Tag

Dâng Người niềm tin son sắt

Điện ảnh 19/05/2023 16:14
aa
TTTĐ - Trong một chuyến công tác được về thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Người, Phó Tổng Biên tập báo Xây dựng Tào Khánh Hưng dâng trào cảm xúc và rưng rưng bồi hồi. Nhà báo tâm niệm về với quê hương Bác là trở về với nguồn cội - nơi giáo dục, học tập đạo đức, tư tưởng cách mạng của Người. Chính điều này đã thôi thúc ông viết ra tác phẩm âm nhạc “Về làng Sen”. Một tác phẩm mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ. “Về Làng Sen” sau khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của nhiều đọc giả, được đông đảo khán thính giả nghe đài trong và ngoài nước đón nhận. Ca khúc lay động tâm thức bao con tim khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Lễ hội Làng Sen - ngày hội lớn của toàn dân tộc Về làng Sen - Khúc hát nơi cội nguồn Lễ hội Làng Sen 2023 được tổ chức quy mô lớn Những điểm đến không thể bỏ lỡ khi về Nam Đàn quê Bác Du lịch Nghệ An và công cuộc chuyển đổi số, làm mới sản phẩm
Dâng Người niềm tin son sắt
Phó Tổng Biên tập báo Xây dựng Tào Khánh Hưng - tác giả ca khúc “Về Làng Sen”

Chúng con về quê Bác làng Sen

Hình ảnh về làng Sen quê Bác đã được nhà báo Tào Khánh Hưng nhẹ nhàng đưa vào ngay từ câu hát đầu tiên. “Chúng con về quê Bác làng Sen” vừa hay lại mang ý nghĩa sâu sắc của một người con khi về nơi thời thơ ấu Bác Hồ sống (sau khi mẹ qua đời tại Huế). Tứ thơ, hình ảnh trong ca từ bài hát đong đầy cảm xúc.

Thật khó hình dung, một tác giả không chuyên, lại có ca khúc mới về Bác, về quê hương Kim Liên - Nam Đàn với ca từ mộc mạc, hình ảnh chân thực qua phần trình bày truyền cảm của Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hương Giang làm lay động bao con tim.

Nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ, ca khúc “Về làng Sen” ra đời sau khi anh cùng đoàn cán bộ, phóng viên của báo Xây dựng có chuyến đi thực tế về dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 7/2022), tại làng Sen quê Bác. Cảnh đẹp nơi đây và những hiện vật thân thương gắn với tuổi thơ của Người trong ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa đã thôi thúc nhà báo có những ý thơ (ca từ) mộc mạc, chân thực nhưng giàu hình ảnh về cảnh đẹp quê hương Bác.

Dâng Người niềm tin son sắt
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Xây dựng, Bí thư chi bộ, Tổng Biên tập báo Xây dựng cùng đoàn cán bộ, phóng viên của báo dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Sen - Khu di tích lịch sử Kim Liên, Nghệ An

Chúng con về quê Bác làng Sen / Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa / Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối / Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai. Đây là những hình ảnh thực mà bất kỳ người con đất Việt nào khi về thăm quê Bác đều cảm nhận được. Mái nhà lá đơn sơ, hàng râm bụt đỏ hoa, bưởi trĩu cành... được nhà báo chắt lọc đưa vào lời ca khúc.

Câu thơ tả thực nhưng có thể nói là "xuất thần" ở đoạn ca từ này là "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối". Tại sao tác giả không chọn hoa sen - loài hoa mà từ trước đến nay được trồng nhiều ngay khu di tích Kim Liên, đã trở thành "quốc hoa" tiêu biểu, để biểu đạt những gì về cuộc đời Bác giống như những nhạc sĩ khác đã thể hiện mà lại dùng hình ảnh hoa râm bụt để gợi tả?

