Tag

Đội thầy thuốc, sinh viên tình nguyện Đại học Y Hà Nội "ba cùng" nơi "tâm dịch" Bình Dương

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 17/07/2021 20:57
aa
TTTĐ - Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, được đặt tại tòa nhà A khu nhà ở xã hội Becamex hiện thu dung điều trị 250 bệnh nhân. Đây cũng là nơi làm việc của đoàn thầy thuốc, sinh viên tình nguyện Đại học Y Hà Nội.
Bình Dương xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm Chỉ thị 16 Bình Dương: Người đàn ông hành hung công an khi bị nhắc nhở đeo khẩu trang Bình Dương: 7 địa phương giãn cách theo chỉ thị 16 Thêm 314 ca mắc Covid-19 tại TP HCM và Bình Dương

10 ngày "bắt tay" trực tiếp thăm khám, điều trị bệnh nhân

Trước đó, sáng 6/7, 350 cán bộ sinh viên có kinh nghiệm của trường Đại học Y Hà Nội vào Bình Dương chi viện chống dịch trong bối cảnh dịch bệnh ở đây ngày càng phức tạp.

GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết: "350 cán bộ, học viên của trường gồm 11 giảng viên chuyên ngành hồi sức cấp cứu, nội khoa, nhi khoa, kỹ thuật y học, điều dưỡng; 339 sinh viên năm cuối thuộc các hệ bác sĩ y khoa, cử nhân điều dưỡng, y tế công cộng, y học cổ truyền lên đường vào sáng 6/7. Trong số này có 30 sinh viên năm thứ 5 hệ y học dự phòng từng tham gia chống dịch ở Bắc Ninh vừa hết cách ly cũng tình nguyện lên đường".

Theo GS Văn, tất cả 350 tình nguyện viên đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nhà trường cũng đã tổ chức đào tạo, tập huấn bài bản về truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm và chăm sóc bệnh nhân Covid-19 cho đoàn cán bộ, sinh viên.

Từ ngày 7/7/2021, đoàn thầy thuốc của Đại học Y Hà Nội gồm 10 người do BS Nguyễn Quốc Linh làm trưởng đoàn và 9 sinh viên năm 3 ngành điều dưỡng đã đến trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh tại Trung tâm Y tế (TTYT) thị xã Bến Cát

BS Trần Tuấn Thanh, Phó Giám đốc TTYT thị xã Bến Cát được phân công phụ trách khu điều trị này. BS Thanh cho biết: "Nhân sự của TTYT lúc đó chỉ vẻn vẹn 20 cán bộ trong đó có 5 BS, phục vụ tất cả cá nhiệm vụ: Tiếp nhận, thu dung điều trị, ăn uống, khử khuẩn, vệ sinh…".

Thầy thuốc ĐH Y Hà Nội và TTYT Bến Cát cùng hội chẩn trên phim X-quang
Thầy thuốc ĐH Y Hà Nội và TTYT Bến Cát cùng hội chẩn trên phim X-quang
Công việc thường ngày của thầy thuốc Khu điều trị bệnh nhân COVID-19
Công việc thường ngày của thầy thuốc Khu điều trị bệnh nhân Covid-19

Ngay khi đến, đoàn đã bắt tay ngay cùng nhân viên TTYT Bến Cát trực tiếp thăm khám, điều trị bệnh nhân.

BS Nguyễn Quốc Linh trực tiếp hỗ trợ chuyên môn, 2 sinh viên điều dưỡng hỗ trợ tiếp nhận bệnh và khử khuẩn, 3 sinh viên hỗ trợ chăm sóc, hồ sơ bệnh án, 2 sinh viên hỗ trợ lấy mẫu và 2 sinh viên hỗ trợ phục vụ ăn uống.

Để tiện theo dõi bệnh nhân và trao đổi thông tin, nhóm thầy thuốc của Đại học Y Hà Nội cùng với thầy thuốc khu điều trị đã lập nhóm trên ứng dụng Zalo để chia sẻ phác đồ điều trị, tình hình diễn tiến của người bệnh, bệnh nhân nguy cơ…

Lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân
Lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân

BS Nguyễn Quốc Linh trực tiếp theo dõi, khám 30 người bệnh trên tầng 4 cũng như hỗ trợ khám các ca nặng khu cấp cứu.

