Doanh nhân cần chuyển đổi tư duy từ bắt chước sang sáng tạo giá trị
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global |
Triết lý thân - tâm - tuệ
Phóng viên: Ở Israel người ta quan niệm đội ngũ doanh nhân và trí thức là đối tượng rất được quan tâm. Trí thức phải kiếm ra tiền còn không thì gọi là “trí thức chết”. Vậy quan điểm đó ở Việt Nam như thế nào?
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global: Tôi chưa đồng ý với quan điểm cho rằng trí thức mà không kiếm ra tiền là “trí thức chết”. Giới tri thức là giới tạo ra cái mới để mang ứng dụng vào đời sống, đẩy nhanh sự phát triển. Sự sáng tạo đó ngày càng khó khăn hơn. Bởi khi con người sáng tạo càng ở cấp cao hơn thì càng gặp nhiều khó khăn, nên giới trí thức cần nghiên cứu vài năm thậm chí vài chục năm thì mới ra được một công trình khoa học đáng kể. Cho nên phải kiên trì chứ không phải trong một thời gian ngắn giới trí thức chưa đưa ra được công trình khoa học nào thì nó chưa hiệu quả.
PV: Người lãnh đạo có phải là linh hồn trong tổ chức đó?
Ông Ngô Minh Tuấn: Đúng vậy, người lãnh đạo là linh hồn trong tổ chức đó và phải hiểu được chuyện đó, để cho giới khoa học bình tĩnh mới sáng tạo được.
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global trả lời phỏng vấn tại Hội thảo “Khác biệt tư duy quản trị và tư duy quản lý” |
PV: Đối với Học viện doanh nhân CEO Việt Nam, chủ doanh nghiệp sẽ được học tư duy quản trị thông qua phương pháp nào?
Ông Ngô Minh Tuấn: Toàn bộ tư duy quản trị bắt đầu từ kiến tạo nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tức là từ sứ mệnh. Thứ hai, với sứ mệnh đó, tiêu chí thông số mình đo là gì để chứng minh rằng mình giữ được sứ mệnh đó. Thứ ba là xây dựng bộ công cụ để chuyển giao cho bên quản lý để đo đếm, thống kê, chuyển về cho nhà quản trị. Bước tiếp theo nhà quản trị phân tích con số đó xem sứ mệnh mình tuyên ngôn giữa lý thuyết và thực tế có phù hợp không để từ đó có những sự điều chỉnh cho phù hợp hơn, mang lại giá trị cho doanh nghiệp và xã hội. Triết lý đó chính là thân - tâm - tuệ.
PV: Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?
Ông Ngô Minh Tuấn: Tôi lấy ví dụ về tư duy quản trị, khi mình tuyên ngôn khách hàng sẽ được phục vụ bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Từ chuyên nghiệp chỉ là tuyên ngôn nhưng nhà quản trị phải làm rõ khái niệm thế nào là chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn chuyên nghiệp của các ngài là gì. Với tiêu chuẩn đó, với mức thu nhập bình quân của họ bao nhiêu thì ta mua được tiêu chuẩn đó. Vậy, nhà quản trị chính là người đo được mức thu nhập trung bình của nhân viên. Vì con số nó là sự thật còn tuyên ngôn là cảm tính.
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Global tại Hội thảo “Khác biệt tư duy quản trị và tư duy quản lý” |
Doanh nhân phải có tư tưởng vì lợi ích quốc gia
PV: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông đánh giá như thế nào về vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong sự phát triển đất nước?
Ông Ngô Minh Tuấn: Doanh nhân có 3 đóng góp chính cho đất nước. Một là dẫn dắt mọi người tạo ra việc làm từ đó ổn định kinh tế xã hội, thu nhập cho rất nhiều gia đình. Hai là cung cấp được nhiều dịch vụ hơn cho xã hội, mang lại giá trị, làm cho giao thương được thuận lợi hơn. Ba là đóng góp cho Nhà nước về thuế và các nghĩa vụ khác.
Doanh nhân có vai trò rất lớn trong an sinh xã hội, vừa có đóng góp vừa làm lợi cho chính bản thân là được đào tạo, rèn luyện.
Ông Ngô Minh Tuấn chia sẻ với các doanh nhân tại hội thảo |
PV: Là một doanh nghiệp huấn luyện doanh nhân, Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam có những giải pháp gì hỗ trợ doanh nhân?
Ông Ngô Minh Tuấn: Vấn đề lớn nhất là nằm ở trí tuệ con người, trong đó hình thái doanh nghiệp có 4 nhóm căn bản: Một là nhóm thuần túy vận hành giống người ta, không tạo ra điều gì mới.
Hai là nhóm công cụ thuần túy làm việc gia công cho những tầng cao hơn. Nếu được trả lương cho công việc thuần túy như thế này thì thu nhập rất thấp.
Ông Nguyễn Sơn Tùng, Giám đốc nhãn hàng thời trang Khandi: Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Khandi đang phát triển cửa hàng tại các tỉnh ở khu vực miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khi xảy ra đại dịch chúng tôi thu về một cửa hàng chuyên bán online và hoạt động bình thường nhưng đợt dịch thứ 4 phải giãn cách trong thời gian dài nên việc vận chuyển hàng hóa đến khách hàng không được suôn sẻ. Khi đó, tôi nhận ra doanh nghiệp chưa có cơ sở ở các tỉnh thành để giúp đỡ, tiếp cận khách hàng một cách chủ động… Học xong CEO về quản trị, ý nghĩa nhất đối với tôi là có tầm nhìn rộng hơn, mình không phải quản lý từng nhân viên mà quản lý từng giám đốc khu vực, chỉ đạo các vấn đề chiến lược. Tôi áp dụng hệ thống quản trị, KPI thì khi đó nhân viên tự vận hành để thấy được kết quả, biết được công việc của mình đã, đang và sẽ phải hoàn thành thêm những gì để đạt được mức thu nhập tối đa. |
Cao hơn nữa là doanh nghiệp vận hành bằng tư duy, như chúng ta mở một doanh nghiệp ra xây dựng toàn bộ hệ thống, vận hành quy trình mang đi update cho đơn vị khác. Bản chất cái đó làm một lần, tạo ra giá trị cho nhiều nơi, nhiều lần. Đây là tầng cao hơn tầng tư duy. Điều này doanh nghiệp Việt đang rất thiếu, họ không làm được điều đó. Nếu như vậy thì chúng ta chỉ lao động ở mức rẻ, thuần túy học theo nhau để cạnh tranh, như thế rất lộn xộn về tầng lớp doanh nhân.
Cao nhất là tầng tư tưởng. Khi thành lập ra tập đoàn thì bám chặt vào tư tưởng vì mình hay vì quốc gia. Tất cả những thứ họ làm tập trung hết nguồn lực vì quốc gia, để xây dựng văn hóa và một thế hệ doanh nhân trong tương lai giàu đẹp. Đây gọi là người có tư tưởng rõ nét.
Doanh nhân Việt Nam hiện nay cống hiến cho đất nước bằng rất nhiều việc giá trị tuy nhiên vẫn còn thiếu những doanh nghiệp có tư tưởng rõ nét.
Cho nên, vai trò lớn nhất của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam khi tôi xây dựng đó là dùng tuyên ngôn “nâng tầm dân trí Việt, doanh nhân Việt”. Mục tiêu lớn nhất là chuyển đổi từ việc vận hành doanh nghiệp theo tư duy bắt chước sang tư duy sáng tạo để mang lại giá trị. Cao hơn nữa là làm cho họ có tư tưởng vì quốc gia thay vì nặng về cá nhân nhiều hơn.
Hội thảo “Khác biệt tư duy quản trị và tư duy quản lý” |
Vừa kiếm tiền và vừa mang lại giá trị cho xã hội
PV: Như ông nói, tư tưởng phải lớn, bản thân doanh nghiệp cũng có doanh nghiệp không đủ sức khỏe, không đủ tầm thì họ phải tự học hỏi, đầu tư và khi đủ mạnh mới đóng góp cho quốc gia?
Ông Ngô Minh Tuấn: Đó là câu chuyện “quả trứng con gà”, dù là ai vẫn phải có tư tưởng xây dựng quốc gia, tôi là một doanh nhân, nông dân… nếu chung nhau tư tưởng đó thì mỗi người làm một việc nhỏ, đồng tâm hiệp lực thì ắt quốc gia sẽ phát triển. Tôi gọi đó là đồng tư tưởng, đồng chí hướng.
PV: Buổi hội thảo giúp ích gì cho các đối tượng tham dự? Thưa ông!
Ông Ngô Minh Tuấn: Tất cả các khóa học mọi người tham gia thì đã thoát khỏi vòng vật chất kiếm ăn. Rất nhiều người hỏi sao học trò của thầy giàu thế, tôi trả lời rằng họ giàu trước khi đến học. Họ đến học để hiểu biết tư duy sắp xếp lại doanh nghiệp, giúp bình an hơn, cống hiến nhiều hơn cho xã hội; Làm thế nào để vừa kiếm tiền và vừa mang lại giá trị cho xã hội.
Ông Ngô Minh Tuấn chia sẻ với các doanh nhân về kiến tạo giá trị doanh nghiệp |
PV: Ông kỳ vọng gì sau buổi hội thảo này?
Ông Ngô Minh Tuấn: Không phải là kỳ vọng mà là khát vọng, tôi trao đổi với hàng nghìn doanh nghiệp nhưng trong số đó ít doanh nghiệp có tư duy quản trị. Mọi người thường nghĩ làm doanh nhân thì sợ hãi, thậm chí còn kết luận làm doanh nhân là cô đơn. Thực ra, họ vận hành doanh nghiệp theo kiểu một mình mình làm tất nên không hiệu quả. Đó là lý do tôi nghĩ ra khóa học để dạy cho doanh nhân, tránh tình trạng họ sa đà vào quản lý. Tôi kỳ vọng khi họ không làm quản lý nữa thì sẽ có thời gian nhìn toàn cảnh thế giới để nâng được tầm tư duy và tư tưởng. Đó là lúc họ chuyển dịch được tầng tư tưởng của mình. Còn nếu cứ luẩn quẩn vòng quay cơm, áo, gạo, tiền… thì chỉ ở tầm thấp mà thôi.
Ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch Học viện Nhân Hòa Việt Nam: Tôi đang gặp khó khăn về khác biệt tư duy quản lý và tư duy quản trị. Hiện tại, tôi với vai trò quản trị nhưng lại làm hết việc của người quản lý. Khi tham gia hội thảo này, tôi nhận được rất nhiều kiến thức giá trị, đặc biệt là tư duy về quản trị sẽ đi từ hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng đúng thì nhân sự sẽ làm đúng, khi có vấn đề xảy ra thì theo bộ quy tắc đó để giải quyết vấn đề tốt, làm đúng vai trò của mình. Khi ôm đồm công việc của quản lý, tôi gặp hai áp lực đó là tài chính và thời gian. Tôi không còn thời gian để làm việc khác vì vừa quản lý vừa quản trị. Sau hội thảo này, tôi sẽ nâng cấp năng lực của bản thân, thay đổi tư tưởng của mình và xây dựng thêm quỹ đào tạo cho nhân sự. |