Tag

Dám nghĩ, dám làm, cô gái trẻ thu tiền tỷ mỗi năm từ nông nghiệp

Đối thoại với Thanh niên 08/03/2022 14:25
aa
TTTĐ - Từng nếm mùi thất bại khi giá lợn hơi xuống thấp thảm hại, chị Đinh Tuyết Nhung, Giám đốc Hợp tác xã Nhung Lũy (xã Yến Dương, Ba Bể, Bắc Kạn) quyết định chuyển hướng đi. Thay vì quá phụ thuộc vào thương lái và thị trường, chị đầu tư máy móc chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp.
Hà Nội phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi hiệu quả, bền vững

Với hướng đi này, chị Nhung tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động, giúp nhiều người dân xã Yến Dương thêm thu nhập.

Cú sốc lớn

Tốt nghiệp khoa Kế toán trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, chị Nhung theo gia đình chồng đến xã Yến Dương, huyện Ba Bể, Bắc Kạn sinh sống và lập nghiệp. Luôn muốn tự mình làm chủ nên chị không đi xin việc mà bàn với chồng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Thời gian đầu mọi việc diễn ra thuận lợi khiến chị rất tự tin với con đường đã chọn.

Tuy nhiên, năm 2016 giá lợn hơi xuống thấp thảm hại. Các trang trại chăn nuôi lợn đều rơi vào tình trạng khốn đốn, gia đình chị Nhung cũng không ngoại lệ. “Toàn bộ vốn liếng, vợ chồng đổ vào mua giống, thức ăn chăn nuôi nhưng khi xuất chuồng lại thu về chẳng được bao nhiêu. Càng nuôi càng lỗ nên vợ chồng mình chấp nhận bán tháo với giá bèo bọt”, chị Nhung cho biết.

Sau cú sốc đó, vợ chồng chị Nhung tưởng như không thể gượng lại được. Một số chủ trang trại xung quanh đã bỏ cuộc. Tuy nhiên, chị lại không muốn tâm huyết bị đổ bỏ nên tìm cách tháo gỡ.

Chị Đinh Tuyết Nhung
Chị Đinh Tuyết Nhung

Nhận thấy cây chuối tây được trồng nhiều ở địa phương có thể làm thức ăn chăn nuôi, chị Nhung đã thu mua về chăn lợn nhằm giảm chi phí và cho chất lượng thịt thơm ngon hơn. Đặc biệt, khi cùng cả gia đình làm lạp sườn, thịt gác bếp, món ăn truyền thống của người địa phương để mang làm quà biếu, chị đã nảy ra ý tưởng đưa sản phẩm trở thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường.

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chị bắt tay vào làm những mẻ lạp sườn, thịt gác bếp đầu tiên, pha chế theo công thức, tỷ lệ nhất định, tạo ra sản phẩm thơm ngon, hợp khẩu vị với đa số người tiêu dùng.

Từ mô hình này, chị Nhung đã mời một số bà con cùng nhau thành lập tổ hợp tác với 10 thành viên, trong đó có 7 hộ nghèo tham gia sản xuất và chế biến những sản phẩm truyền thống như: Lạp sườn, thịt lợn gác bếp, bí xanh thơm.

Áp dụng công nghệ

Người dân nơi đây vốn quen với tập quán canh tác lạc hậu khiến việc phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa đất đai ở đây cũng không liền mảnh, liền khối khiến chị Nhung gặp khó trong phát triển vùng nhiên liệu.

Khó nhưng không nản, chị vừa vận động, thuyết phục, hướng dẫn bà con canh tác theo hướng mới vừa đầu tư công nghệ, máy móc để chế nông sản: Lạp sườn, thịt treo gác bếp, gạo nếp, bí thơm, chè giảo cổ lam, chuối sấy dẻo… Trang trại cũng được phát triển theo mô hình khép kín nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu sạch và an toàn cho chế biến lạp sườn. Sản phẩm sau khi chế biến được đóng gói, hút chân không kỹ càng nên rất được thị trường ưa chuộng và có giá bán cao.

Chị Tuyết Nhung kiểm tra chất lượng sản phẩm lạp sườn
Chị Tuyết Nhung kiểm tra chất lượng sản phẩm lạp sườn

Từ sự cố gắng đó, năm 2018, Hợp tác xã Nhung Lũy đã ra đời. Để có chỗ đứng trên thị trường, chị Nhung mang sản phẩm của hợp tác đi đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm, làm hồ sơ công bố sản phẩm, gắn mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc. Các thành viên trong hợp tác xã cũng được phân chia theo từng mảng nhằm mở rộng thị trường.

Ngoài bán buôn bán lẻ, bán tại chỗ, qua hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng, siêu thị mini, trạm dừng nghỉ… chị Nhung và các thành viên hợp tác xã ứng dụng công nghệ thông tin bán sản phẩm qua sàn thương mại điện tử, trang cá nhân, website…

Để sản xuất có hiệu quả cao hơn, hợp tác xã đã thành lập các tổ thành viên liên kết trồng nguyên liệu với gần 100 hộ. Trong đó, có nhiều hộ nghèo được tạo việc làm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập.

