Tag

Đỗ Đại học: Niềm vui của tân sinh viên, nỗi lo của cha mẹ

Nhịp sống trẻ 24/08/2024 23:49
aa
TTTĐ - Giá nhà trọ, học phí tăng cao, con đối mặt với nhiều cám dỗ, điều kiện sinh hoạt có đủ an toàn?… là những nỗi lo mà cha mẹ phải đối mặt khi con đi học xa nhà.
Hai anh em khiếm thị vượt nghịch cảnh đỗ đại học Những thí sinh đỗ đại học nhưng vẫn chọn trường nghề Tất cả thí sinh đỗ đại học phải nhập học trực tuyến

Sinh hoạt phí của con là cả tháng lương của mẹ

Giây phút nhận được thông báo trúng tuyển đại học, chắc hẳn không ít bạn trẻ đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Đó là thành quả của những năm tháng học tập chăm chỉ, là sự cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được ước mơ. Tuy nhiên phía sau niềm vui này của các con, nhiều phụ huynh đã đối mặt với không ít nỗi lo.

Con đỗ đại học, nhiều phụ huynh vừa mừng, vừa lo
Con đỗ đại học, nhiều phụ huynh vừa mừng, vừa lo

Năm nay, con gái cô Nguyễn Thị Hoa ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thi đỗ vào khối ngành D01 với 26,5 điểm. Khoảng 1 tháng qua, cô Hoa và gia đình bàn bạc, tính toán chuyện vào trường nào để giảm bớt gánh nặng chi phí học tập và mỗi tháng, gia đình sẽ chu cấp cho con gái bao nhiêu là đủ.

“Tôi tham khảo bạn bè đã và đang có con thuê nhà và học tập ở khu vực nội thành, theo mức chi phí hiện nay chúng tôi sẽ phải cho con khoảng 6 triệu đồng/1 tháng để thuê nhà trọ, ăn uống, đi lại, phát sinh, tiền học phí.

Số tiền này con chi tiêu cũng phải rất khéo mới đủ, bởi riêng tiền thuê nhà, dù ở ghép cũng đã hết gần 2 triệu đồng, lại còn tiền học phí. Con muốn tiêu thoải mái một chút thì phải đi làm thêm.”, cô Hoa chia sẻ.

Hiện nay, giá nhà trọ ở Hà Nội đang tăng cao đáng kể. Các khu vực gần trường đại học thường có giá nhà trọ cao hơn so với khu vực khác. Điều này tạo ra một áp lực tài chính không nhỏ cho cha mẹ khi phải chi trả sinh hoạt phí hàng tháng của con em mình.

Trên địa bàn quận Cầu Giấy, theo khảo sát của phóng viên, một căn phòng khoảng 15m2-25m2 có giá 2,8-3,5 triệu đồng/tháng (tăng từ 300.000-500.000 đồng/tháng so với trước). Với căn phòng rộng hơn, 35m2-40m2 thì giá là 6-6,5 triệu đồng/tháng. Tương tự, khu vực Mỹ Đình nhiều phòng trọ đã tăng chóng mặt với giá 4,5-5 triệu đồng/tháng cho phòng 28m2-30m2.

 Các chủ nhà trọ “hét” giá chóng mặt với những căn phòng trọ chật chội
Các chủ nhà trọ “hét” giá chóng mặt với những căn phòng trọ chật chội

Anh Trần Văn Hoá quê ở huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, con đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội cả gia đình vừa mừng vừa lo. Mừng vì cháu đỗ vào trường đại học top đầu, lo vì, quãng đường mấy năm học, gia đình anh sẽ kiếm tiền như thế nào để gửi cho con ăn học.

“Tiền thuê phòng trọ, ăn uống, đi lại, phát sinh… tôi dự kiến cho con 5 triệu đồng mỗi tháng, đó là chưa kể tiền học phí sẽ đóng theo kỳ. Đối với gia đình tôi, mức tiền này rất khó khăn. Bởi lương của vợ làm công nhân cũng chỉ tầm đó, tôi là lao động tự do, công việc phập phù còn nuôi cả gia đình và một cháu đang học lớp 10. Cả tháng nay tôi và vợ đã suy đi tính lại rất nhiều, cũng phải cố gắng cho cháu học đến năm thứ 2 mới có thể đi làm thêm được. Năm sau cháu đi làm thêm chắc cũng đỡ đần được bố mẹ khoản học phí”, anh Hoá cho biết.

