăng Ông làng Nam Ô (Ảnh: Đ.Minh)

Là vùng đất được bao bọc bởi núi, sông hùng vĩ, biển cả bao la, Nam Ô được xem là nơi có phong cảnh hữu tình, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc địa phương.

Cũng theo ông Vinh: “Lăng Ông là nơi cất giữ hài cốt cá ông đã được cải táng. Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá ông mắc cạn tục gọi là "ông lụy" thì người đó có bổn phận chôn cất và để tang như để tang chính cha mẹ mình. Người dân mai táng sau 3 năm họ sẽ mang hài cốt cá ông đến chỗ lăng Ông để thờ cúng. Sắc màu văn hóa của vùng đất được thể hiện sinh động trong lễ hội cầu ngư”.

Lễ hội là niềm mong ước, là khát vọng của người dân được thần Nam Hải che chở, là sự tín ngưỡng thiêng liêng của người dân nơi đây. Lăng Ông đã và sẽ mãi tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng biển dù cuộc sống có trải qua bao thăng trầm, khó khăn trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển.

Nơi giao thoa văn hóa Chăm Pa và Đại Việt

Làng Nam Ô không chỉ có cụm di tích miếu Bà Liễu Hạnh, dinh Cô hồn, lăng Ngư Ông... mà còn cả một loạt các di tích khác như mộ Tiền hiền, giếng Chăm cổ, núi Hòn Phụng, mỏm Hạc... Đó là một quần thể di tích đậm dấu ấn văn hóa tâm linh.

Tuy chưa rõ hình thành từ bao giờ, nhưng làng chài Nam Ô hiện vẫn còn sử dụng những giếng nước ngọt được xây dựng đúng theo kiến trúc Chăm. Giếng có thành vuông, bên trong lót gỗ, có hoa văn trang trí, tuy đã phủ nhiều rêu phong theo thời gian nhưng nước luôn đầy ắp và mát mẻ.

Nằm giữa dinh Âm hồn và lăng Ông là chiếc giếng Chăm cổ hình vuông, nước vẫn trong vắt, dân làng vẫn lấy nước dùng suốt mấy trăm năm qua
Nằm giữa dinh Âm hồn và lăng Ông là chiếc giếng Chăm cổ hình vuông, nước vẫn trong vắt, dân làng vẫn lấy nước dùng suốt mấy trăm năm qua
Đà Nẵng: Bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích Nam Ô

Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư, năm 1306, vua Chế Mân của vương quốc Chăm Pa dâng 2 khu vực Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ, cưới Huyền Trân công chúa, con gái vua Trần Nhân Tông. Từ đó Châu Ô, Châu Lý (từ phía Bắc Quảng Trị đến khu vực làng Nam Ô ngày nay) chính thức được sát nhập vào Đại Việt.

Cái tên Nam Ô cũng có ý nghĩa là “cửa ô phía Nam” của đất nước. Cũng từ đó, trên vùng đất này, sự giao thoa văn hóa Chăm Pa và Đại Việt bắt đầu. Hiện nay ở khu vực Mũi Hạc, một dải đất nhỏ nhô ra biển với hệ sinh thái rừng cây lâu năm, vẫn còn một phế tích đền thờ Huyền Trân công chúa. Dân làng Nam Ô coi đây là khu rừng thiêng và cùng nhau bảo vệ từng gốc cây, tán lá của ngôi rừng từ nhiều đời nay.

Theo “người chép sử làng Nam Ô” ông Đặng Dùng: “Gần phế tích đền thờ Huyền Trân công chúa còn có một ngôi mộ cổ, không rõ lai lịch nhưng dân làng vẫn thờ phụng từ xưa đến giờ. Không rõ làng Nam Ô có từ khi nào nhưng có thể khẳng định chủ nhân xưa của nó là những người Chăm sống bằng nghề đi biển”.

Nam Ô trước đây là một địa danh thuộc Vương quốc Chăm Pa. Về sau, vào khoảng đầu thế kỷ XIV, khi vua Chế Mân của Chăm Pa dâng châu Ô, châu Lý cho Đại Việt vào năm 1306 để cưới công chúa Huyền Trân, vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt nên có tên gọi Nam Ô. Từ đó, người Việt bắt đầu di cư đến sinh sống ở vùng này.

Sau hàng thế kỷ, người Chăm và người Việt đã cùng nhau sinh sống và phát triển tại làng chài cổ này. Hiện nay, làng Nam Ô vẫn có những người mang họ gốc Chăm như họ Chế, họ Trà…

Đọc thêm

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Rực rỡ hơn cả thanh xuân với quà tặng trang sức từ DOJI Thời trang - Làm đẹp

Rực rỡ hơn cả thanh xuân với quà tặng trang sức từ DOJI

TTTĐ - Tháng 11 - khi những tia nắng dịu dàng cuối thu đang mời gọi, là lúc sẵn sàng cho những cuộc hội ngộ đầy xúc động, nơi những người bạn xưa cũ gặp lại nhau để sẻ chia ký ức, và cùng nhau ôn lại những tháng ngày thanh xuân đẹp đẽ.
Xem thêm