Hợp tác xã cũng kết nối tiêu thụ sản phẩm với 8 chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền, các đại lý siêu thị ở khắp các tỉnh thành. Đặc biệt, sản phẩm đã có mặt ở các siêu thị lớn như Vinmart, BigC… Hiện, mô hình sản xuất theo chuỗi của Hợp tác xã Nhung Lũy đã cho thu về mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

Vượt qua những khó khăn do tác động của dịch COVID-19, thời gian tới chị Nhung sẽ hoàn thiện một nhà xưởng mới, đồng thời mở rộng sản xuất.

“Ngoài mở rộng quy mô trang trại, chúng mình sẽ chăn nuôi thêm bò. Đặc biệt, chúng mình đầu tư máy móc để chế biến sâu nông sản, nhất là quả bí thơm, sản phẩm nổi tiếng của huyện Ba Bể. Với hướng đi này, mình mong muốn không chỉ nâng cao giá trị nông sản mà còn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng”, chị Nhung cho biết.

Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế, chị Đinh Tuyết Nhung còn được biết đến là một thanh niên mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm với nhiều ý tưởng sáng tạo. Năm 2017, chị đoạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng của thanh niên trong phát triển nông nghiệp bền vững" tỉnh Bắc Kạn.

Năm 2018, chị tham gia cuộc thi "Dự án khởi nghiệp” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng các đối tác chiến lược tổ chức và lọt vào vòng chung kết toàn quốc.

Năm 2021, chị Nhung là một trong những thanh niên nông thôn xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng.

Đọc thêm

Để Hà Nội thu hút nhân tài trong “kỷ nguyên số”... Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Để Hà Nội thu hút nhân tài trong “kỷ nguyên số”...

TTTĐ - Tại chương trình Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối thoại với thanh niên Thủ đô diễn ra chiều 14/10, nhiều đại biểu thanh niên đã nêu ý kiến, đề xuất, hiến kế vào vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài trong “kỷ nguyên số”, góp sức xây dựng "Hà Nội văn minh, hiện đại".
Người trẻ đi đầu trong xây dựng Hà Nội xanh Đối thoại với Thanh niên

Người trẻ đi đầu trong xây dựng Hà Nội xanh

TTTĐ - Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024- 2029, chiều 14/10, diễn ra chương trình đối thoại của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với đoàn viên, thanh niên.
8.956 lượt thanh niên được vay 447 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh Đối thoại với Thanh niên

8.956 lượt thanh niên được vay 447 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh

TTTĐ - Qua 1 năm triển khai thực hiện kết luận Hội nghị đối thoại của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với đoàn viên, thanh niên đã đạt được những kết quả cụ thể. Trong đó, 8.956 lượt thanh niên được vay 447 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với thanh niên Thủ đô Đối thoại với Thanh niên

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối thoại với thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Chiều 14/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm - Hà Nội), trong khuôn khổ Đại hội VIII Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội, đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gặp mặt và đối thoại với thanh niên Thủ đô.
Thêm nhiều cây xanh, làm hồi sinh những dòng sông Hà Nội Nhịp sống trẻ

Thêm nhiều cây xanh, làm hồi sinh những dòng sông Hà Nội

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội có định hướng chiến lược trở thành TP “Xanh-Thông minh-Hiện đại” vào năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII. Vì thế, việc tạo thêm không gian xanh cho thành phố là điều cần thiết và được nhiều bạn trẻ mong muốn, kỳ vọng trước những quyết sách của TP Hà Nội.
"Đòn bẩy" giúp thanh niên khuyết tật Thủ đô tự tin toả sáng Đối thoại với Thanh niên

"Đòn bẩy" giúp thanh niên khuyết tật Thủ đô tự tin toả sáng

TTTĐ - Với hơn 3.000 hội viên sinh hoạt ở 23 câu lạc bộ thanh niên khuyết tật các quận, huyện, thị xã và 3 câu lạc bộ sinh hoạt theo sở thích, Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội là “mái nhà chung” chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên; động viên, giáo dục thanh niên khuyết tật xóa bỏ mặt cảm, tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp cho cộng đồng.
Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em Đối thoại với Thanh niên

Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em

TTTĐ - Trong 5 năm qua (2019 - 2024), thông qua các phong trào, chương trình ý nghĩa của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam thành phố Hà Nội đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Bên thềm đại hội, nhiều bạn trẻ, thanh niên của Thủ đô đã gửi gắm nhiều kỳ vọng tới đại hội, nhất là về vấn đề bình đẳng giới.
TP Hồ Chí Minh: Lắng nghe thanh niên góp ý xây dựng thành phố Đối thoại với Thanh niên

TP Hồ Chí Minh: Lắng nghe thanh niên góp ý xây dựng thành phố

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo các Sở, ngành, Thành đoàn thành phố đã có buổi đối thoại, lắng nghe ý kiến của 150 đại biểu thanh niên để xây dựng thành phố.
Thêm tiếng nói, góc nhìn của thế hệ trẻ Đối thoại với Thanh niên

Thêm tiếng nói, góc nhìn của thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 11/10, quận Đống Đa tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận với thanh niên trên địa bàn năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng chủ trì hội nghị.
Ngày 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Ngày 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên

TTTĐ - Hội nghị đối thoại được tổ chức trong chương trình Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029, tại phiên thứ I.
Xem thêm