Tag

Du lịch xanh - vũ khí quan trọng nhất bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Du lịch 24/12/2019 12:08
aa
TTTĐ - Khi kinh tế phát triển, những cánh rừng xanh sẽ bị đe dọa hay được bảo vệ? Đó là câu hỏi lớn của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Du lịch xanh - vũ khí quan trọng nhất bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Voọc ở InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

Bài liên quan

Triết lý xanh từ những doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Làm du lịch xanh để phát triển bền vững: Trông người mà ngẫm đến ta

Tổng kết và trao giải cuộc thi vẽ tranh “Vì một Việt Nam xanh”

Gửi tiết kiệm xanh, cuộc sống trong lành, quà tặng lên đến 18 tỷ đồng

Đi từ trung tâm huyện Sốp Cộp, Sơn La về hướng biên giới Lào, sẽ gặp trùng điệp những quả núi làm người ta liên tưởng tới các sân golf: chúng phẳng lì, tròn trịa, chỉ phủ một lớp cỏ mỏng.

Như mọi dãy núi của vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi đó từng là những cánh rừng nhiệt đới giàu có. Cho tới khi bị đốn hạ vì sinh kế của người dân địa phương.

Hai màu của rừng

NASA gần đây công bố một biểu đồ đo sự biến đổi cây xanh trên bề mặt trái đất từ năm 2000 tới năm 2017. Các vùng màu xanh thể hiện cây xanh tăng lên, màu nâu thể hiện cây xanh giảm xuống, càng đậm thì tỷ lệ càng cao. Phần lớn vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đều mang màu nâu đậm.

Bản đồ Việt Nam - không có gì ngạc nhiên - trong gần hai thập niên qua, có những khoảng màu nâu đậm rộng hơn nhiều so với khoảng màu xanh đậm.

Nhưng trên biểu đồ của NASA, sẽ nhìn thấy một quy luật khi nhìn vào các khoảng màu xanh: rất dễ nhận ra rằng các tỉnh có mật độ cây xanh tăng lên tập trung ở vùng đồng bằng và duyên hải. Đó là những nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong 2 thập kỷ qua. Người dân không còn phụ thuộc vào việc phá rừng để tồn tại.

Du lịch xanh - vũ khí quan trọng nhất bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Ở phía Bắc, tỉnh có mật độ cây xanh tăng cao nhất là Lạng Sơn - một cửa khẩu kinh tế trọng điểm. Ở Nam Trung Bộ, “điểm xanh” Quảng Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng, với các khu công nghiệp và trung tâm du lịch Hội An. Quảng Bình trong thập kỷ 2000 - 2010 cũng liên tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

Tại Đông Giang, Quảng Nam, một người ông già Cơ Tu chỉ về hướng rừng quốc gia Bà Nà - Núi Chúa và nhớ lại một thời. “Mình vào rừng phát rẫy phát nương. Dính bẫy con gì mình bắt con đó”. Ông thuộc về một thế hệ coi rừng là nguồn sống duy nhất.

Nhưng thế hệ người Cơ Tu và những cư dân sống quanh rừng Bà Nà bây giờ đã mang một số phận khác: họ được chính quyền định hướng chuyển từ kinh tế thuần nông sang kinh tế dịch vụ du lịch. Lác đác những vị khách tóc vàng da trắng lang thang giữa làng bản.

Các tỉnh có tỷ lệ suy giảm rừng mạnh nhất trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21 cũng là những tỉnh đang khó khăn trong việc tìm đường phát triển nhất. Hình ảnh những quả núi trọc ở Sốp Cộp, Sơn La chỉ là đại diện cho số phận của một huyện nghèo nhất nước.

Sự tương phản có thể nhìn thấy tại vùng núi phía Bắc: giữa một vùng nâu đậm, gồm Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, có một chấm xanh hiện lên tại Lào Cai. Ngoài cửa khẩu quốc tế nhộn nhịp, tỉnh này là một trong những điểm sáng về du lịch vùng, với Sapa và quần thể du lịch Fansipan Legend. Du lịch đóng góp 11,5% tổng sản phẩm nội địa của tỉnh này trong giai đoạn 2010 - 2015. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thậm chí đã đặt mục tiêu 30% GDP của Lào Cai đến từ du lịch.

