Tag

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh: Còn nhiều băn khoăn

Xã hội 20/09/2020 19:04
aa
TTTĐ - Sông Tô Lịch nhiều năm qua được gọi với cái tên "dòng sông chết" bởi mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Cải tạo sông Tô Lịch luôn là mối quan tâm của lãnh đạo thành phố cũng như mong mỏi người dân Thủ đô trong nhiều năm qua. Chính vì thế, ngay sau khi đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh của Công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) được công bố, rất nhiều chuyên gia bày tỏ sự băn khoăn về đề án này, đặc biệt là tính khả thi của nó đặt trong bối cảnh chung hiện nay của thành phố.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch nhờ đường ống ngầm dẫn nước thải Lấy ý kiến chuyên gia về việc bơm nước sông Hồng 'cứu' sông Tô Lịch Đồng bộ nhiều giải pháp, sông Tô Lịch sẽ sớm hồi sinh Nhật Bản dự kiến mang thiết bị hiện đại đến làm sạch lòng sông Tô Lịch

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch của Công ty JVE

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi tới Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đề xuất giải pháp tổng thể, cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

JVE cho rằng, theo các chuyên gia Nhật Bản, việc xây cống bao thu gom nước thải dọc sông mặc dù có ý nghĩa lớn trong việc thu gom nước thải không cho chảy vào sông Tô Lịch, giải quyết được vấn đề không làm gia tăng trạng thái ô nhiễm nhưng mới chỉ giải quyết được phần ô nhiễm nước thải ở bên ngoài, còn phần bên trong lòng sông thì chưa xử lý được. Đơn vị này cho rằng, có 3 vấn đề chưa được xử lý.

Thứ nhất, mùi hôi thối do tầng bùn đáy vẫn chưa được xử lý triệt để. Thứ hai, tầng bùn đáy tích tụ trong lòng sông dù nạo vét cơ học cũng chưa xử lý được tận gốc vấn đề và vẫn có nguy cơ bị tái ô nhiễm. Thứ ba, nước trong lòng sông đã và đang bị ô nhiễm thì chưa xử lý được tận gốc.

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh: Còn nhiều băn khoăn

Mô hình “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” do Công ty JVE đưa ra (Ảnh: JVE)

Ngoài ra, JVE cũng dẫn ý kiến chuyên gia Nhật Bản lo ngại về việc bổ cập cấp nước cho sông Tô Lịch sau khi đã thu gom hết nước thải. Theo đơn vị này, khi đó, nước trong sông Tô Lịch sẽ không được lưu thông, tù túng, từ đó phát sinh ô nhiễm và biến thành một "hồ tù" nếu không có giải pháp như áp dụng công nghệ sục khí nano Nhật Bản để phân hủy tận gốc toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm, bùn hữu cơ ở đáy sông. Như thế, khó xử lý được tận gốc triệt để hết được ô nhiễm trong lòng sông.

Theo phương án của JVE, sông Tô Lịch sẽ kè thẳng đứng và kè đáy (mở rộng mặt cắt lòng sông, bỏ mái cỏ hiện nay). Dọc hai bên sông là hàng cây, đường đi dạo với không khí trong lành. Sông Tô Lịch sẽ được "hồi sinh" với nước trong ngần, cá bơi lội tung tăng, hai bên bờ là những thảm thực vật, những hàng cây đầy hoa lá hương thơm ngào ngạt.

Trên sông là dịch vụ thuyền rồng du lịch chở khách thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sắc màu. Suốt dọc hai bên sông luôn là những nơi sạch nhất, đẹp nhất, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của mọi người dân Hà Nội và khách du lịch trong và ngoài nước. Dọc theo bờ sông dài 15km, công sẽ tái hiện chiều dài lịch sử Việt Nam…

Còn nhiều băn khoăn

Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh của Công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa.

Ông Phạm Văn Khánh, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đánh giá, muốn hồi sinh sông Tô Lịch, việc cần làm là thu gom nước thải, xử lý ô nhiễm lòng sông và làm cho sông chảy. Ông Khánh cho rằng, không nên kè đáy dòng sông, vì như thế sông sẽ giống như một mương thoát nước.

“Lòng sông nên để nguyên, không nên kè đáy. Kè hai bên bờ cũng phải là kè hở. Như thế mới thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm”, ông Khánh nói.

Trong khi đó, một chuyên gia lĩnh vực thoát nước ở Hà Nội cũng đồng ý với quan điểm cho rằng, không được kè đáy sông, bởi nếu thế sẽ làm dòng chảy nhanh hơn, sông sẽ giống như một cống, mương thoát nước; Ngăn cản việc hình thành nước ngầm, gây nguy cơ lún, sụt trong tương lai… Chuyên gia này cho biết thêm: “Mục tiêu lớn nhất là phục vụ thoát nước Hà Nội, cải thiện môi trường, xử lý ô nhiễm. Sau đó mới tính tới việc phục vụ các việc khác như du lịch, giao thông… Do đó, dự án hồi sinh sông Tô Lịch phải đặt trong mối liên hệ giữa sông Tô Lịch và các dòng sông khác ở Hà Nội nằm trong dự án thoát nước thành phố.

PGS. TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu) thì cho rằng, giải pháp làm sạch sông hiện nay không có một công nghệ nào có thể làm sạch được một cách tức thời, ngay trong một vài tháng sau khi triển khai. Làm sạch sông vẫn phải thực hiện theo các bước cơ bản, đó là thu gom nước thải, xử lý rồi tìm nguồn nước bổ cập cho sông để tạo ra dòng chảy. Có thế, sông mới từ từ sống lại được.

“Với sông Tô Lịch, nếu bây giờ làm thì chúng ta có nhiều thuận lợi hơn. Hiện tuyến sông đã có mặt bằng sạch, người dân cũng đang khát khao nhìn thấy một dòng sông trong lành, xanh mát. Hơn nữa, cũng có những doanh nghiệp họ muốn kết hợp để làm. Nếu vậy thì phải tính toán các giải pháp làm sao để lợi ích đảm bảo hài hòa. Đừng có sợ doanh nghiệp nhảy vào”, TS Tứ chia sẻ thêm.

Thời gian vừa qua, những thông tin về các dự án làm sạch sông Tô Lịch của Hà Nội được rất nhiều người dân chú ý.

Người Hà Nội vẫn luôn mong mỏi sớm được chứng kiến dòng Tô Lịch được "hồi sinh", không phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm trầm trọng của dòng sông này. Tuy nhiên, rõ ràng, từ những gì đã diễn ra, các đề án “hồi sinh” sông Tô Lịch cần phải được bàn bạc kỹ, có ý kiến tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, vì ngoài ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước của Hà Nội, sông còn mang yếu tố văn hóa, lịch sử thành phố nghìn năm văn hiến.

Đọc thêm

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm