Tag

Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo

Kinh tế 05/03/2025 06:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp Cho vay liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công thương, Ngoại giao, Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng Lúa gạo Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam.

Công điện nêu: Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo luôn duy trì phát triển ổn định và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2025, thương mại lúa gạo toàn cầu diễn biến phức tạp, nguồn cung thế giới trở nên dư thừa. Nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi trong thời gian ngắn hạn, các thị trường nhập khẩu lớn đang thận trọng trong dự trữ và thu mua gạo.

Trước tác động của diễn biến cung cầu thế giới, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2025 có xu hướng suy giảm do giá xuất khẩu liên tục giảm. Trong nước, hiện nay các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa vụ Đông Xuân nên có hiện tượng giá thu mua lúa giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2024.

Để đảm bảo việc điều hành cân đối cung cầu lúa gạo trong nước và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, tranh thủ cơ hội xuất khẩu và đảm bảo hài hòa lợi ích cho người sản xuất và các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội và doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo theo dõi sát sao, cập nhật kịp thời các biến động về chính sách, các diễn biến thị trường của các quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu để chủ động tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả, đồng bộ các giải pháp, tập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhân rộng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long sản xuất đảm bảo sản lượng và diện tích theo kế hoạch đã đặt ra, trước mắt tập trung sản xuất, thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đúng thời vụ; theo dõi sát sao lịch thời vụ và tình hình hạn mặn nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Công điện yêu cầu tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", đặc biệt đẩy mạnh nhân rộng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải để giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán cho nông dân.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, nhất là sự điều chỉnh chính sách tại các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan…; nắm bắt nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường còn nhiều dư địa như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Phi cung cấp, cập nhật thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp với diễn biến thị trường.

Về dài hạn, Thủ tướng yêu cầu tập trung nghiên cứu, cải thiện cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm, tập trung vào các giống lúa có chất lượng và giá trị cao, các giống lúa đặc sản; ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu và nhân giống, phát triển các giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai. Đơn vị chức năng tăng cường chế biến sâu tạo ra các sản phẩm có giá trị, sản phẩm đặc sản, hữu cơ; tiếp tục tham mưu trình Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án "Phát triển hệ thống logistics nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030" nhằm nâng cao khả năng lưu chứa, dự trữ, bảo quản hiện đại, góp phần đảm bảo chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu vào các thời điểm thị trường thế giới nhu cầu nhập khẩu và giá thành cao; Nghiên cứu, tham mưu xây dựng và phát triển các thương hiệu gạo bền vững và thân thiện môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội có đầy đủ thông tin, nắm rõ tình hình, kế hoạch sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn

Bộ trưởng Bộ Công thương tiếp tục chủ trì, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện "Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030" và các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại các Chỉ thị, Công điện về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo;

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban Nhân dân các địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện việc thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo góp phần làm lành mạnh thị trường đặc biệt là khả năng dự trữ bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Bộ Công thương chủ trì tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn, thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa với các phân khúc sản phẩm của Việt Nam, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc (gạo chất lượng cao, gạo thơm đặc sản giá trị cao như ST24, ST25), Trung Đông, Châu Phi, ASEAN (gạo trắng) thông qua các hiệp định thương mại tự do hoặc các thỏa thuận song phương đã ký kết nhằm đa dạng hóa thị trường, giảm dần phụ thuộc vào các quốc gia nhập khẩu truyền thống; cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thời điểm tập trung xuất khẩu có lợi về giá và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Công điện yêu cầu tăng cường các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ gạo trong nước; quan tâm các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia về đào tạo, tập huấn phát triển sản phẩm, thiết kế bao bì nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bộ Công thương tổng kết, đánh giá và rà soát, đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP toàn diện trong quý II năm 2025, trong đó nghiên cứu đề xuất bổ sung các tiêu chí, điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh, xuất, nhập khẩu gạo, theo hướng ưu tiên, ưu đãi đối với các đơn vị có chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm có hệ thống kho chứa, logistics đồng bộ, hiện đại nhằm khắc phục tình trạng thương lái thu mua ép giá nông dân; đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ tín nhiệm đối với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gạo hướng tới giảm đầu mối và minh bạch thông tin.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo nghiên cứu, tính toán mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp có năng lực, có hệ thống kho chứa để mua gạo tạm trữ trong giai đoạn thị trường có biến động và giá mua thấp;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua và xuất khẩu lúa gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; hỗ trợ nông dân tái vụ; đơn giản hóa thủ tục xét duyệt cấp tín dụng, bao gồm các điều kiện về hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng thu mua lúa, tài sản bảo đảm...

