Tag

Dự án Vành đai 4: Động lực thúc đẩy kết nối hạ tầng, giao thông đô thị

Đô thị 27/05/2022 17:04
aa
TTTĐ - Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được xây dựng và hình thành sẽ tạo không gian phát triển mới, tăng cường phát triển vùng, liên kết các tuyến đường hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo dịch vụ vận tải chủ động, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế khu vực và đất nước.

Quốc hội xem xét dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại kỳ họp thứ 3 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai ngay Dự án Vành đai 4 sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương Sáng nay (20/5), HĐND TP Hà Nội xem xét chủ trương bố trí vốn cho Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Kỳ vọng tạo không gian mới, thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề của Thủ đô

Động lực bứt phá phát triển

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển từ lâu đã dành sự quan tâm và nỗ lực đầu tư cho giao thông. Trong đó, việc quy hoạch và xây dựng hệ thống các đường vành đai các trung tâm kinh tế chính trị được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi đường vành đai không chỉ được có ảnh hưởng tới một địa phương mà còn là sự thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho một vùng miền của mỗi quốc gia.

Hà Nội - đô thị lớn của Việt Nam, đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Việc đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường vành đai của Thủ đô là cấp thiết, nhằm thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế của vùng Thủ đô (bao gồm 9 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 tỉnh, thành phố ảnh hưởng trực tiếp đến Dự án đường Vành đai 4 là: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) và cả nước theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 06/NQ-TW và riêng Thủ đô Hà Nội theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15/NQ-TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hơn 10 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011, phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18.

Dự án Vành đai 4: Động lực thúc đẩy kết nối hạ tầng, giao thông đô thị
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước

Theo quy hoạch này, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tuyến cao tốc vành đai đi bằng với quy mô chiều dài 98km, qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh), với mặt cắt ngang điển hình rộng 120m (bao gồm phần cao tốc 6 làn xe và hệ thống đường gom song hành hai bên). Trong đó, đoạn tuyến đi qua địa phận Hà Nội dài khoảng 56,5km.

Yêu cầu của dự án phải hoàn thành trước năm 2020, trong đó, đoạn qua địa bàn Hà Nội hoàn thành trước năm 2018 nhưng đến nay, dự án này vẫn chưa được triển khai do có quy mô lớn, khó bố trí vốn (được xác định từ ngân sách nhà nước), trong khi việc khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua để đầu tư dự án không khả thi.

Song có thể thấy rõ rằng, dự án đường Vành đai 4 càng chậm triển khai thì áp lực giao thông tại Thủ đô Hà Nội càng đè nặng lên đường Vành đai 3. Bởi đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại. Có thể coi là "Vành đai kết nối mọi vành đai", tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Do đó Vành đai 4 được xây dựng và hình thành sẽ tạo không gian phát triển mới, tăng cường phát triển vùng, liên kết các tuyến đường hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, đặc biệt là Vành đai 3; Tạo dịch vụ vận tải chủ động, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế khu vực và đất nước.

Mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội

Sau hơn 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan mới có cơ hội hiện thực hóa dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan, Nhân dân Thủ đô đang rất ủng hộ Dự án mang tầm chiến lược dài hạn này.

Đánh giá về tầm quan trọng của Vành đai 4- Vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội hiện nay có 6 cao tốc hướng tâm. Khu vực Vành đai 4 là trung tâm kết nối phía Bắc với cao tốc Bắc - Nam phía Đông, kết nối với Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, cho phép hướng tới chỉnh thể của hệ thống cao tốc, vì vậy, không chỉ Thủ đô Hà Nội mà cả vùng Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ được hưởng các khả năng phát triển mới.

Dự án Vành đai 4: Động lực thúc đẩy kết nối hạ tầng, giao thông đô thị
Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua chủ trương bố trí, cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND thành phố khóa XVI.

Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng. Đối với Hà Nội, tuyến vành đai này còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía Đông Nam; Đồng thời, kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phía Nam Thủ đô.

Việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch. Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, thúc đẩy kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Xác định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của dự án, Chính phủ đã chấp thuận chủ trương và giao cho các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Đọc thêm

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị Xã hội

Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị

TTTĐ - Sáng 26/5, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp Kiến trúc và Nội thất nâng cao chất lượng sống cho nhà ở đô thị”.
Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng Đô thị

Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Tại thành phố Hà Nội, xe buýt đóng vai trò là “xương sống” trong vận tải hành khách công cộng. Những năm gần đây, xe buýt càng ngày càng hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, tạo nên bộ mặt giao thông đô thị văn minh, tiệm cận với các nước phát triển.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng Đô thị

Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng

TTTĐ - Theo danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn thành phố Hà Nội mới được UBND thành phố ban hành, sẽ có 136 tuyến xe buýt nội tỉnh và 18 tuyến xe buýt liền kề; trong đó có thêm tuyến xe buýt city tour số 04 đi Bát Tràng trong năm 2024.
Tạo thế và lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm Đô thị

Tạo thế và lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm

TTTĐ - Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung quan trọng là quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo các đại biểu Quốc hội, đây là cơ hội hiếm có, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng phát triển chung, tổng thể, dài hạn cho Hà Nội xứng tầm với Thủ đô của các nước trên thế giới.
Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng Đô thị

Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng

TTTĐ - Để tạo nên động lực to lớn giúp thành phố Hà Nội có những đột phá mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông, những năm qua, thành phố chủ trương phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh.
Xem thêm