Đào tạo kết hợp thực hành, "chìa khóa" nhân sự Logistics chất lượng
Tư duy toàn cầu trước các thách thức của ngành Logistics
Với sự phát triển của thương mại điện tử và thị trường toàn cầu, việc quản lý đội ngũ nhà cung cấp, các quy trình vận chuyển hàng hóa trên phạm vi quốc tế trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Tư duy toàn cầu đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển, giúp ngành Logistics đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng dân số, thương mại quốc tế... đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động Logistics toàn thế giới.
Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa cho biết: "Cùng với quá trình toàn cầu hóa trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự đa dạng và tầm quan trọng của thương mại quốc tế và Logistics ngày càng tăng lên. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế với độ mở cao, thể hiện ở cán cân xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua do vậy, Logistics ngày càng có vai trò quan trọng". |
Hoạt động Logistics có vai trò thúc đẩy đầu tư trong nước và tăng cường thương mại nội địa cũng như giao thương quốc tế. Hoạt động này hiệu quả còn là chìa khóa cho sự phát triển của một nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản hay Singapore là nhờ hiệu quả trong hoạt động Logistics, giúp tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch và thúc đẩy thương mại quốc tế.
Đối với Việt Nam, ngành Logistics ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, giúp đảm bảo việc lưu thông dòng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, logistics còn hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của cả nước cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Báo cáo chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 của Agility - một trong những nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới - cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.
Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên ngành logistics tại các công ty dịch vụ logistics, giao nhận vận tải, các hãng hàng không, hãng tàu và các doanh nghiệp sản xuất - thương mại dịch vụ là rất lớn. Do vậy, nhu cầu đào tạo nhân lực đối với ngành này tại Việt Nam trong thời gian tới cũng không ngừng tăng lên.
Giải bài toán nhân sự ngành Logistics
Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, ngành Logistics ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt. Đưa tư duy toàn cầu vào giảng dạy giúp các trường đại học trong ngành Logistics phát huy ưu thế của mình bằng cách đào tạo những sinh viên có đủ khả năng làm việc đa quốc gia.
Sinh viên phải có tư duy đa chiều và kỹ năng phân tích toàn diện, từ đó trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực Logistics và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động |
Tư duy toàn cầu giúp cho các chuyên gia Logistics có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố văn hóa, chính trị và pháp lý của các quốc gia khác nhau, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn thế giới.
Sinh viên được đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở trình độ đại học có thể làm việc với vai trò là nhà quản trị - điều hành như: Giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, giám đốc vận hành, giám đốc công nghệ, nhân sự, tài chính... hoặc nhà quản trị tại các phòng ban liên quan đến logistics ở các doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong và ngoài nước.
Ngoài ra, sinh viên ra trường có thể làm tại các tổ chức quốc tế liên quan đến logistics và quản lý chuỗi cung ứng, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty Việt Nam tại nước ngoài. Mặt khác, cử nhân tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể tự tạo lập và xây dựng doanh nghiệp riêng hoặc tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc và toàn cầu hóa cũng như cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, các cử nhân tốt nghiệp ngành này còn có thể tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng; Tham gia vào hoạch định chính sách logistics tại các cơ quan quản lý, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan ngoại giao hoặc học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở trong nước và ngoài nước.
Tư duy toàn cầu trở thành vấn đề thiết yếu trong việc đào tạo nhân sự ngành Logistics hội nhập đa quốc gia |
Tại Việt Nam, trường Đại học Phenikaa có lợi thế trong việc đào tạo tư duy toàn cầu trong Logistics với chương trình học tập tiên tiến, tạo cơ hội cho sinh viên được nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động thương mại toàn cầu, quản lý đa văn hóa.
Thông qua chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được xây dựng và rèn luyện tư duy làm việc toàn cầu, ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh trong môi trường kinh doanh đa quốc gia.
Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa: “Được thiết kế theo định hướng quốc tế hàng đầu, các môn học chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Phenikaa được giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh. Hệ thống học liệu được đầu tư chọn lọc từ các nhà xuất bản nổi tiếng thế giới như Mcgraw-Hill, Prentice Hall, chú trọng rèn luyện khả năng học tập và nghiên cứu suốt đời của sinh viên.
Bên cạnh đó, trường cũng tạo điều kiện để sinh viên có thể trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và cơ hội tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu tại các nước ngoài. Đặc biệt, mô hình giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành của trường còn giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc thực tế.
Ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn ngành học Logistics |
Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics có năng lực triển khai, sáng tạo và khởi nghiệp để thích ứng với sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh tế, khoa học, công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng 4.0”.
Tại trường Đại học Phenikaa, ngành đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về quản lý, điều hành và tối ưu hóa các hoạt động chuỗi cung ứng và Logistics trong môi trường toàn cầu trong các lĩnh vực và nhóm ngành như: Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị vận tải và kho bãi, Quản trị dự án logistics, Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng, Quản trị mua hàng và quan hệ nhà cung cấp, Quản trị logistics xanh, Quản trị logistics toàn cầu... Ngoài ra, sinh viên còn được tạo điều kiện tiếp xúc với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực Logistics thông qua các chương trình thực tập, tham quan và hợp tác đào tạo.