Tag

Đại biểu Quốc hội ủng hộ Hà Nội tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách

Tin tức 01/04/2021 20:11
aa
TTTĐ - Chiều 1/4, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Thông qua danh sách sơ bộ 188 ứng cử viên đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI Hà Nội: Bàn giao 260 hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND thành phố khóa XVI

Theo Tờ trình của Chính phủ về quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2006, thành phố Hà Nội đề nghị, tổng số đại biểu chuyên trách của HĐND thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026 là 19 đại biểu. HĐND quận, huyện, thị xã và HĐND xã, thị trấn thực hiện việc bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (có từ 5 - 6 đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách).

Việc đề xuất tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội chỉ thực hiện trong nhiệm kỳ 2021 - 2026 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thủ đô. Sau khi kết thúc thực hiện thí điểm sẽ tiến hành tổng kết để đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp.

Đại biểu Trương Minh Hoàng
Đại biểu Trương Minh Hoàng

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn Cà Mau) đồng tình cao về quy định số lượng được bổ sung thêm cho HĐND TP Hà Nội về hoạt động chuyên trách. Việc chuẩn bị thêm nhân lực cho đại biểu hoạt động chuyên trách ở cấp TP Hà Nội là điều cần thiết, đồng thời một dịp để chuẩn bị nguồn nhân lực cho HĐND trong những khóa tiếp theo.

"Mỗi tháng, mỗi quý, các đại biểu có thể đi thực tế cho hoạt động chuyên trách của mình. Có thể một tháng hoặc 15 ngày để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Quá trình đó cũng là quá trình rèn luyện thực tế ở cơ sở, để có thêm thực tiễn khi hoạt động chuyên trách về xây dựng luật, thực hiện nhiệm vụ giám sát, cũng như tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hay ở địa phương", đại biểu Minh Hoàng nói.

Đại biểu Quốc hội Lê Xuân Thân ( Đoàn Khánh Hòa) chia sẻ: “Nếu các đồng chí đã từng hoặc đang công tác tại HĐND thì có lẽ tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách là một niềm mơ ước. Để nâng cao chất lượng của HĐND các cấp cũng rất cần đội ngũ hoạt động chuyên trách. Hiện nay, số lượng chuyên trách của HĐND các cấp quá ít, dẫn đến tình trạng quá tải với các công việc, nhiệm vụ của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự trị an”.

Với những lý do nêu trên, đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, việc tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách với HĐND thành phố Hà Nội là rất hợp lý, và qua thí điểm thực hiện có thể tổng kết, nhân rộng mô hình này tỏng thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (Đoàn TP Hà Nội) nêu rõ, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố hiện đã lên đến 18 đại biểu, nên nếu so sánh với quy định của Luật hiện hành có mức tăng cao, song so với thực tế thì số lượng tăng thêm không lớn. Với các phân tích được Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật đưa ra, đại biểu Nguyễn Văn Chiến cho rằng, việc tăng đại biểu hoạt động chuyên trách tại HĐND thành phố Hà Nội là hoàn toàn có tính khả thi, cũng như bảo đảm về vấn đề ngân sách để chi trả cho số lượng tăng thêm ở nhiệm kỳ này.

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến

Đại biểu Lê Thanh Vân ( Đoàn Cà Mau) đánh giá, đây là một tư duy rất mới, tích cực. Đại biểu góp ý, cần phải nghiên cứu một bảng lương riêng cho các cơ quan dân cử. Các đại biểu dân cử phải có một địa vị chính trị, pháp lý cụ thể, rõ ràng, thể hiện qua đãi ngộ của Nhà nước, mà ở đây chính là ủy thác của nhân dân.

“Nếu như anh trong nhiệm kỳ, gánh vác trách nhiệm của Nhân dân ủy thác thì anh được hưởng quyền đó. Còn nếu như một đại biểu Quốc hội sau này trở lại đơn vị công tác thì trở lại mức lương cũ là bình thường. Đó là một nguyên tắc mà nhiều lần trong Nghị quyết Đảng đã nói, là làm việc gì ăn việc đấy”, đại biểu bày tỏ.

Đại biểu dẫn chứng trong bảng lương hiện nay mâu thuẫn ở chỗ một số chức danh của Quốc hội thì hưởng lương bầu cử, nhiều chức danh khác lại hưởng lương theo hệ thống hành chính, tức là phụ cấp trách nhiệm.

“Tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này. Đây là một chính sách rõ ràng thể hiện đãi ngộ của nhà nước, của Nhân dân đối với các đại biểu dân cử, có như vậy mới thu hút được nhân tài vào ngồi ở các cơ quan quyền lực nhà nước, từ Quốc hội đến HĐND các cấp”, đại biểu Chiến đề nghị.

Một số đại biểu khác kiến nghị, chức danh đại biểu chuyên trách cũng phải tương đương hoặc bằng chức danh Phó Giám đốc Sở của cấp thành phố. Mức phụ cấp 0,6 hiện nay chỉ bằng với mức phụ cấp chức danh của Trưởng phòng của cấp TP Hà Nội và TP HCM.

Trả lời những ý kiến của các đại biểu quan tâm đến phụ cấp của đại biểu hoạt động chuyên trách, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, hiện trong thang bảng lương và danh mục vị trí việc làm chưa có chức danh đại biểu chuyên trách của các ban HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

“Hà Nội vừa qua đã thí điểm và cho hưởng phụ cấp 0,6 bằng với phụ cấp trưởng phòng cấp Sở. TP.HCM cũng đang áp dụng mức phụ cấp này. Như vậy, phụ cấp của các đại biểu hoạt động chuyên trách của các ban HĐND không thể cao hơn hoặc bằng với phụ cấp của Phó ban HĐND. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, chúng tôi sẽ nghiên cứu để đồng bộ mức phục cấp này”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập Tin tức

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho lãnh đạo cấp xã trong thời gian đầu sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện? Thời sự

Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện?

TTTĐ - Cán bộ cấp xã có tăng nhưng còn ít hơn khi còn cấp huyện và với địa bàn rộng thì liệu có đủ sức sát dân, gần dân?
Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã Tin tức

Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, quy định Chủ tịch UBND tỉnh “trong trường hợp cần thiết” là chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập, thiếu thống nhất trong tổ chức thi hành...
Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Nếu không có quyền chất vấn, đại biểu HĐND sẽ khó có thể yêu cầu Chánh án hoặc Viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề đối thoại công khai với đại biểu và cử tri...
Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp Tin tức

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

TTTĐ - Qua tổng hợp sơ bộ cho thấy, về cơ bản đại đa số các ý kiến đồng tình và bày tỏ sự thống nhất cao với sự cần thiết phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng" Thời sự

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"

TTTĐ - Tối 13/5, tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên) thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025.
Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả Tin tức

Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Chiều 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động xây dựng và phát triển ngành ngoại giao tới năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” Tin tức

Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”

TTTĐ - Việc sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” và thông qua sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bằng uy tín đối với Nhân dân, đồng nghiệp. Đồng thời, xác định chất lượng là quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn…
Xem thêm