Rõ ràng, tác giả có ý thức “tránh xa” những khuôn mẫu, những hình ảnh đã được rất nhiều nhạc sĩ tiền bối sử dụng. Nên "hàng râm bụt đỏ hoa" là hình ảnh thơ có thể nói là lần đầu hiện hữu trong thơ nhạc như là sự khai phá mới, để thành một biểu trưng cực kỳ hợp lý khi chuyển tải nội hàm (thực tiễn) "Tư tưởng Bác luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta": "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối". Bài hát là đề tài thời sự vô cùng sâu sắc khi toàn Đảng, toàn dân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

Dâng Người niềm tin son sắt
Phó Tổng Biên tập báo Xây dựng Tào Khánh Hưng trao đổi với Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang về nội dung diễn đạt ca khúc trước khi thu âm

“Hàng râm bụt ở đây là hình ảnh thực tế trong Khu di tích lịch sử Kim Liên đưa chúng tôi về nhà Bác. Trong ca khúc này, tôi đưa hình ảnh hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối chứ không dùng hình ảnh hoa sen là muốn tạo ra sự khác lạ.

Bài hát ra đời đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật của Bác thể hiện sự kính trọng, biết ơn của Nhân dân, của Đảng ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; Đồng thời dâng lên Người niềm tin son sắt, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước”, nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết.

Khi sáng tác ca khúc này, không thể không nhắc đến huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung - quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong… Người dân Nam Đàn, Nghệ An rất cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, kiên trung, sắt son một lòng theo Đảng. “Ơi Nam Đàn, nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt / Xô Viết kiên trung kháng chiến anh hùng / Một nắng, hai sương xây mùa hạnh phúc”...

Âm hưởng ví giặm và mặn mà dân ca miền Trung

Ca khúc “Về làng Sen” của nhà báo Tào Khánh Hưng ra mắt dịp sinh nhật Bác 19/5, được chia thành hai phần. Phần đầu là phần tự sự, tả về làng Sen quê hương Bác với bức tranh làng quê sinh động. Phần hai là điệp khúc dâng trào, tình cảm được đẩy lên cao.

Đặc biệt là phần điệp khúc “Chúng con dâng Người niềm tin sắt son / Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông” - là những ca từ đẹp, lôi cuốn, da diết và hào sảng nhất; Tạo ra được dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng, để bài hát có thể sống mãi với thời gian... thể hiện lòng kính trọng Bác Hồ kính yêu và gửi đến Bác niềm tin son sắt của người con đất Việt đang thực hiện những di nguyện của Người.

Cũng theo nhà báo Tào Khánh Hưng, một tác phẩm âm nhạc ra đời là một công trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, trí tuệ của cả một ê kíp: Nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ phối khí, ca sĩ thể hiện. “Về Làng Sen” là ca khúc chính trị nhưng viết, giai điệu sao không bị khô cứng mà phải mềm mại, đi vào lòng người và chuyển tải được ý đồ của tác giả. Chính điều đó giúp chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện lòng thành kính về Bác.

Nhóm đã họp bàn xây dựng nội dung ca từ và thống nhất giai điệu, chất liệu nhạc cụ sử dụng sao cho hợp lý. Trong bài hát có sử dụng nhiều nhạc cụ: Sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu cùng đàn điện tử tạo nên âm hưởng dân ca miền Trung, thể hiện sự nhớ thương, kính trọng Bác”, Nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết.

Người ta nói, âm nhạc giống như sợi dây kết nối, gắn kết mọi người đến gần nhau hơn. Âm nhạc không chỉ đem đến niềm vui, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực mà còn có thể kéo những con người xa lạ xích lại gần nhau.

Với nhà báo Tào Khánh Hưng, âm nhạc chính là người bạn. Theo ông, nhiều điều suy nghĩ ra mà không chia sẻ với ai được thì âm nhạc đã giúp nói hộ lòng mình. Âm nhạc cho chúng ta thêm yêu con người, yêu đất nước mình hơn, âm nhạc cũng chính là nơi được trải lòng, được thỏa mãn với những đam mê sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước.