Các nhà khoa học tại Viện Phân tích Hệ thống ứng dụng Quốc tế (IIASA) tại Áo, sau khi nghiên cứu số liệu từ 130 quốc gia, khẳng định rằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phá rừng là một đường parabol ngược.

Tức là ban đầu, khi kinh tế mới phát triển, rừng sẽ có xu hướng giảm (bị phá lấy đất sản xuất, đất ở). Nhưng khi nền kinh tế đạt một mức độ trưởng thành nhất định, thì điều ngược lại diễn ra: rừng sẽ tăng cùng với mức độ phát triển kinh tế.

Du lịch xanh - vũ khí quan trọng nhất bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Theo phân tích của IIASA, ở phần lớn các nước đang phát triển, ví dụ như các nước châu Phi, hay Nam Á, càng tăng trưởng rừng càng giảm. Nhưng tới khi vượt qua “điểm cân bằng” - tương đương với mức độ phát triển của Ukraine hoặc Thái Lan - càng phát triển kinh tế, độ che phủ xanh lại càng tăng.

Việt Nam đang tiến rất nhanh tới điểm cân bằng này. Tức là sau một quá khứ tàn phá, nếu tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững, chúng ta có thêm triển vọng gìn giữ và tái tạo rừng.

Du lịch xanh

“Du lịch, đang tăng trưởng rất nhanh tại Việt Nam, có thể bảo vệ những khu vực hoang dã, nhưng chỉ khi chúng được quản lý cẩn thận” - báo New York Times viết trong một phóng sự tháng 4 năm 2019. Bài viết có tên “Những cánh rừng rỗng của Việt Nam”, bàn về mối đe dọa với đa dạng sinh học tại nước ta.

Du lịch là một phần quan trọng trong cuộc chuyển dịch kinh tế của nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Quảng Nam, Lào Cai, những điểm sáng hiếm hoi về “độ xanh” cũng là điểm sáng về du lịch. Tương tự, Quảng Bình hay Lạng Sơn cũng có tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng trong thập kỷ qua.

Tuy nhiên du lịch, cũng như mọi ngành kinh tế khác, cũng có thể gây tác động xấu đến môi trường. Đơn cử như rác thải: khách du lịch tất nhiên sẽ sử dụng nhiều nước uống đóng chai hơn người ở nhà. Quỹ Thiên nhiên hoang dã thế giới thậm chí còn khẳng định rằng 40% rác nhựa thải xuống biển Địa Trung Hải là từ du lịch. Với 80 triệu khách nội địa và hơn 15 triệu khách quốc tế mỗi năm, lượng rác nhựa thải ra từ hoạt động lữ hành tại Việt Nam là một con số khổng lồ.

Primier Village Danang Resort trong chiến dịch hạn chế đồ nhựa dùng 1 lần
Primier Village Danang Resort trong chiến dịch hạn chế đồ nhựa dùng 1 lần

Khi chưa có khung pháp lý hạn chế hoạt động này, mọi thứ đều phải trông vào sự tự ý thức của khách du lịch và giới kinh doanh.

“Xanh” vì thế đang trở thành một trong những “yếu tố bán hàng” (unique selling-point) được nhiều doanh nghiệp du lịch đề cao. Các doanh nghiệp lớn liên tục đưa ra các cam kết về môi trường. Hệ thống khách sạn của Melía và Vinpearl tuyên bố thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy. Hệ thống du thuyền của hãng Paradise Cruise trên vịnh Hạ Long cũng tuyên bố “đoạn tuyệt” với hàng chục nghìn ống hút mỗi năm.

Thậm chí có dự án như Premier Village Ha Long Bay Resort của Sun Group, ngay từ khi chưa chính thức khai trương, đã đưa ra cam kết giảm thiểu rác thải nhựa bằng việc thay đồ dùng trong các phòng nghỉ bằng gỗ, giấy. Việc sử dụng chai nước thủy tinh có thể tái sử dụng đặt trong phòng - một cử chỉ rất nhỏ - giờ cũng trở thành điểm nhấn trong các khu nghỉ dưỡng của Sun Group.

