Tag

Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo

Giáo dục 16/05/2025 15:59
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến góp ý.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

Dự thảo thông tư này nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC (Thông tư liên tịch số 07) hiện hành, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập thời gian qua.

Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo
Ảnh minh họa

Một trong những điểm mới đáng chú ý là việc điều chỉnh điều kiện chi trả chế độ thêm giờ. Dự thảo thông tư bỏ quy định về điều kiện chi trả chế độ thêm giờ cho nhà giáo tại khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07, thay vào đó chỉ quy định tổng số giờ dạy tối đa trong một năm học mà mỗi cơ sở giáo dục được chi trả tiền lương dạy thêm giờ.

Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học của tất cả nhà giáo không được cao hơn tổng số giờ dạy thêm giờ tối đa trong một năm học của cơ sở giáo dục; trường hợp môn học không thể bố trí đủ người giảng dạy, nhà giáo phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo đó.

Theo Bộ GD&ĐT, quy định này nhằm tháo gỡ vướng mắc của các cơ sở giáo dục, đồng thời bảo đảm việc nhà giáo được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định của Luật Viên chức và Bộ luật Lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định này, hiệu trưởng nhà trường phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng trong một cơ sở giáo dục vừa có giáo viên dạy vượt giờ, vừa có giáo viên dạy thiếu giờ.

Một điểm mới khác là điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm trong một năm học đối với nhà giáo được chi trả tiền lương dạy thêm giờ. Thông tư liên tịch số 07 quy định tổng số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ trong một năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với dự thảo thông tư mới, quy định chi tiết tổng số giờ được chi trả tiền lương dạy thêm giờ như sau: Đối với giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật; Đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ dạy.

Bộ GD&ĐT cho hay, quy định này bảo đảm phù hợp với đặc thù về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo. Để có 1 giờ dạy trực tiếp trên lớp, nhà giáo phải có thời gian chuẩn bị trước và thời gian sau giờ giảng để đánh giá, xếp loại người học. Quy định này cũng nhằm bảo đảm nhà giáo không phải làm việc quá tải, có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động.

Dự thảo cũng điều chỉnh tiền lương 1 giờ dạy thêm đối với giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác trong cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Công thức hiện hành là:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

22,5 tuần

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Tại thời điểm năm 2013, định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm của giảng viên đại học cố định là 900 giờ/năm tính theo giờ hành chính, tổng số giờ làm việc/ năm học với 44 tuần làm việc là 1.760 giờ hành chính. Do đó, có con số 22,5 = 900 x 44/1760. Và với giờ chuẩn giảng dạy/năm là số cố định, những giảng viên có số lương giống nhau thì có tiền lương dạy 01 giờ dạy thêm như nhau.

Tuy nhiên, hiện tại giờ chuẩn giảng dạy/năm học của giảng viên là từ 600 đến 1.050 giờ hành chính. Do đó, nếu giữ công thức tính như hiện hành sẽ có tình trạng, giảng viên cùng mức lương nhưng người có số giờ chuẩn giảng dạy càng cao thì tiền lương 01 giờ dạy thêm càng thấp. Điều này là bất hợp lý.

Do đó, công thức tính được điều chỉnh thành:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm tính theo giờ hành chính

x

44 tuần

Định mức giờ chuẩn dạy/năm

1760 giờ

52 tuần

Đề xuất này bảo đảm công bằng cho nhà giáo và không để xảy ra tình trạng người ít giờ chuẩn giảng dạy (do thiên về nghiên cứu nhiều hơn) có tiền lương 1 giờ dạy thêm nhiều hơn; bảo đảm quyền lợi cho nhà giáo ngay trong năm học 2024 - 2025

Theo dự thảo, các cơ sở giáo dục được áp dụng quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ này khi trả lương dạy thêm giờ cho nhà giáo trong năm học 2024 - 2025.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Ngọc Minh

Đọc thêm

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn Giáo dục

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

TTTĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cấp tỉnh và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ Giáo dục

Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ

TTTĐ - Là kỳ thi đầu tiên của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi các môn tự chọn được đánh giá chung là có cấu trúc mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực người học và sự phân hóa rõ ràng sau mỗi câu hỏi.
Thí sinh thở phào sau giờ thi môn tự chọn, tổ hợp Giáo dục

Thí sinh thở phào sau giờ thi môn tự chọn, tổ hợp

TTTĐ - Ghi nhận tại các điểm thi, đa số thí sinh thở phào sau khi hoàn thành bài thi môn tự chọn và tổ hợp môn sáng 27/6.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai

TTTĐ - Ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, TP Hồ Chí Minh vắng hơn 500 thí sinh, có 2 thí sinh đi trễ do bị hư xe.
Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường Giáo dục

Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường

TTTĐ - Kết thúc môn thi cuối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bày tỏ sự phấn khởi khi được lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.
Sĩ tử TP Hồ Chí Minh bước vào ngày thi thứ 2 đầy cảm xúc Giáo dục

Sĩ tử TP Hồ Chí Minh bước vào ngày thi thứ 2 đầy cảm xúc

TTTĐ - Sáng 27/6, gần 100.000 sĩ tử TP Hồ Chí Minh tiếp tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Hôm nay, các em thi môn tự chọn với nhiều cảm xúc khác nhau.
Xem thêm