Lập Zalo sử dụng mã QR cho người bệnh khai báo y tế

Nhóm Zalo của thầy thuốc đã kịp thời chia sẻ kinh nghiệm, phác đồ, dự đoán người bệnh sẽ chuyển nặng, thời điểm diễn tiến nặng; Những việc cần phải làm ngay như lập ngay phòng cấp cứu trong khu điều trị để sẵn sàng cấp cứu khi bệnh nhân chuyển nặng.

Trao đổi chuyên môn giữa thầy thuốc, sinh viên Đại học Y Hà Nội và thầy thuốc TTYT Bến Cát
Trao đổi chuyên môn giữa thầy thuốc, sinh viên Đại học Y Hà Nội và thầy thuốc TTYT Bến Cát

BS Linh chia sẻ: “Thiết lập phòng cấp cứu trong khu điều trị là việc cần thiết phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh Bình Dương các trang thiết bị cần thiết như đồ phòng hộ đúng tiêu chuẩn, máy đo nồng độ oxy SpO2, thuốc điều trị các ca suy hô hấp, dự tính số lượng oxy cần phải trang bị cũng như các dụng cụ cấp cứu cần thiết khác. Đồng thời, chúng tôi luôn hội chẩn và tiên lượng với các thầy khi gặp ca bệnh khó”.

Qua thăm khám, các bệnh nhân đều có điện thoại thông minh, đoàn công tác của Đại học Y Hà Nội đã lập App Zalo sử dụng mã QR cho người bệnh khai báo y tế theo dõi sức khỏe nhiều lần trong ngày.

Nhờ App này, các nhân viên y tế đã giảm áp lực đi buồng và có thể phát hiện sớm triệu chứng bệnh nhân diễn biến nặng để tập trung theo dõi và phân loại ngay.

Công việc và áp lực nhiều, 9 sinh viên năm 3 ngành điều dưỡng cùng với thầy của mình có những ngày làm việc đến nửa đêm nhưng ai cũng vui vì được sử dụng kiến thức trên giảng đường vào ngày thực tế chăm sóc người bệnh.

Do điều kiện vật chất hạn chế, nhóm thầy thuốc của Đại học Y Hà Nội “ba cùng” với thầy thuốc TTYT Bến Cát: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm ngay trong khu điều trị.

Họ luôn vui vẻ và hòa đồng. Niềm vui khi mỗi ngày được chứng kiến sức khỏe bệnh nhân được tốt dần. Thời gian rảnh, cả nhóm cùng sinh hoạt trao đổi chuyên môn với thầy thuốc của thị xã Bến Cát.

BS Trần Tuấn Thanh, bộc bạch: “Đây là lần đầu tiên, chúng tôi trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 nên gặp nhiều bỡ ngỡ và rất may mắn khi được đón đoàn thầy thuốc của Đại học Y Hà Nội về hỗ trợ chuyên môn. Nhờ đóng góp chuyên môn của thầy thuốc từ Hà Nội vào, chúng tôi đã kịp thời phát hiện nhanh 5 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng”.

“Thay mặt nhân viên khu điều trị bệnh nhân Covid-19 và Trung tâm Y tế Bến Cát cảm ơn đoàn hỗ trợ y tế của Đại học Y Hà Nội. Nhờ có đoàn hỗ trợ mà nhân viên khu điều trị tự tin hơn khi điều trị bênh nhân, nhất là những ca có nguy cơ chuyển nặng”, BS Thanh nói.

BS Nguyễn Thành Danh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết, 350 cán bộ, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đến tỉnh đã đóng góp rất nhiều cho Bình Dương về công tác chuyên môn, hỗ trợ cho thầy thuốc trong tỉnh từ lấy mẫu, truy vết, điều trị… Đây là sự chi viện kịp thời, động viên tinh thần thầy thuốc của tỉnh trong cuộc chiến chống Covid-19 dự báo còn khó khăn, phức tạp.

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm