Tag

Phát triển thị trường tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế xanh

Môi trường 13/10/2023 17:58
aa
TTTĐ - Theo lộ trình thị trường tín chỉ carbon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028. Việc sớm thực hiện thị trường này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh.
CT Group tiên phong ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ Carbon tại Việt Nam Giảm thiểu carbon - Trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp "Kích hoạt" phương án chuyển đổi trung hoà carbon cho doanh nghiệp Đề xuất 4 chiến lược trọng tâm hướng đến xã hội carbon thấp tại Thái Lan

Nên sớm đầu tư vào hoạt động tạo tín chỉ carbon

Cùng với 140 quốc gia cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero, Việt Nam cũng đã đặt ra mốc thời gian thực hiện mục tiêu này là vào năm 2050. Việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong sản xuất kinh doanh không chỉ là xu hướng mà sẽ là bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trong thời gian tới.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế xanh
Phát triển thị trường tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế xanh (Ảnh minh họa)

Trên thế giới, xu hướng công nghệ xanh đang phát triển nên rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường tín chỉ carbon tự nguyện. Điều này không chỉ đóng góp tích cực vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của toàn cầu mà còn giúp các doanh nghiệp gia tăng khoản thu nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của bên bán tín chỉ.

Đặc biệt, đối với các đơn vị có tiềm năng giảm phát thải lớn với chi phí thấp có thể đầu tư công nghệ giảm phát thải để tăng lợi nhuận từ việc bán hạn ngạch dư thừa. Do đó, việc đầu tư vào các hoạt động tạo tín chỉ carbon có thể coi là một giải pháp đúng đắn cho các doanh nghiệp hiện nay.

Mặc dù phải tới 5 năm nữa Việt Nam mới triển khai vận hành thị trường carbon bắt buộc nhưng theo quan điểm của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức có thể tham gia thị trường carbon ngay từ bây giờ để gia tăng khoản thu, cũng như thể hiện một phần trách nhiệm đối với xã hội.

Nguyên nhân là do thế giới đang đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng nhanh chóng. Do đó để chống lại biến đổi khí hậu, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện lộ trình Net Zero - phát thải ròng bằng 0. Điều này đã khiến thị trường tín chỉ carbon trở nên rất sôi động. Theo đó, giá tín chỉ carbon đã được đẩy lên nhanh chóng, từ 50 USD/tấn CO2 trước đây lên đến 150 USD vào năm 2035 và có thể đạt 250 USD vào năm 2050. Do đó, nếu doanh nghiệp vượt mức hạn ngạch khí nhà kính được phân bổ thì chi phí nộp phạt sẽ rất lớn.

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thị trường

Tại Hội thảo tham vấn Xây dựng và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện tại Việt Nam, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam hiện đang xây dựng Đề án phát triển thị trường carbon trong nước, tập trung vào giao dịch bắt buộc của việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp và trao đổi tại thị trường carbon trong nước, định hướng kết nối với thị trường quốc tế.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế xanh
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại hội thảo tham vấn Xây dựng và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện

Để triển khai lộ trình này, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng về hạ tầng, kỹ thuật, năng lực kiểm kê và báo cáo của doanh nghiệp. Theo đó, cả nước có 1.912 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải.

Các chuyên gia cho rằng, việc thành lập thị trường tín chỉ carbon là định hướng quan trọng để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam là một thị trường phát triển tiềm năng trên thế giới, tuy nhiên, để huy động vốn đầu tư FDI thì doanh nghiệp Việt Nam và chuỗi cung ứng phải chuyển dịch theo hướng xanh, bền vững.

Theo Trưởng ban Tư vấn xây dựng và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện Nguyễn Hồng Loan, có 4 cơ chế tín chỉ là: Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉ chung (JCM), Tiêu chuẩn vàng (GS), cơ chế carbon được thẩm định (GCS). Tổng lượng tín chỉ phát hành tín chỉ này ở Việt Nam đến tháng 12/2022 là hơn 40 triệu tín chỉ. Ngoài ra, có khoảng 50 dự án phát hành tín chỉ carbon theo cơ chế của Hội đồng carbon toàn cầu (GCC) đã được đệ trình.

Theo TS Tăng Thế Cường để phát triển thị trường carbon ở nước ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ; Xác định tổng hạn ngạch phát thải và phân bổ cho các lĩnh vực, doanh nghiệp và xác định các lĩnh vực, dự án tiềm năng.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ đào tạo đội ngũ, năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường carbon; Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng việc sẵn sàng tham gia thị trường carbon.

Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng sàn giao dịch hạn ngạch và tín chỉ carbon cùng với quy chế tổ chức, vận hành để thị trường trong nước chính thức hoạt động, kết nối với thị trường khu vực, thế giới. Trước mắt chúng ta sẽ sớm triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển thị trường và triển khai xây dựng quy định về quản lý tín chỉ carbon; Quy định về đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả và thu hồi hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ phát thải khí nhà kính. Cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia để quản lý toàn bộ tín chỉ carbon đồng thời kết nối với các hệ thống, tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới như tiêu chuẩn vàng, được thẩm định... Các tổ chức, cá nhân sẽ đăng ký tài khoản, cung cấp thông tin liên quan về loại, lượng tín chỉ carbon đang sở hữu và các thông tin cần thiết khác để tham gia thị trường.

Dự kiến trong tương lai, mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện được cung cấp, đi kèm với nhu cầu trao đổi, mua bán lớn. Việc hình thành thị trường tín chỉ carbon giúp nước ta nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm