Đẩy mạnh xét nghiệm Covid-19, “bóc” F0 ra khỏi cộng đồng
Tăng cường xét nghiệm Covid-19 diện rộng
Về công tác y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, công tác xét nghiệm tiếp tục được đẩy mạnh, trong tuần cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho 7.228.897 lượt người. Tính đến ngày 4/9/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR được 42.517.091 lượt người, trong đó từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm RT-PCR cho 38.990.152 lượt người.
Các địa phương đang thực hiện tăng cường giãn cách xã hội cũng đẩy mạnh việc xét nghiệm nhanh trên diện rộng.
Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm đã tổ chức xét nghiệm cho trên 6000 trường hợp nguy cơ cao |
Trên thực tế, thời điểm Hà Nội quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tình hình rất giống với TP HCM lúc ban đầu. Đó là xuất hiện các ca bệnh lẻ tẻ, rồi tăng dần lên.
Trước nguy cơ hiện hữu, Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện giãn cách xã hội từ 6 giờ ngày 24/7 để tranh thủ được "thời điểm vàng" khống chế sự lây lan của dịch bệnh, phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm diện rộng, khoanh vùng dập dịch triệt để, thực hiện tốt thông điệp “5K”, triển khai tiêm vắc xin.
Nhờ đó, trong đợt dịch lần thứ tư, tính từ ngày 27/4 đến trưa ngày 5/9, Hà Nội ghi nhận 3.520 ca mắc Covid-19, trong đó số ca mắc cộng đồng là 1.563, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1957 ca. Giãn cách xã hội đóng vai trò quan trọng để số ca bệnh không vượt tầm chống chịu của hệ thống y tế.
Giãn cách xã hội sớm, tranh thủ "thời điểm vàng" để tăng cường tiêm vắc xin
Giãn cách xã hội là biện pháp hiệu quả giúp Hà Nội có "thời điểm vàng" để chờ vắc xin, để tiến tới mở cửa dần các hoạt động, giảm tối đa số người tử vong.
Hà Nội hiện sẽ phân chia vùng đỏ, vùng cam và vùng xanh để nới dần các hoạt động một cách có kiểm soát an toàn. Bởi khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, thành phố đã xác định việc bảo vệ sức khoẻ và người dân là cao nhất, trên cơ sở kiểm soát dịch bệnh sẽ mở dần để phục hồi, phát triển kinh tế.
Quận Hoàng Mai (Hà Nội) triển khai tiêm vắc xin Covid-19 |
Thời gian tới, việc ưu tiên nguồn vắc xin cho Hà Nội là điều cần thiết và việc nới dần các hoạt động phù hợp với tiến độ tiêm chủng và mức độ kiểm soát dịch.
Về công tác tiêm vắc xin, theo số liệu của Bộ Y tế, đến nay, cả nước đã tiêm được 21.523.792 liều, đạt gần 30% số người từ 18 tuổi trở lên; trong đó 15.112.140 người tiêm 1 liều và hơn 3.205.826 người tiêm đủ 2 liều vắc xin.
“Đến ngày 4/9/2021, số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vắc xin tại một số địa phương như sau: TP Hà Nội (3.026.125 liều, đạt 52,7%); TP Hồ Chí Minh (6.130.000 liều, đạt 88,0%)”- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Trước đó, ngày 3/9, Bộ Y tế vừa phân bổ cho Hà Nội 962.160 liều vắc xin phòng Covid-19, gồm: 161.460 liều vắc xin BNT162b2 (Comirnaty) của Pfizer và 800.700 liều AstraZeneca. Căn cứ trên số lượng vắc xin này, Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ cho các quận, huyện, thị xã.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, Sở Y tế Hà Nội phân bổ vắc xin đến các quận, huyện, thị xã trên quan điểm, ưu tiên phân bổ vắc xin nhiều hơn cho những vùng nguy cơ cao, khu vực phong toả, cách ly để bảo đảm điều kiện cho người dân ở những nơi này được tiếp cận với vắc xin một cách sớm nhất.
Khi tiếp nhận vắc xin, các quận, huyện, thị xã phải tổ chức tiêm chủng nhanh nhất, không giới hạn số lượng người đến tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng. Đồng thời, tại các điểm tiêm chủng cố gắng kéo dài thời gian tiêm chủng trong ngày để nhiều người được tiếp cận vắc xin sớm nhất nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn tiêm chủng.
Triển vọng M&A bất động sản khi dịch bệnh được kiểm soát |
18 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ |
Lazada Việt Nam khởi động lễ hội mua sắm “Siêu sale chính hãng, hạ cánh LazMall” |
Nhiều thách thức cho phân khúc khách sạn tại Việt Nam |