Tag

Điểm đầu vào nhiều trường đại học sư phạm thấp: Lo ngại về chất lượng giáo dục

Giáo dục 07/08/2017 16:24
aa
TTTĐ.VN - Trong khi rất nhiều trường đại học (ĐH) đã xác lập kỉ lục điểm chuẩn tuyển sinh năm học 2017 thì hàng loạt trường ĐH Sư phạm chỉ đưa ra mức điểm chuẩn tương đương điểm sàn... Điều này khiến dư luận lo ngại chất lượng giáo dục trong tương lai…

Điểm đầu vào nhiều trường đại học sư phạm thấp: Lo ngại về chất lượng giáo dục

Dư luận hoài nghi

Trong khi nhiều trường ĐH có điểm đầu vào cao ngất ngưởng, thậm chí thí sinh được 10 điểm cả 3 môn chưa chắc đã đỗ thì điểm đầu vào ở các trường ĐH sư phạm lại thấp. Điều này khiến nhiều người không khỏi hoài ngh: Sau 4 năm đào tạo trên giảng đường, liệu các em có đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu đổi mới, sáng tạo mỗi năm không ngừng tăng cao?


Điểm đầu vào nhiều trường đại học sư phạm thấp: Lo ngại về chất lượng giáo dục
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh: Minh Việt

Hai cơ sở đào tạo ngành sư phạm danh tiếng và có điểm trúng tuyển vào top cao nhất nước ta là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP HCM. Cụ thể, với ĐH Sư phạm Hà Nội, năm nay, ngành SP Toán học (dạy bằng tiếng Anh) có điểm chuẩn cao nhất 27,75. Trong khi đó, mức điểm chuẩn thấp nhất của trường năm 2017 là 17 (ngành Giáo dục Công dân và Giáo dục Quốc phòng - An ninh). Năm nay, ĐH Sư phạm TP HCM lấy điểm chuẩn từ 17,75 (Sư phạm Tiếng Nga) đến 26,25 (Sư phạm Toán).

Với mức điểm chuẩn 27,75 hay 26,25 không thấp nhưng nếu so với những ngành "hot" khác, khối sư phạm vẫn có chuẩn đầu vào thấp hơn.

Điểm đầu vào thấp nhất phải để đến tường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), con số điểm chuẩn đầu vào tất cả các ngành đào tạo sư phạm như Sư phạm Tin học, Sư phạm Vật lí, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Hóa học có điểm chuẩn là 12,75 (quy chuẩn). Một số ngành khác như Sư phạm Toán học, Sư phạm Địa lí cũng chỉ ở mức 16-16,5 điểm.

Ở phía Bắc, trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) các ngành Sư phạm Địa lí, Sư phạm Lịch Sử, Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn nhỉnh hơn là ở mức 16-17 điểm. Các ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Lí, Sư phạm Hóa, Sư phạm Sinh, Sư phạm Tin đều bằng sàn (15,5 điểm).

Mức điểm chuẩn các ngành sư phạm của trường ĐH Hải Phòng cũng không cao. Ngoại trừ hai ngành Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hóa, các ngành Sư phạm khác như Toán, Ngữ Văn, Địa lí cũng chỉ bằng hoặc hơn điểm sàn không nhiều.

Tương tự, các ngành sư phạm của Trường ĐH Đồng Nai cũng có điểm khá thấp khi điểm chuẩn chỉ giao động từ điểm sàn tới 17 điểm. Hai ngành cao nhất của trường này là Sư phạm Toán và Sư phạm Văn 17 điểm.

Theo công bố của Trường ĐH Vinh, tất cả các ngành sư phạm đều lấy ở mức 15,5 điểm.

Mức điểm chuẩn của các ngành sư phạm trường ĐH An Giang cũng không khá hơn mấy. Ở trường này các ngành Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Địa Lí, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Ngữ Văn có mức điểm từ 18 đến 19, thì ba ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Lí, Sư phạm Hoá chỉ bằng điểm sàn hoặc nhỉnh hơn điểm sàn.

Không thu hút được người giỏi do cơ chế

Trong khi điểm chuẩn các trường đại học năm nay đều tăng, thậm chí có trường tăng tới 4-5 điểm, ngay cả các trường ĐH ngoài công lập cũng có trường tăng tới 6 điểm, thì ngành sư phạm ở các trường đại học địa phương điểm chuẩn lại rất thấp, đa số đều bằng điểm sàn.

TS. Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, cho rằng, điểm đầu vào sư phạm thấp là điều đáng buồn, báo động cho Bộ GD-ĐT. Đây là vấn đề quốc gia, là sự quan tâm của chính sách với nhà giáo, chính sách với giáo dục. Hiện nay người vào các trường sư phạm, tỉ lệ người vào để cống hiến, để sáng tạo thì rất ít, thậm chí không ít người vào sư phạm chỉ là một giải pháp để cho có đỗ một trường nào đó và để cho có bằng ĐH thôi chứ không hoàn toàn là yêu sư phạm. Đầu vào tốt thì chất lượng giáo dục sẽ tốt, còn đầu vào kém thì vấn đề chất lượng giáo dục về sau là điều đáng phải bàn.

TS Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng cho rằng, đầu vào trường sư phạm thấp ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng giáo viên. Điểm đầu vào của ngành sư phạm thấp cho thấy học sinh giỏi không vào sư phạm. Tại sao có hiện tượng này? Trước đây, ngành sư phạm có chủ chương học sinh học ngành này thì sẽ có học bổng nhưng bây giờ học bổng không có ý nghĩa nữa vì nhiều sinh viên ra trường bây giờ không có việc làm, thừa giáo viên nên học sinh phải suy nghĩ lại khi chọn trường.

TS Nguyễn Tùng Lâm nêu ý kiến: “Vấn đề lâu dài và sâu xa hơn là thu nhập của giáo viên thấp, ngoài phần trăm thâm niên cho họ thì không có gì để động viên giáo viên. Hiện nay đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, quyết định thành bại của giáo dục nhưng chúng ta không làm đồng bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn chậm, lạc hậu. Chúng ta không sử dụng và chọn lọc, giáo viên cứ vào biên chế là yên tâm, ai dạy được cũng như thế, ai dạy giỏi cũng như nhau. Đãi ngộ, phân công lao động, chúng ta cứ một công thức trả lương giáo viên bao nhiêu năm rồi đến nay vẫn thế. Nếu như ở thành phố giáo viên còn có thể dạy thêm kiếm thêm thu nhập thì ở ở nông thôn, vùng sâu vùng xa không có dạy thêm, người ta không thể phát triển được, họ không thể sống bằng chính nghề của mình…Tất cả những cái đó không tạo cho những người giỏi có động lực vào ngành giáo dục".




Mai Khôi

Tin liên quan

Đọc thêm

Fast Retailing trao tặng học bổng năm thứ ba liên tiếp dành cho học sinh Việt Nam Giáo dục

Fast Retailing trao tặng học bổng năm thứ ba liên tiếp dành cho học sinh Việt Nam

TTTĐ - Tập đoàn Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu UNIQLO, vừa chính thức công bố danh sách 12 học sinh Việt Nam nhận học bổng từ Quỹ Fast Retailing năm 2025.
Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Trước một số thông tin lan truyền trên mạng về đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 18h30 ngày 30/6, Bộ GD&ĐT ra thông báo khẳng định, đây là thông tin không đúng.
Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội Giáo dục

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội

TTTĐ - Sau ba vòng loại khu vực, Vòng Chung kết toàn quốc giải tranh biện tiếng Anh Vietnamese Scholars Debating Championship 2025 được tổ chức tại Hà Nội đầy sôi nổi và hào hứng.
VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường” Giáo dục

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

TTTĐ - Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như: Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Giáo dục

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

TTTĐ - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố sớm hơn năm ngoái 1 ngày.
Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn Giáo dục

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

TTTĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cấp tỉnh và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Xem thêm