Tag

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Hà Nội: Không đánh đố, vẫn phân loại được thí sinh

Giáo dục 12/06/2021 12:01
aa
TTTĐ - Giáo viên Tổ Ngữ văn - Hệ thống Giáo dục HOCMAI vừa đưa ra gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội.
Đến cổng trường thi để thấu nỗi lòng cha mẹ Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên tổ chức thi vào lớp 10 làm 2 đợt Các điểm thi thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Hà Nội: Không đánh đố, vẫn phân loại được thí sinh

Phần I

Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948. Tác phẩm này được in trong tập “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.

Câu 2:

1. Về hình thức

- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.

- Hình thức lập luận: tổng – phân – hợp.

- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép (gạch chân, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí.

b. Triển khai vấn đề

- Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ tương đồng về cảnh ngộ xuất thân. Thành ngữ “nước mặn đồng chua” – vùng chiêm trũng ngập mặn và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” – vùng trung du khô cằn - cho thấy họ đều là những người nông dân xuất thân từ những vùng quê lam lũ, nghèo khó.

- Tình đồng chí nảy sinh giữa những người lính chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiến đấu:

+ Trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm, tình yêu quê hương thôi thúc họ cầm súng chiến đấu, chẳng hẹn mà cùng đứng chung một chiến hào.

+ Quá trình hình thành tình đồng chí diễn ra tự nhiên, những người lính từ “đôi người xa lạ” đến từ mọi vùng quê khác nhau gắn kết thành tình tri kỉ.

+ Các hình ảnh sóng đôi “súng”, “đầu” kết hợp với điệp ngữ “bên” gợi sự đồng hành, gắn kết trong nhiệm vụ, xóa đi khoảng cách vùng miền giữa những người lính.

- Tình đồng chí bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ vui buồn, gian lao của cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ “Chung chăn” trong “đêm rét” là chung khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời người lính, chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh và gắn kết bên nhau.

+ Từ “đôi người xa lạ”, những người chiến sĩ trở thành “đôi tri kỉ”, cùng nếm trải, sẻ chia những vui buồn của cuộc đời người lính đến thấu hiểu nhau sâu sắc.

- Dòng thơ “Đồng chí!” là dòng thơ đặc biệt bởi chỉ có 2 tiếng và dấu chấm than nhưng lại là một trong những câu quan trọng bậc nhất, là linh hồn của cả bài thơ:

+ Lời thơ cất lên trong niềm xúc động lắng sâu, tựa như một nốt nhấn trong một bản nhạc tâm tình của người lính.

+ Tiếng gọi “đồng chí” vang lên như một khám phá, một nhận thức, một lời khẳng định giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, tự hào về tình đồng chí – tình cảm cách mạng mới mẻ trong cách mạng, tình bạn, tình đồng đội, tình người trong chiến tranh.

+ Câu thơ như một cái bản lề khép mở, gắn kết hai ý thơ: cơ sở của tình đồng chí (đoạn 1) và biểu hiện của tình đồng chí (đoạn 2).

- Nghệ thuật: Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, kết cấu sóng đôi và mạch thơ vận động từ các hình ảnh riêng rẽ đến hòa hợp, thống nhất, Chính Hữu đã lí giải cơ sở của tình đồng chí giản dị mà xúc động, thiêng liêng.

Câu 3: Hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” giúp người đọc cảm nhận được tình đồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính:

- Họ đoàn kết gắn bó, “kề vai sát cánh” trước trận chiến.

- Họ truyền trao hơi ấm, làm điểm tựa tinh thần cho nhau, giúp nhau vượt lên trên khó khăn, nguy hiểm.

- Họ bình tĩnh, tự tin, chủ động đón đánh địch.

Nhận định về đề Ngữ văn, giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng: Đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc 2 phần như mọi năm với việc đọc hiểu 2 loại văn bản và tích hợp yêu cầu viết tương ứng. Số lượng câu hỏi giảm đi phù hợp với thời gian thi được rút ngắn là 90 phút. Điểm của các câu thành phần có thông tin rõ ràng, thuận tiện cho thí sinh có hướng phân bổ thời gian làm bài.

Về ngữ liệu: Như các năm gần đây, ngữ liệu vẫn sử dụng trong SGK Ngữ văn 9, trải đều cả hai học kì. Tuy ngữ liệu quen thuộc nhưng câu hỏi đã khai thác khá tốt, nêu bật được những nội dung quan trọng của ngữ liệu.

