Tag

Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Nhịp điệu cuộc sống 12/03/2023 08:54
aa
TTTĐ - Với người dân Thủ đô, không gian vỉa hè là một nơi chứa đầy ý ức. Việc sinh hoạt, buôn bán trên những con phố vỉa hè, theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa, một đặc trưng khiến người ta nhớ ngay đến Hà Nội. Dù vậy, làm sao để vỉa hè thực sự là không gian văn hoá của người Hà Nội thì rất cần văn hoá của người sử dụng vỉa hè ấy.
Sau ra quân, Hà Đông không chỉ bị "chiếm" vỉa hè mà còn "mất" lòng đường

Vỉa hè có từ bao giờ?

Mỗi người Hà Nội đều có một tâm trạng, một ký ức và nỗi nhớ riêng về vỉa hè. Thế nhưng, vỉa hè có từ bao giờ, không hẳn ai cũng nắm rõ. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, giai đoạn 1847 - 1883, Hà Nội chỉ có một vài đường phố đông đúc Hoa kiều sinh sống như Phúc Kiến (nay là Lãn Ông), quân Cờ Đen (nay là Mã Mây), Hàng Ngang được lát gạch sạch sẽ, còn lại hầu hết vẫn là đường đất.

Dấu thời gian nơi vỉa hè Hà Nội
Dấu thời gian nơi vỉa hè Hà Nội

Năm 1883, công sứ đầu tiên ở Hà Nội là Bonnal, bắt đầu thực hiện chính sách cải tạo phố phường. Bonnal cho quy hoạch khu vực Hồ Gươm, làm đường quanh hồ, mở rộng đường từ khu nhượng địa Đồn Thủy chạy ra thành Hà Nội, đồng thời chuẩn bị cho xây khu phố Pháp ở phía Đông và Nam Hồ Gươm. Cuối năm 1885, đường phố Hàng Khảm (bao gồm Tràng Tiền, Hàng Khay ngày nay) đã hoàn thành.

Chiều rộng được mở rộng, đường được trải nhựa, hai bên vỉa hè cho lát gạch và trồng cây phượng để tránh nắng vào mùa Hè. Và vỉa hè Hàng Khảm là vỉa hè đầu tiên của Hà Nội theo kiểu của thành thị phương Tây.

Những sắc màu của phố
Những sắc màu của phố

Từ đó, theo thời gian, vỉa hè Hà Nội nối dài ra, đầu thế kỷ XX, khi các khách sạn hạng sang xuất hiện ngày càng nhiều quanh khu vực Hồ Gươm, chủ khách sạn đã thuê vỉa hè mở quán cà phê dọc theo mái hiên khách sạn. Không chỉ người Pháp sống ở Hà Nội, khách du lịch châu Âu đến thành phố này rất thích thú khi ngồi uống cà phê vỉa hè ngắm phố.

“Quán cóc liêu xiêu một câu thơ”

Câu hát như làm sống dậy cả một vùng trời ký ức, một nét rất Hà Nội, cái không gian văn hóa vỉa hè cứ làm người ta ấn tượng và hoài niệm mãi không thôi.

Tại không gian vỉa hè này, từ văn hóa ẩm thực nức tiếng Hà Thành cho tới các dịch vụ bình dân như cắt tóc, bơm vá xe đều xuất hiện.

Những câu chuyện bình dị, đời thường
Những câu chuyện bình dị, đời thường

Điều đặc biệt nhất trong ẩm thực Hà Nội, là hầu hết những quán ăn ngon, lâu đời và nổi tiếng đều là quán vỉa hè. Có thể kể đến phở gánh Hàng Chiếu, bún đậu Gốc đa, cháo lòng Ô Quan Chưởng, Phở Thìn Đinh Tiên Hoàng... Phần đông những người Hà Nội quan niệm, món càng ngon càng phải lê la vỉa hè. Chẳng thế mà, ngồi tụm ba tụm bảy, cười nói rôm rả, chen chúc trong cái bụi bặm của đường phố, đông đúc của dòng người qua lại không biết từ khi nào đã gắn với cái thú ăn chơi của người Hà thành. Người nơi khác tới muốn tìm hiểu về ẩm thực Hà thành hẳn sẽ tò mò và ngạc nhiên lắm về cái thú ăn bình dân như kiểu chợ quê giữa lòng Thủ đô hiện đại nhưng rồi lại thấy thích thú khi được trải nghiệm văn hóa đặc sắc ấy cùng bạn bè khi thưởng thức những món ngon, đúng vị.

Ăn đã vậy, uống cũng thế. Văn hóa trà đá và cà phê của Hà Nội cũng được mọi người biết đến và nhớ tới. Trà đá vỉa hè xuất hiện ở mọi góc phố, nhất là trong khu phố cổ. Một chiếc ấm, đặt trên chiếc bàn dài những cốc, kẹo cao su, các loại nước đóng chai xanh đỏ; vài cái ghế, điếu cày,... là có ngay một hàng trà đá. Thói quen của người Hà Nội sau mỗi bữa sáng là sẽ ngồi lề đường uống một cốc trà đá.

