Tag

Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP

Kinh tế 25/04/2020 23:55
aa
TTTĐ - Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Nơi đây có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên có lợi thế để phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, huyện đã khảo sát, đánh giá được 233 sản phẩm của 84 chủ thể sản xuất, trong đó thành phố đã có Quyết định công nhận 20 sản phẩm OCOP huyện Đông Anh.

Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP

Đồ thủ công mỹ nghệ là một trong ba nhóm sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh được thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành thương hiệu có sức hút với người tiêu dùng

Phải thay đổi để OCOP là chương trình vì người dân

Hà Nội kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô

Mang hương sắc, sản vật địa phương về Thủ đô Hà Nội

Khai thác lợi thế của địa phương

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP, thời gian qua, Đông Anh đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình theo tinh thần Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Các đại biểu tham dự một buổi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Đông Anh
Các đại biểu tham dự một buổi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Đông Anh

Theo đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 2/8/2019 về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm huyện Đông Anh đến năm 2020. Trong đó, mục tiêu đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện có từ 30-40 sản phẩm được thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao, tập trung ở nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, đồ uống, du lịch… Đây là những sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương, đã có thương hiệu và đang tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu.

Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, UBND huyện Đông Anh đã nghiêm túc xây dựng kế hoạch, thành lập hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP gồm 7 thành viên do đồng chí Nguyễn Xuân Linh - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện làm chủ tịch hội đồng và triển khai đến các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã và các hộ kinh doanh đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 233 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP huyện Đông Anh đến năm 2020.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng cho biết: Phát huy tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đến nay, trên địa bàn huyện Đông Anh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch như vùng sản xuất rau hữu cơ, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cam hữu cơ sinh học, vùng sản xuất lúa hàng hóa…

Đậu phụ sạch Dafusa là một trong hai sản phẩm OCOP đạt 4 sao của huyện Đông Anh
Đậu phụ sạch Dafusa là một trong hai sản phẩm OCOP đạt 4 sao của huyện Đông Anh

Trên địa bàn huyện cũng có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, an toàn đạt tiểu chuẩn quy định: Tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), VietGAP… Đặc biệt, huyện đã hình thành nhiều cơ sở sơ chế, chế biến, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để gia tăng giá trị sản phẩm. Đông Anh cũng có nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát huy như làng làm bún Mạch Tràng, tương Việt Hùng, bánh chưng Liên Hà, đậu làng Chài Võng La...

Các sản phẩm làng nghề của Đông Anh sản xuất ra được kiểm tra chất lượng, được gắn tem truy xuất nguồn gốc nhằm minh bạc thông tin về sản phẩm và kết nối cung cầu. Đầu năm 2018, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm huyện Đông Anh chính thức đi vào hoạt động và kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố. Đến nay, trên hệ thống đã có trên 700 sản phẩm, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, làng nghề.

Một trong số những sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Đông Anh chính là đồ thủ công mỹ nghệ. Anh Đỗ Văn Cường, chủ một cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ ở thôn Thiết Úng, xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội) là người có đôi tay tài hoa trong nghề đục điêu khắc. Quá trình làm nghề, anh đã sáng tạo ra hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm chạm khắc tinh xảo, đặc sắc. Nhờ nghề này, gia đình có cuộc sống ngày một sung túc. Tham gia vào chương trình OCOP của huyện, anh Cường mong muốn được hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ về thị trường để phát triển hơn.

Không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm

Đông Anh là huyện đầu tiên của Hà Nội đã và đang đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP. Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng cho biết, sản phẩm được đánh giá theo 3 tiêu chí: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm.

Cụ thể, với sản phẩm và sức mạnh cộng đồng phải đáp ứng các yêu cầu như có kế hoạch bảo vệ, đánh giá tác động môi trường, có mẫu mã bao bì đẹp, đặc sắc... Về khả năng tiếp thị, ngoài các kênh bán hàng truyền thống còn có các hoạt động quảng bá sản phẩm, câu chuyện sản phẩm. Về chất lượng sản phẩm, phải kiểm soát được chất lượng, có hồ sơ chứng nhận, kiểm định chất lượng sản phẩm...

Để ngày càng nâng cấp, hoàn thiện, phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, ngay sau khi UBND thành phố ban hành Kế hoạch 3629/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm huyện Đông Anh đến năm 2020 và triển khai Chương trình đến toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến chủ thể sản xuất và người dân.

