Tag
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Đổi mới giáo dục phổ thông... không để học sinh học chay

Giáo dục 07/07/2022 09:33
aa
TTTĐ - Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, chiều 6/7, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế xung quanh việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và tình hình phát triển giáo dục, đào tạo của địa phương.
GS.TS Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Anh Bộ GD&ĐT kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS ngay từ năm học 2022 - 2023 Những điều sĩ tử cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn Cô Hương Fiona bật mí “chiến thuật” giành điểm cao môn Tiếng Anh Hà Nội thông qua mức trần học phí cơ sở giáo dục công chất lượng cao năm học 2022-2023

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu và lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế dự buổi làm việc.

Thành bại của đổi mới nằm trong quyền hạn, trách nhiệm của địa phương

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận kết quả của giáo dục Thừa Thiên - Huế, thể hiện qua việc các bậc học mầm non, phổ thông đảm bảo chất lượng, giáo dục đại trà và mũi nhọn hài hòa khi đều có chất lượng tốt; Đồng thời gửi lời cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã dành sự quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Đổi mới giáo dục phổ thông... không để học sinh học chay
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Bộ GD&ĐT với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế

Bộ trưởng cũng đánh giá cao kết quả thực hiện sắp xếp, quy hoạch cơ sở giáo dục của tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi vừa đạt được mục tiêu chung nhưng cũng tính đến đặc điểm riêng của từng khu vực. Bộ trưởng lưu ý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này cần tính đến sự hài hòa, bởi trên thực tế vẫn còn có nơi sắp xếp máy móc, có sự thu gọn để lấy số lượng. “Tinh thần ở đâu có học sinh ở đó có chỗ học, có các thầy cô”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trong tình hình thiếu giáo viên chung của nhiều cơ sở giáo dục, tại Thừa Thiên - Huế mức độ chênh lệch giữa các khối nhóm, nhu cầu phát sinh về giáo viên không gay gắt như những khu vực khác. Theo Bộ trưởng, đó là kết quả của sự quan tâm thường xuyên của địa phương với công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, điều kiện về cơ sở vật chất cũng cho thấy sự quan tâm của tỉnh, khi tỷ lệ trường chuẩn cùng các điều kiện đi kèm tương đối tốt. Bộ trưởng lưu ý, tỉnh cần chú ý quan tâm tới hệ thống các trường chuyên biệt.

Về nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục, là triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng cho biết, còn nhiều việc phải làm, còn nhiều khó khăn thách thức đặt ra. Trong đó, thành bại của đổi mới nằm trong quyền hạn, trách nhiệm của địa phương.

“Qua hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều địa phương khó khăn về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tỷ lệ học chay còn nhiều. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cần đặt ra nội dung công việc, cố gắng khai thác tối đa trang thiết bị trường học, tránh việc học sinh phải học chay; Mong địa phương quan tâm hỗ trợ ngành Giáo dục để việc đổi mới giáo dục phổ thông đảm bảo tốt”, Bộ trưởng nói.

Cho rằng tinh thần chỉ đạo công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Thừa Thiên - Huế rất tốt, Bộ trưởng lưu ý: Thi là việc hằng năm song luôn luôn đặt ra tình huống phải thận trọng để đảm bảo kỳ thi chất lượng. Ban Chỉ đạo thi của tỉnh cần lưu ý tới từng Hội đồng thi để tránh xảy ra các việc đáng tiếc; Đồng thời cần có phương án sẵn sàng trong các tình huống có thiên tai bão lũ bất thường, đặc biệt là trong việc vận chuyển đề thi đến các điểm thi.

Bộ trưởng cũng dành nhiều trao đổi liên quan tới giáo dục đại học, trong đó nhấn mạnh tới sự quan tâm của tỉnh Thừa Thiên - Huế với Đại học Huế trong suốt thời gian qua. Bộ trưởng mong muốn, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa cho Đại học Huế, bởi nguồn nhân lực đào tạo từ đây phần lớn dành cho khu vực của tỉnh. Như vậy, quan tâm, chăm chút cho Đại học Huế cũng chính là đang quan tâm tới địa phương; Địa phương sẽ được hưởng lợi từ đó.

Cảm ơn sự quan tâm cùa Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn với giáo dục và đào tạo Thừa Thiên - Huế, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành của Bộ GD&ĐT trong quá trình đổi mới và phát triển của giáo dục Thừa Thiên - Huế.

