Đàn em gom tiền “chạy” tại ngoại cho “ông trùm”
Viện KSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 17 bị can về các tội “Đưa hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố.
Từ vụ án mua bán trái phép hóa đơn
Theo cáo trạng, ngày 18.9.2023, Nguyễn Hoài Sơn bị Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Hòa Bình thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Biết tin Sơn bị bắt, các đối tượng trong đường dây mua bán hóa đơn thông báo cho nhau lẩn trốn và thường xuyên trao đổi, tìm cách “chạy án”, lo cho Nguyễn Hoài Sơn được tại ngoại. Mục đích là để biết được Sơn đã khai báo những gì về hành vi của nhóm này nhằm trốn tránh trách nhiệm liên quan...
Kết quả điều tra xác định nhóm bị can này cùng với bị can Nguyễn Thị Trúc Giang (em gái của Nguyễn Hoài Sơn) đã gom góp được gần 4,9 tỉ đồng để chạy án cho ông trùm.
Nhóm này đã chuyển số tiền chạy án cho bị can Tưởng Hữu Hạnh (SN 1983, trú tại Châu Thành, Đồng Tháp). Cũng trong ngày Sơn bị bắt, bị can Nguyễn Thanh Toàn (SN 1985, trú tại TP.HCM) được một tài khoản telegram nhắn tin nhờ tìm hiểu thông tin và chi phí giúp “chạy án” cho Sơn tại ngoại.
Toàn nhận lời và được chuyển 200.000 USD (khoảng 4,8 tỉ đồng). Sau đó, Toàn nhờ Đỗ Văn Đức, làm nghề thám tử tư thuộc Công ty TNHH Yuki tìm hiểu cơ quan đã bắt giữ, chi phí để chạy án.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dính bẫy lừa đảo khi tìm cách “chạy án”
Thông qua các mối liên hệ, nhóm này tìm được Đoàn Thị Bích Liên (SN 1971) và nhờ Liên lo cho Nguyễn Hoài Sơn tại ngoại. Do cần tiền chi tiêu, Liên đưa ra thông tin gian dối mình là người nhà của lãnh đạo Bộ Công an, sẽ lo được cho Sơn tại ngoại trong thời gian từ 7-10 ngày.
Đoàn Thị Bích Liên đã nhận số tiền 2,3 tỉ đồng nhưng Nguyễn Hoài Sơn vẫn không được tại ngoại. Nghi ngờ mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đỗ Văn Đức đã đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trình bày, tự thú.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các bị can liên hệ với nhau qua mạng xã hội như Telegram, Viber, WhatsApp được đăng ký bằng các sim rác. Sau khi liên hệ, trao đổi “chạy án” đều vứt bỏ sim, điện thoại.
CQĐT đã thu giữ được một số dữ liệu điện tử là tin nhắn trao đổi trong quá tình gom tiền, đưa tiền để “chạy án” cho Sơn, các thông tin tài khoản, hình ảnh, file ghi âm, clip khi Liên nhận tiền “chạy án”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nghệ An: Tạm giữ 4 đối tượng trú tại huyện Đô Lương gây rối trật tự công cộng

Đối tượng trú tại Thanh Chương (Nghệ An) vận chuyển 14.000 viên hồng phiến, 2kg ma túy đá, 100g ketamine

Cảnh sát xác định tài xế taxi còn chiếm đoạt tiền của người khác

Thanh Chương (Nghệ An): Bắt giữ đối tượng bắt cóc con riêng của người yêu làm con tin

Chánh án TAND tối cao quyết định việc thành lập các tòa chuyên trách

Trưởng, Phó trưởng Công an cấp xã được điều tra vụ án hình sự

Thanh Hoá: Triệt xóa đường dây mua bán ma túy, thu 5,6kg ma túy, 1 khẩu súng

Cửa hàng "né" thuế, không nhận chuyển khoản có thể bị xử lý

Cao Bằng: Mua bán ma túy, 2 bị cáo lĩnh 35 năm tù giam
