Tag

Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Hà Nội đón khoảng 122.000 lượt khách

Văn hóa 16/02/2021 20:12
aa
TTTĐ - Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 7 ngày Tết Nguyên đán, từ ngày 10/2 đến 16/2 (tức từ ngày 29/12 năm Canh Tý đến ngày 5/1 năm Tân Sửu), Hà Nội đón khoảng 122.000 lượt khách, đạt gần 50% lượng khách cùng kỳ năm 2020. Số khách trên chủ yếu là khách nội địa.
Kê khai thông tin hành khách trên xe khi trở lại Hà Nội sau Tết Hà Nội: Nhà hàng phục vụ trong nhà phải giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người Diện mạo trật tự đô thị Hà Nội chuyển biến tích cực Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ Hà Nội yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến Hà Nội: Thêm 1 ca mắc Covid-19 là chồng của ca bệnh BN1819 tại quận Cầu Giấy
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số khu điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội tập trung thu hút khách như: Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám đón khoảng 18.500 lượt khách, đạt 40% so với năm trước; Vườn thú Hà Nội đón khoảng 12.300 lượt khách, đạt khoảng 86%; Hoàng thành Thăng Long đón khoảng 15.000 lượt khách, đạt 50%; Vườn quốc gia Ba Vì đón khoảng 1.200 lượt khách, đạt 90%; Thiên đường Bảo Sơn đón khoảng 1.700 lượt khách, đạt 55% so với cùng kỳ năm trước...

Để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các khu điểm du lịch đều không tổ chức các sự kiện, hoạt động dịp Tết âm lịch hoặc giảm quy mô tổ chức theo kế hoạch nhằm hạn chế tụ tập đông người.

Trong quá trình đón tiếp khách, các điểm đến đã thực hiện biện pháp phòng, chống dịch ovid-19. Ban tổ chức, các cá nhân kinh doanh dịch vụ đều đeo khẩu trang; khách đến tham quan phải thực hiện xếp hàng nhằm giãn cách, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào tham quan, chiêm bái.

Một số điểm đến như Phủ Tây Hồ đã liên tục tạm dừng đón khách do lượng người đổ về chiêm bái quá đông. Tuy vậy, từ 0h ngày 16/2, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các điểm du lịch trên địa bàn đã thực hiện đóng cửa, không đón khách.

Trong thời gian này, nhiều khách sạn 3-5 sao đã xây dựng chương trình kích cầu bằng việc giảm giá phòng ngủ, giá dịch vụ với nhiều combo hấp dẫn. Tuy nhiên, dịch ovid-19 bùng phát trở lại trước kỳ nghỉ Tết Tân Sửu 2021 khiến nhu cầu đi du lịch, công tác, hội nghị của khách giảm mạnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hàng loạt tour, vé máy bay, khách sạn, nhà hàng được khách hàng đặt trước đó đã phải hủy, làm ngành du lịch càng thêm khó khăn, trong đó có lĩnh vực lưu trú du lịch. Mức giá phòng dịp Tết âm lịch cũng vì thế giảm khá mạnh.

Tổng hợp báo cáo của 15/18 khách sạn được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập cơ sở cách ly tập trung cho khách nhập cảnh, trong 6 ngày từ ngày 10-16/2, công suất bình quân ước đạt 35,5%; số khách đang cách ly tại 15/18 khách sạn là 654 khách.

Mặc dù lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm song Sở Du lịch Hà Nội vẫn tiến hành kiểm tra tại một số điểm đến du lịch tập trung đông người trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo môi trường du lịch văn minh, an toàn, trong đó, tập trung vào Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Di sản Hoàng Thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, khu vực Nhà hát lớn, Công viên Thống Nhất, Chùa Trấn Quốc và khu vực xung quanh Hồ Tây...

Tại thời điểm kiểm tra, các điểm đến thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh. Các hàng quán dịch vụ được sắp xếp ngăn nắp, niêm yết giá đầy đủ; việc trông giữ xe ôtô, xe máy, xe đạp được bố trí tại khu vực riêng, giảm thiểu tối đa việc gây cản trở giao thông, không có hiện tượng trông giữ xe trái phép, tự phát, ép giá; không xuất hiện hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách du lịch.

Đọc thêm

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Hà Nội và những nghị quyết đột phá Văn hóa

Hà Nội và những nghị quyết đột phá

Để tiếp tục phát triển công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) và Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp văn hóa (thực hiện theo khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).
Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp Thời trang - Làm đẹp

Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp

TTTĐ - Ngày 10/4, sự kiện công bố chuỗi hoạt động "The Face Beauty Vietnam 2025" với chủ đề “The Queen: Behind the Mask” đã diễn ra thành công tại khách sạn Holiday Inn & Suites Saigon Airport (Thành phố Hồ Chí Minh). Chương trình không chỉ quy tụ các chuyên gia, thương hiệu lớn mà còn mở ra một không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp Việt Nam.
Xem thêm