Tag

Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non: Niềm khích lệ với  “cô nuôi dạy trẻ”

Giáo dục 02/01/2020 10:19
aa
TTTĐ - Tăng cường tuyển dụng giáo viên mầm non theo chế độ đặc cách đối với các giáo viên đang diện hợp đồng; không thực hiện tinh giản biên chế với giáo viên mầm non… là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non: Niềm khích lệ với  “cô nuôi dạy trẻ”

Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non là niềm khích lệ với “cô nuôi dạy trẻ”

Bài liên quan

PV GAS tài trợ xây dựng 2 trường mầm non Nghệ An và Hà Tĩnh

Ngành GD - ĐT Hà Nội vận động hỗ trợ giáo dục vùng khó

Tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2019-2020

Phòng chống thương tích cho trẻ em: Bài học từ những tai nạn đau lòng

Học phí trường mầm non, THPT chất lượng cao tăng thêm 400 nghìn đồng/tháng

Sự thấy hiểu, sẻ chia này của người đứng đầu ngành giáo dục là niềm khích lệ lớn đối với hàng ngàn giáo viên đang làm công tác giáo dục mầm non đầy vất vả, nhọc nhằn.

“Cô yêu từng đôi mắt sáng/ Long lanh như những giọt sương” – “phải lòng” lời hát ca ngợi nghề giáo viên mầm non giản dị mà chân thành ấy nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, chị Đinh Thị Thêu (Đống Đa, Hà Nội) đã ấp ủ mơ ước có một ngày được trở thành “cô nuôi dạy trẻ”. Thế nhưng, khi thực sự bước chân vào nghề, chị mới thấu hiểu nỗi nhọc nhằn.

“Không chỉ cần năng khiếu múa hát, biết pha trò, chăm sóc trẻ, nghề giáo viên mầm non còn đối mặt với nhiều áp lực từ phía phụ huynh. Các gia đình ở thành phố đều chỉ có từ 1 – 2 con. Các con ở nhà là những “cậu ấm”, “cô chiêu” được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy, chỉ cần các con ở lớp xảy ra va chạm, xô xát với các bạn hay lười ăn không tăng cân, nôn trớ… cũng khiến giáo viên phải đau đầu để giải thích với phụ huynh”, cô Thêu bày tỏ.

Mỗi ngày làm việc của cô Thêu và các đồng nghiệp bắt đầu từ 7h sáng. Các cô có mặt ở trường để dọn dẹp, vệ sinh lớp học, chuẩn bị bữa ăn sáng, rồi đón trẻ…

Vất vả, nhọc nhằn là thế nhưng với giáo viên hợp đồng, đồng lương eo hẹp cùng những chế độ, chính sách bấp bênh khiến cuộc sống của các cô gặp không ít khó khăn. Niềm mong mỏi của họ là được vào biên chế để “yên tâm công tác”, có thu nhập ổn định hơn.

Chính vì vậy, những đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc không tinh giảm biên chế đối với giáo viên mầm non giống như một sự khích lệ, động viên, sẻ chia lớn lao.

Cụ thể, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thông tin về kết quả của ngành Giáo dục năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục mầm non tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho biết, vừa qua, Bộ GD - ĐT phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất và Chính phủ đã phê duyệt 20.300 biên chế giáo viên mầm non, hiện nay, đang giao cho 14 tỉnh có dân số cơ học tăng và 5 tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh cần sử dụng số biên chế này đúng đối tượng.

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đề nghị các tỉnh ưu tiên, tăng cường tuyển dụng giáo viên mầm non theo chế độ đặc cách với các giáo viên đang diện hợp đồng mà Chính phủ đã hướng dẫn. Hiện nay, cả nước thiếu khoảng 43.700 giáo viên mầm non.

Vì thế, lãnh đạo các địa phương quan tâm, tuyển dụng đủ số giáo viên này theo lộ trình, đặc biệt là trong số biên chế giáo viên giao cho các địa phương.

"Đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế với giáo viên mầm non vì hiện tại đang rất thiếu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở tư thục độc lập, không đảm bảo dễ dẫn đến mất an toàn cho trẻ hoặc bạo hành trẻ", Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Tôi mong đề xuất này sớm được phê duyệt để nhiều giáo viên mầm non đang “canh cánh” nỗi lo bị tinh giảm biên chế yên tâm công tác; đồng thời khích lệ các bạn trẻ lựa chọn ngành sư phạm mầm non để có đội ngũ kế cận về sau” – đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Linh (giáo viên một trường mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Đặc biệt, rất nhiều phụ huynh cũng bày tỏ ý kiến đồng thuận trước đề xuất này vì một môi trường giáo dục tốt hơn cho con, em mình. Từ Thanh Hóa ra Hà Nội làm việc, anh Nguyễn Minh Long hiện là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Vì các trường mầm non công lập đều quá tải nên vợ chồng anh phải gửi con ở cơ sở tự phát. Dù rất lo con không được chăm sóc đầy đủ, mất an toàn tại trường học nhưng vợ chồng anh không còn giải pháp nào khác.

Anh chia sẻ: “Tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là ở các địa phương có khu công nghiệp phát triển mạnh, tăng dân số cơ học khiến số trẻ tăng nhanh dẫn đến không đủ cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cơ sở giáo dục mầm non được mở rộng hơn nữa, tuyển dụng được đội ngũ giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề để chúng tôi yên tâm lao động, sản xuất”.

Hà Nội đề xuất dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách

Cuối năm 2019, UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Theo đó, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố trong năm 2020, UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố xem xét về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của thành phố năm 2020.

Hà Nội sẽ tăng 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách theo Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5.11.2014 của Bộ Nội vụ và một phần dự phòng phát sinh năm 2020, tạm thời đưa vào Quỹ dự phòng biên chế và sẽ phân bổ cho các trường trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.

Đọc thêm

Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa tổ chức gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tự hào hành trình 30 năm khẳng định trách nhiệm, vị thế Giáo dục

Tự hào hành trình 30 năm khẳng định trách nhiệm, vị thế

TTTĐ - Thành lập từ ngày 1/9/1994, khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển. Khoa Chính trị học tự hào là đơn vị đào tạo lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học có chất lượng, uy tín, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và vinh dự nhận được nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý.
Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Giáo dục

Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2024 - 2025.
Hà Nội xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Hà Nội xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024-2025, thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học. Trong đó có nhiều trường là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội còn 2 trường mầm non chưa đón trẻ đi học Giáo dục

Hà Nội còn 2 trường mầm non chưa đón trẻ đi học

TTTĐ - Tính đến ngày hôm nay (25/9), hầu hết các trường học ở các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã hoạt động trở lại bình thường.
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

TTTĐ - Các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh.
Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên Giáo dục

Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký văn bản số 3147/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ Giáo dục

Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Sáng 25/9, Đoàn công tác của trường THPT Việt Đức bao gồm đại diện BGH nhà trường, đại diện Hội Phụ huynh học sinh đã trao quà hỗ trợ bà con vùng lũ ở 2 huyện Bát Xát, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh Giáo dục

Tuyên truyền ứng phó bạo lực học đường cho gần 2.000 học sinh

TTTĐ - Ngày 24/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện” cho gần 2.000 học sinh.
Tiếp nối hành trình Mở - Kết nối và lan tỏa Giáo dục

Tiếp nối hành trình Mở - Kết nối và lan tỏa

TTTĐ - "Bước vào năm học mới 2024-2025, với triết lý đào tạo: “Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai”, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung khẳng định: Trường ĐH Mở Hà Nội cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân trong một môi trường giáo dục tiên tiến, đa dạng và toàn diện.
Xem thêm