Tag

Đề xuất kéo dài chính sách hỗ trợ lĩnh vực du lịch

Nhịp điệu cuộc sống 10/08/2022 16:02
aa
TTTĐ - Chiều 10/8, tại phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng về nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới các chính sách hỗ trợ lĩnh vực du lịch.
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu đón khách du lịch năm 2022 Khai mạc diễn đàn "Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam" tại TP Hồ Chí Minh Tìm giải pháp phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững

Thị trường du lịch đang ấm lên

Đại biểu Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp) chất vấn, thời gian gần đây du lịch nội địa có dấu hiệu phục hồi khả quan. Tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự phục hồi khi thị trường thế giới phục hồi. Bộ có giải pháp nào để phục hồi thị trường du lịch?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong đại dịch COVID-19, du lịch chịu tác động nhiều nhất. Du lịch Việt Nam chưa tính toán chi tiết nhưng thiệt hại rất lớn vì hầu như phải đóng băng mọi hoạt động. Chỉ từ giữa tháng 3, Chính phủ cho phép mở cửa lại du lịch thì khách nội địa mới tăng lên và đạt chỉ tiêu.

Đề xuất kéo dài chính sách hỗ trợ lĩnh vực du lịch
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

"Khách quốc tế năm nay đã đạt gần 1 triệu lượt, tăng 10 lần so với năm 2021, cho thấy thị trường du lịch đã ấm lên", ông Hùng nói.

Trong tình hình khách quốc tế ít, Việt Nam chọn giải pháp đẩy mạnh du lịch nội địa với các chương trình kích cầu. Nhiều địa phương có mức tăng trưởng cao, nhất là doanh thu từ lữ hành như Khánh Hòa, Hà Nội, TP HCM. Các dịch vụ theo ngành du lịch cũng có tăng trưởng.

Dù vậy, khách quốc tế đang là vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp lữ hành cần có thời gian để kết nối lại thị trường. Các địa phương cũng cần làm mới sản phẩm du lịch để phù hợp với thị hiếu du khách sau dịch là điểm đến an toàn, chú ý nhiều hơn về nhu cầu văn hóa. Đồng thời, các bộ liên quan cần phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch đến Việt Nam.

Đến thời điểm này, so với các nước ASEAN thì số lượng khách đến Việt Nam không nhiều nhưng cũng hơn một số nước Philippines, Campuchia; thấp hơn Thái Lan, Malaysia. "Điều đó cho thấy chúng ta nên bình tĩnh tìm kiếm thị trường truyền thống", ông Hùng nói và cho biết 70% lượng khách quốc tế mà Việt Nam hướng đến là thị trường Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản và đang bị phụ thuộc vào chính sách phòng chống COVID-19 của các nước này.

Các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch cần được đồng bộ

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) hỏi, Nghị quyết về đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn nêu 8 nhóm giải pháp, trong đó có các chính sách ưu đãi về tiền điện, thuê đất. Bộ đã tham mưu Chính phủ thực hiện các chính sách này như thế nào?

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, thời gian qua, thị trường lao động đang có sự chuyển dịch và khó khăn về nguồn nhân lực. Đây không phải là khó khăn của riêng Việt Nam mà còn cả nhiều nước trên thế giới. Khó khăn tiếp theo của ngành Du lịch là về cơ sở vật chất. Sau thời gian dịch bệnh, cơ sở vật chất cần được nâng cấp, sửa chữa nhưng cũng chưa đủ, chưa đáp ứng được ngay trong một sớm một chiều.

Bộ cho rằng, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch cần được đồng bộ. Trước hết, về chính sách, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các chính sách hiện có để hỗ trợ những đối tượng bị tác động trong dịch bệnh, giảm tiền điện cho các cơ sở lưu trú cũng được triển khai.

Bộ cũng đề nghị kéo dài thêm thời hạn để được hưởng các chính sách này, cho cả năm 2023 để nuôi dưỡng ngành còn khó khăn.

Về đào tạo, Bộ đã giao cho các trường liên kết chủ động với doanh nghiệp, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo rút ngắn, cầm tay chỉ việc để có một lực lượng bắt tay vào làm ngay, khắc phục thiếu hụt. Bởi hiện tại, nhân lực làm công tác du lịch thì 70% làm ở các cơ sở lưu trú, 20% làm ở lữ hành và 10% ở dịch vụ khác. Đây là điểm nghẽn cần được tháo gỡ.

Bộ trưởng thừa nhận ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn, trăn trở để tăng số lượng khách quốc tế và nội địa, phát triển sản phẩm du lịch.

Đọc thêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích Nhịp điệu cuộc sống

Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích

TTTĐ - Chiếc xe gom rác bất ngờ lao từ cầu treo Bình Thành xuống sông. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ 2 người mất tích.
70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 Ẩm thực

70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

TTTĐ - Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 diễn ra trong hai ngày từ 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ hơn 60 quốc gia.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Nhịp điệu cuộc sống

Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

TTTĐ - Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự an toàn giao thông cho học sinh các cấp; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông...
TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình Giao thông

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình

TTTĐ - Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu vượt sông Thái Bình.
Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Sa Pa bung hàng loạt ưu đãi “đỉnh nóc kịch trần” dịp cao điểm du lịch săn mây Du lịch

Sa Pa bung hàng loạt ưu đãi “đỉnh nóc kịch trần” dịp cao điểm du lịch săn mây

TTTĐ - Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.
Trà Quế: Vươn mình lên ngôi vị “Làng du lịch tốt nhất thế giới” Nhịp điệu cuộc sống

Trà Quế: Vươn mình lên ngôi vị “Làng du lịch tốt nhất thế giới”

TTTĐ - Làng rau Trà Quế ở Hội An (Quảng Nam) vừa được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới", là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt giải này trong năm 2024.
Xem thêm