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, hướng tới một nền giáo dục chất lượng

Báo cáo tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết: Toàn tỉnh hiện có 568 trường mầm non, phổ thông, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Thừa Thiên - Huế có 16.368 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và phổ thông. Đáng chú ý, nguồn tuyển giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tại Thừa Thiên - Huế rất thuận lợi, do có các cơ sở đào tạo giáo viên có chất lượng, uy tín trên địa bàn như Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Nghệ thuật, Học viện Âm nhạc Huế…

Đổi mới giáo dục phổ thông... không để học sinh học chay
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc

Năm học 2021-2022 mặc dù vẫn là năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên - Huế đều nâng lên, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi. Toàn tỉnh hiện có 384/569 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 67,5%; có 484 trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục, đạt tỷ lệ 83,9%. Trong năm 2022, nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục Thừa Thiên - Huế là gần 389 tỷ đồng.

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành Giáo dục đã chủ động, linh hoạt cũng như có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, do đó việc triển khai sách giáo khoa lớp 1, 2, 6 đạt kết quả đề ra, phát huy nhiều ưu điểm của chương trình đổi mới. Để chuẩn bị cho triển khai chương trình mới trong năm học mới, ngành Giáo dục đã hoàn thành công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10, cũng như chuẩn bị xây dựng các tổ hợp nhóm môn lựa chọn ở lớp 10.

Với quan điểm xuyên suốt xây dựng giáo dục Thừa Thiên - Huế phát triển theo hướng đạt chuẩn, chất lượng và tiếp tục hướng đến hình thành trường kiểu mẫu với các tiêu chí: Xanh, an toàn, thông minh, hạnh phúc; Tạo ra những điều kiện dạy và học thuận lợi nhất cho giáo viên và học sinh, thời gian tới, giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp.

Đồng thời, tỉnh rà soát tham mưu ban hành các chương trình, đề án, chế độ, chính sách phát triển giáo dục, đảm bảo huy động các nguồn lực, điều kiện tốt nhất để giáo dục Thừa Thiên - Huế phát triển; Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất dạy và học, hình thành hệ thống giáo dục ngoài công lập chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết: Toàn tỉnh có 37 điểm thi, 588 phòng thi, với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 12.3737 thí sinh. Số lượng cán bộ được điều động làm công tác coi thi là 2342 người.

Cho đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất, các Điểm thi đã sẵn sàng bước vào kỳ thi với điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhân lực, trong đó bao gồm cả phương án cho các tình huống thiên tai, bão lũ và đặc biệt là phòng, chống dịch COVID-19. Theo báo cáo đến ngày 6/7, chưa có trường hợp thí sinh là F0 tham gia kỳ thi tại Thừa Thiên - Huế.

Đọc thêm

Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa Nhịp sống phương Nam

Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa

TTTĐ - Công An TP Hồ Chí Minh đang phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc Trung tâm Anh ngữ quốc tế Úc Châu đóng cửa.
Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm Giáo dục

Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm

TTTĐ - Đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) cho rằng, vấn đề dạy thêm học thêm là nhu cầu thiết thực của người dân, phụ huynh, học sinh...
Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình Giáo dục

Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc miễn học phí rộng rãi sẽ giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình, khuyến khích những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đi học, qua đó nâng cao mặt bằng học vấn và nguồn nhân lực trong tương lai.
Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô Giáo dục

Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Sáng 22/5, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác và tuyên dương - khen thưởng thành tích Giáo viên dạy giỏi - Học sinh giỏi năm học 2024 - 2025.
Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách Giáo dục

Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu mức trần miễn học phí đối với các địa phương chưa tự chủ ngân sách...
Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá Giáo dục

Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá

TTTĐ - Ngày 22/5, tại trường THCS Thành Công, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức Tổng kết và trao giải kỳ thi Olympic các môn văn hóa lớp 6, 7, 8 năm học 2024-2025.
Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non Giáo dục

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

TTTĐ - Hệ thống Giáo dục Vinschool và Hệ thống Y tế Quốc tế Vinmec vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, áp dụng từ năm học 2025 - 2026. Thỏa thuận này tạo nên một mạng lưới giáo dục - y tế khép kín, giúp hơn 15.000 trẻ mầm non Vinschool, bắt đầu từ 12 tháng tuổi, được theo dõi và chăm sóc toàn diện ngay tại trường.
Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí Giáo dục

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

TTTĐ - Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, TP Hà Nội dành nguồn lực rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo. Tổng số tiền miễn, giảm học phí hiện nay là khoảng 800 tỷ đồng. Nếu thực hiện theo phương án mới, dự kiến TP Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng. TP sẽ nghiên cứu triển khai sớm nội dung này.
Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo Giáo dục

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Chiều 22-5, thảo luận tại tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, thành phố dành nguồn lực rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo.
Xem thêm