Chính vì thế, mỗi chuyến đi làm báo đã cho anh nhiều trải nghiệm tích lũy kiến thức về mọi miền quê đất nước và rồi chắt chiu yêu thương từng địa danh, ca từ, hình ảnh để rồi một ngày cho ra đời ca khúc mới. Đây cũng là hình thức tuyên truyền thay ca từ bằng nốt nhạc, thay bài báo là những hợp âm truyền tải nhanh, lan tỏa được nhiều người đón nhận. Say mê âm nhạc, làm việc nghiêm túc, cẩn thận chọn lọc ca từ, giai điệu và cả chọn người thể hiện nữa đã giúp anh có những kết quả bước đầu trong con đường âm nhạc.

Do vậy, các tác phẩm âm nhạc - những đứa con tinh thần của nhà báo Tào Khánh Hưng ngay sau khi ra đời đã được công chúng yêu thích như: Về làng Sen, Tự hào cô giáo trẻ, Trong mờ sương Sa Pa, Trường Sa yêu thương, Hà Giang trong tôi, Mường Tè quê em, Hương chè, Về Thủ đô gió ngàn, Tình người Hà Nội, Trở về nơi nguồn sáng, Về Hà Nam anh nhé…

Dâng Người niềm tin son sắt
Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang đang thể hiện ca khúc trong phòng thu âm

Trong số đó, “Về làng Sen” là ca khúc đầu tiên nhà báo Tào Khánh Hưng viết về Bác nhưng đã thực sự đi vào lòng người bởi lời ca, giai điệu đẹp, ngọt ngào sâu lắng, mang âm hưởng của ví giặm và cái mặn mà của dân ca miền Trung ngập tràn trong ca khúc mà ai nghe cũng cảm nhận được về làng Sen quê hương Bác. Người được tác giả tin tưởng lựa chọn thể hiện ca khúc là Nghệ sĩ ưu tú - Thượng tá Nguyễn Hương Giang - ca sĩ quê Nghệ An có chất giọng trong sáng, kỹ thuật thanh nhạc tốt. Những ca khúc dân ca về miền Trung được ca sĩ thể hiện rất thành công.

Ca sĩ Hương Giang đã từng có thời gian công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 9 và nổi tiếng với vai diễn nhân vật chị Sứ trong tác phẩm kịch “Hai người Mẹ” của cố nhạc sĩ An Thuyên. Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang hiện đang công tác tại Khoa Thanh nhạc, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Đọc thêm

"Chiếc kén" - cơ hội kết nối điện ảnh Việt Nam và quốc tế Điện ảnh

"Chiếc kén" - cơ hội kết nối điện ảnh Việt Nam và quốc tế

TTTĐ - "Chiếc kén" - bộ phim do đạo diễn Jordan Schulz cầm trịch, với sự phối hợp sản xuất giữa TNA Entertainment và các đối tác quốc tế hứa hẹn là một tác phẩm nghệ thuật giàu cảm xúc và hình ảnh, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình đưa điện ảnh Việt vươn ra thế giới.
Tổ chức chiếu phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam Điện ảnh

Tổ chức chiếu phim kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các hoạt động chiếu phim cộng đồng, giao lưu đoàn làm phim nhân dịp kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam.
H’Hen Niê cùng chồng mới cưới ngồi công nông tại Hà Nội Điện ảnh

H’Hen Niê cùng chồng mới cưới ngồi công nông tại Hà Nội

TTTĐ - Tại lễ công bố Đại sứ thảnh thơi của dịch vụ đặt phòng Lalago tại Hà Nội chiều 14/4, Hoa hậu H’Hen Niê gây tò mò khi xuất hiện rạng rỡ cùng chồng mới cưới trên chiếc công nông bày tại sự kiện.
Dàn diễn viên tăng tốc luyện tập cho phim "Chrysalis - Chiếc kén" Điện ảnh