Mục tiêu của huyện Đông Anh là đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện có từ 30-40 sản phẩm được Thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao
Mục tiêu của huyện Đông Anh là đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện có từ 30-40 sản phẩm được Thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao

Ngay sau khi triển khai, các chủ thể sản xuất đã nhận thức được lợi ích của Chương trình OCOP và chủ động đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Huyện đã thành lập Hội đồng, tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm (OCOP) huyện Đông Anh đến năm 2020; Quy chế hoạt động của Hội đồng và lựa chọn 12 chủ thể với 20 sản phẩm thuộc 3 nhóm: Thực phẩm, đồ uống, thủ công, mỹ nghệ nhằm tập trung đánh giá công bằng, khách quan, chính xác theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và để thu hút ngày càng nhiều chủ thể tham gia.

Tuy là huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện nhưng Đông Anh đã được đánh giá cao trong công tác tổ chức. Thành phố đã có Quyết định công nhận 20 sản phẩm OCOP huyện Đông Anh. Trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao (tượng gỗ long mã, đậu phụ sạch Dafusa) 18 sản phẩm đạt 3 sao (cà chua, dưa chuột, cải bó xôi của Công ty CP Rau an toàn Hải Anh; giò lụa, xúc xích xông khói, chả quế của cơ sở chế biến thực phẩm Mạnh Cường; rượu gạo nếp Long Tửu…).

Để Chương trình OCOP ngày càng thiết thực, hiệu quả, đầu năm 2020, Huyện ủy, UBND huyện đã quyết định xây dựng Đề án phát triển nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025 theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Đề án OCOP giai đoạn 2020-2025).

UBND huyện cũng đã ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án và triển khai khảo sát, đánh giá sản phẩm chủ lực, tiềm năng, các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện nhằm xây dựng cách bài bản, đồng bộ các giải pháp thực hiện đề án như nâng cao chất lượng, mẫu mã, báo bì, giá trị, thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm…

Đến nay, toàn huyện đã khảo sát, đánh giá được 233 sản phẩm của 84 chủ thể sản xuất. Từ đó UBND huyện đang cùng đơn vị tư vấn xây dựng Đề án OCOP giai đoạn 2020-2025, dự kiến trình HĐND huyện thông qua trong tháng 6/2020. Từ kết quả khảo sát phục vụ xây dựng đề án, UBND huyện cũng đã lựa chọn 40 sản phẩm để tập trung đánh giá, phân hạng năm 2020.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Lãnh đạo MB: Chuyển đổi số, ứng dụng AI không nhằm cắt giảm người Doanh nghiệp

Lãnh đạo MB: Chuyển đổi số, ứng dụng AI không nhằm cắt giảm người

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Quân đội (MB) khẳng định, việc đầu tư cho chuyển đổi số, AI không nhằm giảm bớt nhân sự mà để tăng năng suất lao động.
Ưu đãi hấp dẫn mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Doanh nghiệp

Ưu đãi hấp dẫn mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.
Agribank trao giải Đặc biệt 1 tỷ đồng tới khách hàng trúng thưởng Doanh nghiệp

Agribank trao giải Đặc biệt 1 tỷ đồng tới khách hàng trúng thưởng

TTTĐ - Ngày 26/4, tại trụ sở Agribank Chi nhánh Kiên Giang II, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Lễ trao thưởng giải Đặc biệt trị giá 1 tỷ đồng cho khách hàng trúng thưởng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”.
PNJ vượt "cơn bão kép", đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng Doanh nghiệp

PNJ vượt "cơn bão kép", đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận các nội dung quan trọng như kết quả kinh doanh 2024, kế hoạch 2025, phân phối lợi nhuận, và phương án mua lại cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi cổ đông.
"Đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế Kinh tế

"Đòn bẩy" thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế

TTTĐ - Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là "đòn bẩy" thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia vì một Việt Nam thịnh vượng.
Văn Phú - Invest liên tiếp lọt top 10 chủ đầu tư uy tín Kinh tế

Văn Phú - Invest liên tiếp lọt top 10 chủ đầu tư uy tín

TTTĐ - Khẳng định vị thế vững mạnh trên thị trường bất động sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (mã CK: VPI) lần thứ ba liên tiếp được vinh danh trong top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2025 do Vietnam Report công bố.
Phát huy trí tuệ, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong đội ngũ công nhân, người lao động Lao động - Việc làm

Phát huy trí tuệ, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong đội ngũ công nhân, người lao động

TTTĐ - Tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 diễn ra ngày 26/4, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: Tháng 5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, khẳng định sứ mệnh lịch sử, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 Lao động - Việc làm

Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025

TTTĐ - Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương và Bộ Nội vụ tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Cổ đông dự họp thường niên 2025 của MB được "lì xì" tiền mặt Doanh nghiệp

Cổ đông dự họp thường niên 2025 của MB được "lì xì" tiền mặt

TTTĐ - Như thông lệ hàng năm, mỗi cổ đông đi dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Ngân hàng Quân Đội (MB) đều nhận được "lì xì" 500.000 đồng.
Xem thêm