Toát mồ hôi” vì học phí

Ngoài việc giá nhà trọ tăng, học phí cứ tăng mỗi năm theo lộ trình của các trường đại học cũng là một nỗi lo lớn của cha mẹ. Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí chính thức và mức học phí dự kiến cho năm học 2024 - 2025. Chẳng hạn năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội áp dụng học phí 263.000 - 868.500 đồng/tín chỉ (16,4 triệu đồng/năm học, tăng 4,7 triệu đồng so với năm trước). Mức học phí khác của các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là: Đại học khoa học Tự nhiên (15 - 37 triệu); Đại học Công nghệ (32 - 40 triệu); Đại học Kinh tế (24,5 triệu)…

“Hai ông lớn” trong đào tạo kinh tế là trường Đại học Thương mại và Đại học Kinh tế Quốc dân cũng không nằm ngoài kế hoạch tăng học phí. Mức học phí của Trường Đại học Thương mại 2024 cũng tăng so với năm ngoái. Cụ thể, ở chương trình đào tạo tiêu chuẩn, học phí từ 24 - 26 triệu đồng/năm học (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm). Ở chương trình định hướng nghề nghiệp, mức học phí 26 triệu đồng/năm học (năm ngoái 25 triệu đồng/năm).

Trong đề án tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng dự kiến học phí đại học chính quy chương trình chuẩn năm học 2024 - 2025 từ 16-22 triệu đồng/năm học, tuỳ từng nhóm ngành. Lộ trình tăng học phí mỗi năm của trường không vượt quá 10%.

Sinh viên háo hức trước cánh của đại học
Sinh viên háo hức trước cánh của trường đại học

Trước mức học phí tăng, không ít phụ huynh phải cố gắng để có thể đảm bảo chi trả cho việc ăn học của con mình. Một số cha mẹ đã phải đi làm thêm, tiết kiệm từ các khoản chi tiêu hàng ngày, cắt giảm nhiều chi phí để gửi tiền cho con đi học.

Anh Bùi Văn Hùng, quê ở Nam Định chia sẻ: "Năm nay con tôi vào trường Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), tham khảo thấy chi phí tương đối nhiều, trong khi cả hai vợ chồng tôi ở quê đều làm tự do, vì thế, tôi đưa cả gia đình về Hà Nội thuê nhà ở và tìm việc làm. Tôi thấy về đây, 2 vợ chồng đi làm thuê chăm chỉ, tằn tiện cũng đủ nuôi cả nhà và con ăn học".

Ngoài việc lo lắng tiền sinh hoạt, học phí, các bậc phụ huynh còn lo lắng về việc con cái sẽ phải đối mặt với nhiều cám dỗ khi xa nhà, về việc con cái có thể chưa đủ trưởng thành để tự lập. Những câu hỏi như “Con sẽ thích nghi với môi trường mới như thế nào?”, “Con sẽ quản lý thời gian ra sao?”, “Con sẽ chọn bạn bè như thế nào?” luôn thường trực trong tâm trí của các bậc cha mẹ.

Đọc thêm

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Thổi lửa tình yêu Lịch sử - Địa lý cho học sinh tiểu học Nhịp sống trẻ

Thổi lửa tình yêu Lịch sử - Địa lý cho học sinh tiểu học

TTTĐ - Trong thời đại số, vai trò của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn học sinh khám phá thế giới tri thức một cách sáng tạo bằng công nghệ. Thầy giáo Nguyễn Sỹ Quân, Bí thư chi đoàn trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B, quận Bắc Từ Liêm là một ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp ấy trong giảng dạy.
Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy” Camera 360 trẻ

Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy”

TTTĐ - Ngày hội Mở - Open Festnăm 2024 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội vừa tổ chức tại Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), với quy mô lớn và đa dạng hoạt động sáng tạo. Đây là sân chơi bổ ích để sinh viên thể hiện bản thân; giao lưu, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
Tuyên dương 97 hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội Thủ đô tiêu biểu Bản tin công tác Đội

Tuyên dương 97 hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn tổ chức chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Quá khứ là điểm tựa để người trẻ bước vào tương lai Tôi yêu Hà Nội

Quá khứ là điểm tựa để người trẻ bước vào tương lai

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, Cung Thiếu nhi Hà Nội được xem là mạch nguồn, tập trung nhiều hoạt động nghệ thuật với chủ đề “Hoài niệm cho tương lai”.
Xem thêm