Tag

Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh

Môi trường 28/10/2023 10:51
aa
TTTĐ - Tăng trưởng xanh đang được xem là một xu thế tất yếu trên con đường hướng đến phát triển bền vững. Để hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, nhiều giải pháp cần được triển khai một cách đồng bộ.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế xanh Du lịch TP Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng xanh Hiện thực hóa kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam

Doanh nghiệp lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược

Trung bình, Việt Nam gánh chịu thiệt hại trực tiếp về tài sản khoảng 2,4 tỷ USD hàng năm, tương đương 0,8% GDP do các hiện tượng khí hậu cực đoan.

Để giảm thiểu thiệt hại do tác động môi trường, các chuyên gia cho rằng, chúng ta cần chú trọng hơn vào số hóa, xanh hóa, sự cân đối và hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường sẽ giúp Việt Nam hoàn thành nhanh hơn mục tiêu dài hạn về phát triển bền vững và trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh
Nhiều doanh nghiệp chú trọng chú trọng hơn vào số hóa, xanh hóa (Ảnh minh họa)

Theo kết quả tính sơ bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP năm 2022 là 14,26%, tỷ trọng kinh tế số trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt khoảng 8,47%.

Các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh được đẩy mạnh. Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển.

Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng, chuyển dần từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa như thương mại và thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử, giáo dục đào tạo trực tuyến... hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao.

Phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững hiện đang là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu Việt Nam đang hướng tới.

Đến nay, Việt Nam đã và đang có các chiến lược tăng trưởng xanh như Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn.

Các nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đây được coi là chìa khóa đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược và lợi thế cạnh tranh như sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư nghiêm túc vào những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải và khí thải.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Với mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường, việc thực hiện tăng trưởng xanh thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh một số lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, sự quyết tâm của Chính phủ, vẫn còn nhiều thách thức.

Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh đang được xem là một xu thế tất yếu trên con đường hướng đến phát triển bền vững (Ảnh minh họa)

Cụ thể như: Tăng trưởng xanh là khái niệm mới, đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định chuyển từ nhận thức sang hành động, từ thói quen và cách thức sản xuất, tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh. Nền kinh tế còn tiêu thụ khá nhiều năng lượng. Chúng ta còn thiếu nhiều công cụ chính sách khuyến khích cộng đồng xã hội hành động theo hướng tăng trưởng xanh.

Theo Ths. Trần Thị Ái Diễm (Học viện Ngân hàng), đối với những thách thức trên, cần triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp để tăng hiệu quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Bà Diễm cho rằng, cần nâng cao nhận thức cho tất cả cộng đồng về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh nhằm hướng tới phát triển bền vững; Tập trung phát triển đồng bộ các nguồn lực của kinh tế xanh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần sử dụng hợp lý và tiết kiệm, đặc biệt khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, nước và gió.

Với khoa học công nghệ, hiện nay việc đổi mới công nghệ được xem là công cụ có tính quyết định đối với các nước xây dựng nền kinh tế xanh và đây cũng là biện pháp cắt giảm chi phí do chất thải gây ra. Đặc biệt, chúng ta cần chú trọng đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ xanh và sạch, chẳng hạn như công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ xử lý chất độc hại...

Theo bà Diễm, để thực hiện được điều này thì nền kinh tế nhất thiết phải có nhân lực chất lượng cao. Đây là yếu tố cốt lõi của sự nghiên cứu, sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, xanh và sạch vào sản xuất. Vì vậy, chúng ta cần phải có những chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng nhằm chuẩn bị lực lượng lao động và quản lý cho quá trình xây dựng nền kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững.

Đọc thêm

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Xem thêm