Tag

Đào tạo nhân lực chất lượng cao - "chìa khóa" phát triển ngành dệt may

Giáo dục 18/08/2020 13:34
aa
TTTĐ - Trong xu thế vươn lên cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, cũng như có thể đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành dệt may đóng vai trò quan trọng.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, năm 2020, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết, đáp ứng mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với quy mô 5.000 sinh viên

Đó là những thông tin được BGH trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội chia sẻ sáng 18/8 tại buổi gặp gỡ báo chí thông tin về chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

3138 hieu truong 3

Cách mạng 4.0 trong ngành dệt may

Ở Việt Nam, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng lớn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 trên 39,1 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam cũng đứng thứ 2 -3 trên thế giới về quy mô xuất khẩu dệt may, thứ 4 về quy mô sản xuất dệt may toàn cầu. Ngành cũng sử dụng xấp xỉ 1,7 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng hơn 20% so với lao động công nghiệp cả nước.

Tốc độ tăng trưởng lao động hằng năm từ 60.000 - 90.000 lao động mới/năm, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành khác. Theo dự báo nhu cầu lao động ngành dệt may trong các năm tới vẫn gia tăng. Dự kiến giai đoạn 2020 - 2025 tăng 8%; giai đoạn từ 2026 - 2030 tăng 6% cho đến khi áp dụng hoàn toàn Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành.

Theo TS Tạ Văn Cánh, Phó Trưởng khoa Kinh tế (trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội), dự báo đến năm 2025, ngành dệt may Việt Nam dự báo sẽ cần thêm 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào năm 2030. Đặc biệt, nếu tính chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng các vị trí, quy trình sản xuất ngành dệt may theo yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngành dệt may đang thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn,

Cũng theo ông Cánh, những hạn chế cả về số lượng và chất lượng đang là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành dệt may và khó có thể đáp ứng yêu cầu của công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là ứng dụng các công nghệ số, kỹ thuật số, trong tương lai rất nhiều khâu trong chuỗi giá trị ngành dệt may sẽ được sử dụng những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, sử dụng rô-bốt… thay cho sức lao động của con người.

“Khi ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0, vận hành những máy móc, thiết bị hiện đại như vậy mà chất lượng nguồn nhân lực không được nâng lên, nhất là không có chuyên môn kỹ thuật cao thì không thể đáp ứng được yêu cầu làm việc, từ đó sẽ hạn chế, kìm hãm sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam”, ông Cánh nhấn mạnh.

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cần những yếu tố nào?

Theo TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Để đáp ứng được Cách mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai gần đòi hỏi nguồn nhân lực dệt may cần có kỹ năng thiết kế sản phẩm sử dụng công nghệ 3D, có khả năng vận hành dây chuyền tự động hóa cao bằng rô-bốt công nghiệp, có khả năng sử dụng máy in 3D, máy dệt 3D để sản xuất sản phẩm…

Ngoài ra, nguồn nhân lực dệt may cần có năng lực nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới sử dụng trong ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng như vật liệu có khả năng theo dõi và bảo vệ sức khỏe, vật liệu có khả năng kết nối internet, vật liệu có thể tự thay đổi màu sắc…

3247 hieu truong
TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Với bề dày 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh với quy mô 5.000 sinh viên ở 7 ngành: Công nghệ sợi, dệt; Thiết kế thời trang; Công nghệ may; Marketing thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Quản lý công nghiệp.

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thông tin: Hằng năm, lượng tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng cho ngành dệt may của trường chiếm 40% tổng số tuyển sinh ngành dệt may của cả nước. Bên cạnh đó trường có doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu với 500 lao động được đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Đây là môi trường lý tưởng để sinh viên thực hành, thực tập nghề nghiệp theo đúng chuẩn doanh nghiệp. Mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, sau khi học lý thuyết, sinh viên được trực tiếp thực hành trên các sản phẩm từ thị trường. Điều này giúp sinh viên nâng cao ý thức, tính kỷ luật và hòa nhập với thực tiễn sản xuất.

“Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành dệt may, nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 283 ngườivới trên 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đặc biệt, hằng năm trường lựa chọn từ 10 - 20% giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp có công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất của ngành dệt may với thời gian từ 6 - 12 tháng. Điều này giúp đội ngũ cán bộ giảng viên nâng cao năng lực thực tiễn, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn sản xuất”, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.

Dựa vào kết quả khảo sát nhu cầu thị trường lao động của ngành dệt may, vị trí việc làm thực tế và dự báo sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến ngành dệt may, nhà trường tiến hành phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra. Chương trình được thiết kế với đủ khối kiến thức cơ bản, nền tảng, khối kiến thức cơ cở ngành và chuyên ngành; Đặc biệt là chú trọng rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng kỹ thuật và giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Để tổ chức đào tạo gắn liền với thực tiễn, nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp này đã bố trí cho sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, phát triển chương trình, giáo trình, tài trợ học bổng và bố trí việc làm đúng với năng lực của sinh viên sau khi ra trường.

Kết quả khảo sát việc làm năm 2020 cho thấy, sau 24 tháng tốt nghiệp có 98.3% sinh viên cao đẳng có việc làm với mức thu nhập bình quân là 9,5 triệu đồng/tháng, trong đó 80% đảm nhiệm vị trí kỹ thuật và quản lý. Một số ngành có mức thu nhập cao nhất từ 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Đọc thêm

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo Nhịp sống phương Nam

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo

TTTĐ - Trước yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực đa năng, Trường Cao đẳng iSPACE vừa công bố kế hoạch mở rộng tuyển sinh đa dạng nhóm ngành từ năm học 2025 - 2026. Đây là bước tiến chiến lược sau gần 20 năm phát triển, khẳng định cam kết đào tạo gắn liền thực tiễn và đáp ứng xu thế thị trường.
Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động Giáo dục

Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới các em học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp.
Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Sinh viên ra trường đạt chuẩn đầu ra, ứng dụng công nghệ, kỹ năng trong công việc, cơ hội việc làm và thăng kiến rộng mở… đó là những ưu điểm mà ngành Kinh tế - Ứng dụng công nghệ trong quản lý và phân tích dữ liệu (Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) đang đào tạo.
Học sinh Việt Nam trong top đầu điểm môn Toán, đọc hiểu và viết Giáo dục

Học sinh Việt Nam trong top đầu điểm môn Toán, đọc hiểu và viết

TTTĐ - Học sinh tiểu học của Việt Nam thuộc top đầu về điểm môn Toán, đọc hiểu và viết, theo Chương trình Đánh giá kết quả học tập ở khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM), chu kỳ 2024.
Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới Giáo dục

Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới

TTTĐ - Chiều 10/5, VNUA tổ chức Hội thảo Quốc gia: Phát triển bền vững ngành Hoa cây cảnh Việt Nam. Sự kiện là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nghệ nhân và người sản xuất cùng nhau bàn về phương hướng thúc đẩy ngành hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển bền vững.
8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á Giáo dục

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á

TTTĐ - Tại cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Ả rập Xê út, đội tuyển quốc gia Việt Nam có 8 học sinh dự thi; kết quả, 8 học sinh đều đoạt huy chương.
Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ Giáo dục

Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ

TTTĐ - 9 dự án xuất sắc nhất của học sinh Việt Nam được lựa chọn từ 212 dự án cấp quốc gia, đã tham dự hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế từ ngày 10/5-16/5 tại Mỹ.
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục Giáo dục

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.
Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục

Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục

TTTĐ - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 8 chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học.
Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm 2025, diễn ra từ ngày 25 -27/6 với sự tham gia của 14.536 thí sinh trong toàn tỉnh.
Xem thêm