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, tạo điều kiện hoàn thuế xuất khẩu sớm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo; tạo cơ chế thông quan nhanh gọn, thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động xuất nhập khẩu gạo để tạo sự minh bạch và công bằng cho thị trường; chủ động xây dựng kế hoạch mua dự trữ gạo quốc gia năm 2025 để triển khai kịp thời khi có biến động bất lợi về giá lúa gạo.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tăng cường nắm bắt, phổ biến thông tin về nhu cầu, thị hiếu và các quy định thị trường cũng như chính sách ngoại giao kinh tế để thông tin tới các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng lúa gạo; chủ trì nghiên cứu chính sách của các nước đối với thực phẩm, nông sản xuất nhập khẩu; tham mưu các giải pháp, hoạt động ngoại giao kinh tế nhằm tăng cường và tạo điều kiện cho xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam sang thị trường quốc tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổ chức sản xuất lúa gạo đảm bảo sản lượng và diện tích theo kế hoạch đã phê duyệt

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo quyết liệt triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030"; tổ chức sản xuất lúa gạo đảm bảo sản lượng và diện tích theo kế hoạch đã phê duyệt; theo dõi sát sao lịch thời vụ theo từng mùa vụ; chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình thu mua lúa gạo để kịp thời có giải pháp xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho các Bộ, ngành liên quan phục vụ công tác điều hành sản xuất và xuất khẩu; tuyên truyền, vận động bà con nông dân yên tâm tiếp tục sản xuất vụ Hè Thu theo kế hoạch, để đảm bảo ổn định sản lượng theo kế hoạch.

Các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác quản lý thị trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình mua bán của các doanh nghiệp đầu mối, thương lái, tránh tình trạng lợi dụng tình hình để ép giá, trục lợi; cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, tổ chức sản xuất theo đặt hàng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường; trên cơ sở kế hoạch chung của Bộ, ngành trong điều hành sản xuất, các địa phương chủ động điều chỉnh cơ cấu mùa vụ theo đặc thù của địa phương bảo đảm thuận lợi cho sản xuất và hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu.

Các tỉnh, thành phố có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu mua, vận chuyển lúa, gạo về kho chứa của các doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả nguồn vốn bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 112/2024/NĐ-CP nhất là hỗ trợ cải thiện hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, mở rộng diện tích sản xuất.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động tìm kiếm thị trường, nhất là các bạn hàng truyền thống với các Hiệp hội; tăng cường các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ để khắc phục tình trạng ép giá cho nông dân.

Các đơn vị tích cực mua tạm trữ lúa cho bà con nông dân và đăng ký, cung cấp thông tin về khả năng tạm trữ với Ủy ban Nhân dân tỉnh, báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Môi trường để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ.

Công điện yêu cầu tăng cường cập nhật, theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin diễn biến tình hình sản xuất và thị trường lúa gạo trong nước và thế giới; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội tích cực tham gia vào triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030".

Thủ tướng chỉ đạo huy động, khuyến khích các thành viên tham gia thực hiện các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ lúa gạo và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản gắn với vùng nguyên liệu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện Công điện này; Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bùi Cử

Đọc thêm

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế Doanh nghiệp

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

TTTĐ - Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được Tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng Giải thưởng thẻ tín dụng sáng tạo của năm 2025 (Credit card initiative of the year 2025) và Ứng dụng di động & Thanh toán sáng tạo của năm 2025 (Mobile banking & Payment initiative of the year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ tạp chí này.
Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh Thị trường - Tài chính

Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh

TTTĐ - Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quy định mới về thuế, ứng dụng công nghệ và quản lý dòng tiền hiệu quả, đó là những khái niệm mà nhiều cá nhân, tiểu thương và hộ kinh doanh tại Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận, làm quen trong bối cảnh chính sách thuế có nhiều thay đổi.
Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP Kinh tế

Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP

TTTĐ - Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản Kinh tế

Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi khẳng định với môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi và cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, Đà Nẵng sẵn sàng trở thành điểm đến đáng tin cậy cho các sáng kiến hợp tác từ các địa phương, đối tác Nhật Bản.
Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn Doanh nghiệp

Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn

TTTĐ - Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Petrovietnam cần kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lấy tốc độ và thời gian làm thước đo triển khai kế hoạch năm và Chiến lược phát triển Tập đoàn đến 2030, xác định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực đột phá.
Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá Nhịp sống phương Nam

Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá

TTTĐ - Không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng, Hội nghị Tỉnh ủy Cà Mau lần thứ nhất nhấn mạnh yêu cầu phát triển phải thực chất, bền vững, đời sống người dân phải được cải thiện rõ ràng. Mọi hành động đều phải xuất phát từ thực tiễn, vì dân và mang lại kết quả cụ thể.
Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank Thị trường - Tài chính

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank

TTTĐ - Bài toán vừa kinh doanh vận hành trơn tru, vừa thích nghi chuyển đổi số, tuân thủ đúng quy định trong Nghị định 70 đang khiến nhiều hộ kinh doanh trăn trở. Thấu hiểu những thách thức này, VPBank giới thiệu gói giải pháp tài chính toàn diện, với chương trình tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi bậc nhất thị trường, chỉ từ 3,99%/năm.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Xem thêm