Có lẽ, đằng sau tất cả những ồn ào và xô bồ thì trà đá vỉa hè là một nét văn hóa đậm chất riêng của Hà Nội. Đừng vội đánh đồng những con người ngồi vỉa hè đó là những người vô công rồi nghề, ít học và nông nổi, suy cho cùng, chuyện đời quanh chén trà nó có nhiều cái thú, có nhiều cái mà chẳng sách vở, trường lớp nào dạy bạn.

Gánh hàng rong trên phố
Gánh hàng rong trên phố

Chúng tôi vẫn thường nói vui với nhau rằng, quán trà đá là “trung tâm văn hóa” của cả một khu phố hay với cái tên kêu hơn “thông tấn xã vỉa hè”. Bên cốc trà đá, người ta nói mọi thứ từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến y tế, thể thao, có thể là cả chuyện đầu ngõ cuối xóm.

Trà thường có vị đắng chát, nên để cân bằng lại được giác, người ta thường ăn kèm theo một chiếc kẹo lạc ngọt bùi. Từ đó, trà đá - kẹo lạc được ví như đôi bạn cùng tiến chẳng thể tách rời và luôn đi cùng với nhau. Nếu ở Hà Nội hoặc một lần đặt chân đến Hà Nội mà bạn chưa một lần thưởng thức trà đá - kẹo lạc vỉa hè, coi như chưa chạm tới được nét văn hóa bình dân của người Hà Nội.

Không gian văn hóa vỉa hè đi về đâu?

Sau nhiều đợt ra quân dẹp loạn vỉa hè, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận thí điểm 5 tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm cho sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Động thái này chứng tỏ từ người dân đến chính quyền đã dần thấu hiểu vỉa hè không chỉ dùng để đi bộ mà còn đem lại nét văn hóa riêng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến. Quản lý kinh doanh vỉa hè ra sao để không xảy ra mâu thuẫn trong đô thị hiện đại sẽ là câu chuyện còn được nhắc tới nhiều.

Sử dụng vỉa hè sao cho bền vững phụ thuộc vào ý thức của người dân
Sử dụng vỉa hè sao cho bền vững phụ thuộc vào ý thức của người dân

Mặc dù đã chấp thuận thí điểm, nhưng việc để người dân Thủ đô kinh doanh buôn bán sao cho hợp lý vẫn còn là một bài toán khó. Bởi dù là nét riêng của văn hóa Hà thành thì vỉa hè vẫn là không gian chung của người dân cả Thủ đô, được xây dựng lên để thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại, cũng như tô đẹp cho cảnh quan phố phường, việc một số người dân lấn chiếm, chiếm dụng làm của riêng là cần phản ánh.

Có lẽ nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện những chiếc ghế đá “công cộng” ở Hồ Tây bị chiếm dụng làm chỗ ngồi của hàng trà đá, không mua thì không được phép ngồi. Không biết từ bao giờ, không gian của công, không gian chung lại trở thành “địa bàn riêng” như vậy.

Hay một vài hàng quán “xiên bẩn, xiên que” cũng không cho khách ngồi vì không gian đó đã được họ ấn định là của riêng. Câu chuyện kinh doanh trên văn hóa vỉa hè, có lẽ vẫn cần được bàn bạc lại và cân bằng sao cho phù hợp với nhu cầu chung của người dân cả Thủ đô.

Quan trọng nhất, để vỉa hè trở thành không gian văn hoá thực sự thì chính mỗi người sử dụng vỉa hè phải là những người trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ vỉa hè. Có như thế thì mỗi góc phố, mỗi không gian chung này mới thật sự ghim vào nỗi nhớ người Hà Nội và du khách về một Hà Nội bình dị và sôi động, thơ mộng nhưng cũng đời thực nhất.

Đọc thêm

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông Giao thông

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

TTTĐ - Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, lộ trình đến năm 2026 bắt buộc xe chở trẻ em phải có thiết bị an toàn.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích Nhịp điệu cuộc sống

Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích

TTTĐ - Chiếc xe gom rác bất ngờ lao từ cầu treo Bình Thành xuống sông. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ 2 người mất tích.
70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 Ẩm thực

70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

TTTĐ - Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 diễn ra trong hai ngày từ 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ hơn 60 quốc gia.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Nhịp điệu cuộc sống

Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

TTTĐ - Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự an toàn giao thông cho học sinh các cấp; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông...
TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm Du lịch

Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm

TTTĐ - Vừa qua, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch 'Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa' nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình Giao thông

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình

TTTĐ - Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu vượt sông Thái Bình.
Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm