Tag

Những điều sĩ tử cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn

Giáo dục 05/07/2022 09:45
aa
TTTĐ - Trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - giáo viên có nhiều kinh nghiệm ôn luyện môn Ngữ văn của Hệ thống giáo dục HOCMAI đã tổng kết các thông tin cô đọng để giúp thí sinh giành được điểm cao ở môn thi này.
Đề thi môn Ngữ văn có cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lý và nhận thức của học trò Đề thi Ngữ văn quen thuộc, không có sự mới mẻ khơi gợi hứng thú sáng tạo Gợi ý đáp án môn Ngữ văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội

Cô Tuyết chia sẻ: “Khóa 2K4 là khóa học trò chịu những tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 khi cả ba năm THPT các em đều phải trải qua những khoảng thời gian dài học online. Chỉ còn vài ngày nữa, các em thực sự bước vào kì thi tốt nghiệp THPT với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn.

Áp lực với kì thi nói chung với môn Ngữ văn nói riêng là không tránh khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm lúa sắp gặt, trái sắp chín, công sức bao lâu sắp hiện trong thành quả của một kì thi thành công”.

Những điều sĩ tử cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục HOCMAI

Cô Tuyết lưu ý học sinh một số điều: “Thay vì lo lắng và áp lực, các em cần tích cực rà soát lại một lần nữa những đơn vị kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ghi nhớ những giá trị nội dung và nghệ thuật chính của mỗi bài”.

Bên cạnh đó, học sinh cần tự kiểm tra lại hệ thống kỹ năng đáp ứng từng kiểu loại câu hỏi trong đề thi. Các em nên ôn tập theo các đơn vị kiến thức cơ bản trong mô hình đề thi mấy năm nay với ba phần: kiểu bài đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.

Phần đọc hiểu luôn gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao. Các em cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu.

Ví dụ: Câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: hoặc yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ / phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt…; Hoặc yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh. Khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.

Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm, nhận định, câu văn, câu thơ…trong văn bản. Học sinh cần giải thích nghĩa đen - nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm, nhận định…

Câu hỏi vận dụng thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ... trong văn bản trong câu/ đoạn văn bản. Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt và giá trị biểu cảm…

Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định, thông điệp, vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Với dạng câu hỏi yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hiện tượng, sự việc… học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu…

Với dạng câu hỏi “Anh/chị có đồng tình… Vì sao?”, học sinh cần xác định đúng suy nghĩ, nhận thức của mình để luận bàn cho thấu đáo, chặt chẽ. Đề thi hoàn toàn có thể xuất hiện nhiều phương án: đồng tình, không đồng tình, đồng tình nhưng có giới hạn, điều kiện, ngoại lệ… Phần quan trọng nhất là trả lời câu hỏi “Vì sao?” với lập luận chặt chẽ và trung thực, thuyết phục.

Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần đặc biệt chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn: Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân, ý nghĩa, hậu quả, giải pháp, bài học…); Về hình thức, cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài…

Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều nhất thời gian và tâm sức. Vì vậy, cô Tuyết lưu ý, thí sinh cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài. Nếu đoạn văn nghị luận xã hội cần sự thể hiện cái tôi bản lĩnh, trung thực thì bài nghị luận văn học rất cần khả năng cảm nhận tinh tế, sự phân tích sâu sắc và tình cảm chân thành.

Đọc thêm

Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa Nhịp sống phương Nam

Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa

TTTĐ - Công An TP Hồ Chí Minh đang phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc Trung tâm Anh ngữ quốc tế Úc Châu đóng cửa.
Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm Giáo dục

Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm

TTTĐ - Đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) cho rằng, vấn đề dạy thêm học thêm là nhu cầu thiết thực của người dân, phụ huynh, học sinh...
Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình Giáo dục

Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc miễn học phí rộng rãi sẽ giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình, khuyến khích những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đi học, qua đó nâng cao mặt bằng học vấn và nguồn nhân lực trong tương lai.
Ở đâu có học sinh chăm ngoan, thầy cô tâm huyết... ở đó thành tựu sẽ nở hoa Giáo dục

Ở đâu có học sinh chăm ngoan, thầy cô tâm huyết... ở đó thành tựu sẽ nở hoa

TTTĐ - Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà tại Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025 diễn ra sáng 23/5, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt - Xô.
Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô Giáo dục

Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Sáng 22/5, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác và tuyên dương - khen thưởng thành tích Giáo viên dạy giỏi - Học sinh giỏi năm học 2024 - 2025.
Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách Giáo dục

Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu mức trần miễn học phí đối với các địa phương chưa tự chủ ngân sách...
Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá Giáo dục

Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá

TTTĐ - Ngày 22/5, tại trường THCS Thành Công, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức Tổng kết và trao giải kỳ thi Olympic các môn văn hóa lớp 6, 7, 8 năm học 2024-2025.
Chính sách nhân văn chiến lược, cần quyết tâm thực hiện lâu dài Giáo dục

Chính sách nhân văn chiến lược, cần quyết tâm thực hiện lâu dài

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhận định, việc miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông là chính sách nhân văn, bước tiến mang tính đột phá. Vì là chính sách mang tính chiến lược nên cần có quyết tâm thực hiện lâu dài…
Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non Giáo dục

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

TTTĐ - Hệ thống Giáo dục Vinschool và Hệ thống Y tế Quốc tế Vinmec vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, áp dụng từ năm học 2025 - 2026. Thỏa thuận này tạo nên một mạng lưới giáo dục - y tế khép kín, giúp hơn 15.000 trẻ mầm non Vinschool, bắt đầu từ 12 tháng tuổi, được theo dõi và chăm sóc toàn diện ngay tại trường.
Xem thêm