Dàn diễn viên tăng tốc luyện tập cho phim "Chrysalis - Chiếc kén"

TTTĐ - Giữa không khí náo nhiệt của phim trường "Chrysalis - Chiếc kén'', có một góc nhỏ ấm áp nơi ba thế hệ nghệ sĩ cùng nhau luyện tập, sẻ chia và kết nối. Đó là hình ảnh của nghệ sĩ gạo cội Kiều Chinh, diễn viên - nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh và diễn viên nhí tài năng Uy Nhân. Họ là 3 bà cháu trên màn ảnh nhưng cũng dần trở thành một gia đình nhỏ đầy cảm xúc phía sau ống kính.
Thêm yêu nước qua tác phẩm điện ảnh “Địa đạo” Điện ảnh

Thêm yêu nước qua tác phẩm điện ảnh “Địa đạo”

TTTĐ - Đến chiều 9/4, doanh thu bộ phim "Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối" đã vượt mốc 90 tỷ đồng và hiện vẫn đang dẫn đầu phòng vé Việt. Đặc biệt là bộ phim thu hút đông đảo giới trẻ trong khi hàng loạt bom tấn ngoại chiếm sóng phòng vé. Điều đó cho thấy người trẻ ngày càng quan tâm đến lịch sử của dân tộc thông qua những tác phẩm nghệ thuật có sức hút.
'Địa đạo' thu 20 tỷ đồng trong một ngày, kỷ lục chưa từng có Giải trí

'Địa đạo' thu 20 tỷ đồng trong một ngày, kỷ lục chưa từng có

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" (Địa đạo) thu gần 20 tỷ đồng trong ngày nghỉ giỗ tổ Hùng Vương. Đây là cột mốc chưa từng có, đồng thời mở đường cho tác phẩm của Bùi Thạc Chuyên thu 100 tỷ đồng sau chưa đầy một tuần.
Phim “Bác sĩ tha hương” - nỗi niềm người Việt xa xứ Điện ảnh

Phim “Bác sĩ tha hương” - nỗi niềm người Việt xa xứ

TTTĐ - Phim “Bác sĩ tha hương” (The Outlaw Doctor) trên K+ mang đến câu chuyện chân thật về những phận người nhập cư lênh đênh nơi đất khách quê người. Chuyện phim đan xen giữa drama y khoa nghẹt thở và những góc khuất đời thường đầy xúc cảm, khiến trái tim khán giả không ngừng thổn thức.
Trương Ngọc Ánh làm phim về họa sĩ, nhà điêu khắc Daniel K. Winn Điện ảnh

Trương Ngọc Ánh làm phim về họa sĩ, nhà điêu khắc Daniel K. Winn

TTTĐ - Bộ phim kể về thời niên thiếu của họa sĩ, nhà điêu khắc danh giá Sir Daniel K. Winn, một biểu tượng nghệ thuật tại Beverly Hills được hợp tác sản xuất tại Việt Nam bởi TNA Entertainment, dưới sự dẫn dắt của Nhà sản xuất/diễn viên Trương Ngọc Ánh.
NSND Trà Giang kể chuyện những ngày vượt mưa bom bão đạn Điện ảnh

NSND Trà Giang kể chuyện những ngày vượt mưa bom bão đạn

TTTĐ - “Cine 7 - Ký ức phim Việt” tuần này mang đến bộ phim "Vĩ tuyến 17 - Ngày và đêm". Đây là bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, được đạo diễn Hải Ninh thực hiện vào năm 1972.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 Điện ảnh

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

TTTĐ - Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 22/3 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cùng với công tác chấm thi cho 734 tác phẩm của 11 thể loại, ngày hội của những người làm truyền hình cả nước tạo điểm nhấn với chủ đề AI xuyên suốt các cuộc hội thảo, hứa hẹn những chuyển động bứt phá của ngành truyền hình Việt Nam.
Xem thêm