Về độ phân hoá: Độ phân hoá rất tốt khi chỉ còn 1 câu hỏi ở mức nhận biết, 2 câu hỏi ở mức thông hiểu và 2 câu hỏi ở mức vận dụng cao. Nhận định cụ thể từng phần như sau:

Phần I (6,0 điểm): Trích đoạn bài thơ “Đồng chí” quen thuộc, là một trong những văn bản quan trọng của chương trình, càng quan trọng hơn ở tính thời sự khi tình đồng chí cần được mở rộng quan niệm, phát huy giá trị trong những ngày cả nước đang đương đầu cùng “giặc” Covid-19. Ngoại trừ câu hỏi 1 giúp thí sinh dễ dàng có điểm, yêu cầu viết đoạn văn nghị luận ở câu 2 không gây khó ở cấu trúc tổng - phân - hợp nhưng yêu cầu sử dụng câu ghép và phép lặp đòi hỏi thí sinh phải có kĩ năng viết khá tốt, nếu không sẽ vướng phải lỗi vụng về trong diễn đạt. Câu hỏi 3 rất thú vị khi nêu ra vấn đề ở 1 câu thơ ít được chú ý trong đoạn cuối. Vấn đề được nêu ra khá hay, lạ và thống nhất với nội dung các câu hỏi trên, tăng tính liên kết cho phần 1.

Phần II (4,0 điểm): Ngữ liệu chọn lọc khá hay. Câu hỏi 1 gắn với nội dung câu chuyện ở trên nhưng đòi hỏi thí sinh phải hiểu sâu hơn về giá trị của chiều sâu tri thức đối với con người từ đó sẽ có thêm lí lẽ và dẫn chứng để thực hiện câu hỏi thứ 2. Hơn thế, câu hỏi 2 đã đặt ra một vấn đề rất ý nghĩa.

Từ việc định nghĩa tri thức, làm rõ được ý nghĩa của điều này trong việc xác lập giá trị con người, thí sinh có thể nghĩ thêm về những cách thức để củng cố, bổ sung, làm giàu thêm cho vốn tri thức của bản thân và đem vốn tri thức ấy phục vụ có ích cho nhân sinh.

Vấn đề “rèn đức” bên cạnh “luyện tài” không mới, nhưng trình bày khéo léo thông qua cách đặt vấn đề sâu sắc, khơi gợi được định hướng giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất đang được đẩy mạnh; đó chính là điểm sáng đáng ghi nhận của yêu cầu đề.

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định đề thi năm nay rút ngắn thời gian làm bài, tương ứng với đó thì dung lượng đề thi có sự giảm đi. Cụ thể số lượng câu hỏi trong đề thi sẽ giảm xuống còn 5 ý nhỏ thay vì 7 ý như đề thi năm trước.

Đề thi có cấu trúc vẫn giữ ổn định như mọi năm, học sinh sẽ cảm thấy quen thuộc. Điểm mới ở câu nghị luận xã hội, yêu cầu bàn về mối quan hệ giữa tri thức và giá trị con người nhưng câu lệnh được đưa ra dạng câu nghi vấn: “Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?”. Cách đặt vấn đề như vậy nó sẽ giàu tính gợi mở để cho học sinh có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, được tự do thể hiện quan điểm cá nhân.

Cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn Trường Phổ Thông Hermann Gmeiner (Hà Nội) cũng đánh giá cấu trúc đề thi vẫn giống mọi năm chỉ là số câu được rút gọn và yêu cầu đề cũng nhẹ nhàng hơn, không mang tính đánh đố, đảm bảo kiến thức cơ bản nhưng vẫn có sự phân loại ở phần 2 với câu 1 giúp học sinh có thể thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình để từ đó khẳng định giá trị của tri thức trong cuộc sống.

Ở câu 2, cấu trúc có thể là đoạn văn hoặc bài văn với 2/3 trang giấy. Chắc chắn phần lớn học sinh sẽ viết đoạn văn. Đây cũng là một câu có sức phân loại bởi nó mang tính phản đề được thể hiện dạng câu hỏi “Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?”. Với đề thi này, phổ điểm học sinh có thể đạt 6,5 – 7 điểm.

Cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ: "Điểm thay đổi lớn nhất trong năm nay không chỉ ở thời gian làm bài 90 phút mà cả biểu điểm đoạn văn tăng lên.

Các em học sinh cần viết chắc, triển khai luận điểm rõ ràng, phân tích dẫn chứng đầy đủ trong đoạn văn nghị luận xã hội đồng thời khi viết đoạn văn nghị luận về thơ cần thể hiện rõ năng lực cảm thụ, phân tích các biện pháp nghệ thuật để từ đó khái quát giá trị nội dung.

Vì thế các em cần đọc kĩ đề bài, tập trung vào vấn đề và phân bố thời gian làm bài hợp lí, hiệu quả, tránh viết thừa, dài dòng".

Đọc thêm

Sắp diễn ra liên hoan nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần 2 Giáo dục

Sắp diễn ra liên hoan nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần 2

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội năm 2025.
Hà Nội khen thưởng giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học Giáo dục

Hà Nội khen thưởng giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học

TTTĐ - Ngày 14/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Lộ diện 16 ý tưởng xuất sắc nhất vào chung kết “Tiếng nói Xanh” mùa 2 Giáo dục

Lộ diện 16 ý tưởng xuất sắc nhất vào chung kết “Tiếng nói Xanh” mùa 2

TTTĐ - Kết thúc Vòng Đối đầu của cuộc thi hùng biện - tranh biện “Tiếng nói Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup tổ chức, 16 đội thi xuất sắc nhất đã vượt qua 104 đội để tiến vào vòng thi cuối cùng - Vòng Tranh hạng, được tổ chức tại Trường Đại học VinUni vào ngày 18 - 19/1/2025.
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ký kết Thỏa thuận hợp tác Giáo dục

Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ký kết Thỏa thuận hợp tác

TTTĐ - Công ty Nestlé Việt Nam, nhãn hàng Nestlé MILO và Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM vừa ký kết “Thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động thể thao trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh phổ thông các cấp tại TP HCM giai đoạn 2025 – 2030”.
Đặc sản các vùng miền hội tụ tại Hội chợ xuân VNUA 2025 Giáo dục

Đặc sản các vùng miền hội tụ tại Hội chợ xuân VNUA 2025

TTTĐ - Hòa trong không khí vui xuân của cả nước, chiều tối 12/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội chợ Xuân 2025. Chương trình đã thu hút sự quan tâm lớn người dân với rất nhiều gian hàng bán các sản phẩm phục vụ Tết nguyên đán đa dạng, chất lượng mang thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cùng Hoa hậu H’hen Nie mang Tết yêu thương đến với trẻ vùng cao Giáo dục

Cùng Hoa hậu H’hen Nie mang Tết yêu thương đến với trẻ vùng cao

TTTĐ - Trong hành trình “Tết sẻ chia, Tết yêu thương”, Hoa hậu H’hen Nie sẽ mang Tết đến với trẻ em vùng cao tại bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ với các học sinh vượt khó học giỏi Nhịp sống phương Nam

Báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ với các học sinh vượt khó học giỏi

TTTĐ - Sáng nay (13/1), nhân dịp Sơ kết học kỳ 1 Trường THPT Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao 30 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt. Học bổng cũng nhằm khích lệ tinh thần để các em vững bước trên con đường học tập phía trước.
Làm sao nhận diện được việc giáo viên “ép” học sinh đi học thêm? Giáo dục

Làm sao nhận diện được việc giáo viên “ép” học sinh đi học thêm?

TTTĐ - Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT được ban hành, vấn đề dạy thêm và học thêm đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Dù trong thông tư, quy định đã chặt chẽ hơn nhưng làm sao để nhận diện được việc giáo viên “ép” học sinh và làm gì để dạy thêm, học thêm đi theo quỹ đạo tích cực?
TP Hồ Chí Minh: Chung kết cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2024 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Chung kết cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2024

TTTĐ - Tối 11/1, Thành đoàn, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP Hồ Chí Minh và Tổ chức giáo dục Anh ngữ ila Việt Nam tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2024.
Top 9 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế - Tài chính Giáo dục

Top 9 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế - Tài chính

TTTĐ - Chiều 10/1, VNUR (Viet Nam's University Rankings) công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam năm 2025. Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội lọt Top 9 trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế - Tài chính của cả nước và đứng thứ 89 trên tổng số 237 trường thuộc các khối ngành khác nhau.
Xem thêm