Tag

Đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và đơn vị cấp nước

Xã hội 25/05/2023 16:57
aa
TTTĐ - Theo đề xuất của Sở Tài chính Hà Nội, dự kiến từ ngày 1/7 tới đây, giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội sẽ điều chỉnh tăng. Đây là lần điều chỉnh đầu tiên sau 10 năm qua. Việc này nhằm nâng cao chất lượng nước sạch và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Giải "cơn khát" nước sạch tại các huyện ngoại thành Hà Nội Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch trong mùa hè và cả năm 2023 Đảm bảo nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho Nhân dân Thủ đô

Sự điều chỉnh hợp lý

Những năm qua, hệ thống sản xuất và phân phối nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như: Ngân sách Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Qua đó, thành phố đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nước sạch, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt của các năm trước. Nguồn nước sạch đang từng bước chuyển từ khai khác nguồn nước ngầm sang sử dụng nguồn nước mặt đã từng bước đảm bảo nguồn cung và nâng cao chất lượng nước sạch phục vụ người dân cũng như sản xuất kinh doanh.

Nhà máy nước mặt sông Đuống
Nhà máy nước mặt sông Đuống

Tuy nhiên, đến nay, tại nhiều khu vực nông thôn (149 xã của các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Đan Phượng, Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai), người dân vẫn chưa được tiếp cận nguồn nước sạch của thành phố. Trong đó, có 28 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất và 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chậm dự án cấp nước.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có 2 dự án nguồn: Nhà máy nước mặt sông Hồng (công suất 300.000m3/ngày-đêm) và Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2 (công suất 300.000m3/ngày-đêm) đang bị chậm tiến độ, kéo theo các dự án mạng chậm tiến độ hoặc nhà đầu tư chưa thực hiện. Trong khi đó, giá bán nước sạch thấp nên việc triển khai các dự án không hiệu quả khiến các nhà đầu tư “nản lòng”, không hào hứng triển khai các dự án cấp nước.

Việc chậm điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch khiến việc thu hút nhà đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước gặp nhiều khó khăn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2025, nếu tiến độ đầu tư các dự án nguồn cấp nước không bảo đảm theo kế hoạch, thành phố có thể lại đối mặt với thiếu nước sinh hoạt.

Hiện, giá bán nước sạch tại Hà Nội đang được áp dụng theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá bán nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Theo đó, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) là 5.973 đồng/m3; Từ trên 10 đến 20m3 là 7.052 đồng/m3; Từ trên 20 đến 30m3 là 8.669 đồng/m3; Từ trên 30m3 là 15.929 đồng/m3.

Tuy nhiên, theo Sở Tài chính Hà Nội, 10 năm qua, giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất nước sạch đã tăng nên giá bán nước sạch đến thời điểm này cơ bản không đủ bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, chi phí cấu thành giá bán nước sinh hoạt gồm: Nguyên, vật liệu (hóa chất xử lý, điện); Nhân công (tiền lương, bảo hiểm xã hội, ăn ca); Chi phí sản xuất chung (khấu hao tài sản cố định, chi phí xét nghiệm nước); Chi phí quản lý doanh nghiệp (tiền cấp quyền khai thác nước, thuế tài nguyên, chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp); Chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí an toàn cấp nước... Vì vậy, việc điều chỉnh giá nước là yêu cầu cấp thiết.

Quan trọng là bảo đảm nguồn nước sạch, chất lượng cao

Theo phương án điều chỉnh, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên mức 7.500 đồng/m3 từ ngày 1/7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30 m3/hộ/tháng.

Đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và đơn vị cấp nước
Người dân đồng thuận chủ trương điều chỉnh giá nước nhưng cần đảm bảo chất lượng nguồn nước (Ảnh minh hoạ)

Tổ công tác thẩm định phương án điều chỉnh giá nước gồm cán bộ của 6 Sở, ngành đã tính toán nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/người.

Như vậy, mỗi hộ gia đình sẽ dùng 10-16 m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm là 15.000 - 26.000 đồng một tháng. Tại nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000-13.000 đồng một tháng.

Bày tỏ quan điểm về việc điều chỉnh giá nước, nhiều người dân chia sẻ, họ đồng thuận chủ trương nhưng cần đảm bảo chất lượng nguồn nước. Chị Doãn Thị Hiền (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đọc được thông tin liên quan đến điều chỉnh giá nước nhưng tính ra cũng không tăng quá nhiều. Điều quan trọng mà chúng tôi quan tâm là làm sao bảo đảm nguồn nước sạch, chất lượng tốt và đủ nước dùng”.

Đồng quan điểm, bác Nguyễn Thị Lan (ở tổ 4, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Chúng tôi chỉ lo thiếu nước với nước bẩn thôi, chứ nếu tăng mỗi tháng thêm vài chục nghìn đồng thì cũng không phải vấn đề lớn”.

Việc điều chỉnh giá nước sẽ giải quyết bài toán về chi phí, để các đơn vị đầu tư “mặn mà” tham gia các dự án xây dựng hệ thống cấp nước, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước sinh hoạt lâu dài. Với người dân, điều cốt lõi họ cần song hành cùng điều chỉnh giá nước là làm sao để chất lượng nguồn nước đáp ứng đủ tiêu chí: Đủ - sạch - chất lượng cao.

Đọc thêm

Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối Xã hội

Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối

TTTĐ - Một công ty tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã trúng đấu giá điểm mỏ đất 600.000 mét khối thuộc địa bàn huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam).
Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri

TTTĐ - Ngày 21/11, Thường trực HĐND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức phiên giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn trong giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hiện tại.
Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu Môi trường

Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu

TTTĐ - Hai gói thầu thuộc dự án Lò đốt rác thải tại TP Hội An được cơ quan chức năng xác định vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường Nhịp sống phương Nam

Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường

TTTĐ - Khoảng 800.000 người dân cần làm lại giấy tờ, gần 1.000 cán bộ dôi dư sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập 80 phường.
Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông Đô thị

Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông

TTTĐ - Sáng 20/11, tại Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), Ban Chỉ đạo 197 quận tổ chức lễ ra quân tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương Muôn mặt cuộc sống

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương

TTTĐ - Ngày 20/11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý ngân sách nhà nước Xã hội

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý ngân sách nhà nước

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 3/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 của Quốc hội.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xem thêm