Nhận thức của du khách - đặc biệt là lượng khách chi trả cao - đặt ra đòi hỏi “xanh” cho ngành du lịch.

Nhân viên Primier Village Danang Resort làm sạch biển
Nhân viên Primier Village Danang Resort làm sạch biển

Khu nghỉ dưỡng InterContinental DaNang trên bán đảo Sơn Trà khẳng định rằng bảo vệ môi trường tự nhiên của bán đảo, và cụ thể hơn là không gian sống của voọc chà vá chân nâu là nhiệm vụ quan trọng trong sự tồn tại của họ. Khu resort cao cấp này có một nhà bảo tồn trong biên chế chính thức, và có “bộ quy tắc ứng xử” riêng với đời sống hoang dã của các động vật, trong đó có voọc, trong khuôn viên của mình.

Tài nguyên du lịch của Việt Nam, với 8 di sản UNESCO, 30 vườn quốc gia (trong đó có 6 vườn di sản ASEAN) và vô số các danh hiệu “bãi biển đẹp nhất” hay “vịnh đẹp nhất” được xác định là động lực kinh tế quan trọng của tương lai.

Nhưng nếu nhìn vào hiện trạng môi trường Việt Nam, thì trách nhiệm của các nhà đầu tư không chỉ nằm ở khía cạnh kinh tế. Chính việc thúc đẩy du lịch, và đảm bảo trách nhiệm của những người làm du lịch, là một trong những vũ khí quan trọng nhất bảo vệ môi trường tại Việt Nam - nơi mà báo New York Times gọi là “một điểm nóng về đa dạng sinh học”.

Đọc thêm

Hà Nội tổ chức hoạt động thư viện lưu động năm 2024 Văn hóa

Hà Nội tổ chức hoạt động thư viện lưu động năm 2024

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 29/11/2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 378 /KH-SVHTT ngày 31/5/2024 về tổ chức hoạt động thư viện lưu động năm 2024.
Trở về "Mùa yêu đầu" cùng Giana trong phiên bản rock Văn hóa

Trở về "Mùa yêu đầu" cùng Giana trong phiên bản rock

TTTĐ - Nữ ca sỹ Giana vừa trình làng MVlog remake bài hát "Mùa yêu đầu" của nhạc sỹ Đinh Mạnh Ninh. Đây là ca khúc được mệnh danh bản hit thanh xuân của nhiều người Việt.
Ca sỹ Thu Hường đằm thắm, tinh tế với "Chuyện chúng mình" Văn hóa

Ca sỹ Thu Hường đằm thắm, tinh tế với "Chuyện chúng mình"

TTTĐ - Nữ ca sỹ Thu Hường vừa gửi đến khán giả dự án âm nhạc "Chuyện chúng mình" gồm CD cùng tên và MV "Thành phố sương mù".
Phát huy giá trị di tích Châu Hương Viên gắn với ca Huế Điện ảnh - Âm nhạc

Phát huy giá trị di tích Châu Hương Viên gắn với ca Huế

TTTĐ - Sau hơn 1 năm bảo tồn, tu bổ, công trình Châu Hương Viên thuộc di tích của danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã hoàn thành trở thành điểm đến văn hóa, đặc biệt với những ai yêu thích nghệ thuật thơ ca Huế.
FaceShort: Tạo ra ứng dụng APP mini-drama Web3.0 đầu tiên trên toàn cầu Giải trí

FaceShort: Tạo ra ứng dụng APP mini-drama Web3.0 đầu tiên trên toàn cầu

TTTĐ - Dưới làn sóng số hóa đang liên tục biến đổi với internet thế hệ mới Web3.0, công ty nổi tiếng của Việt Nam GOM CO.,LTD đã hợp tác với công ty lừng danh STORYMATRIX PTE. LTD Singapore cùng phát triển ứng dụng FaceShort sắp được ra mắt.
Nỗi niềm xa cách và giá trị thủy chung trong "Đâu đơn thuần dấu cộng?!" Văn học

Nỗi niềm xa cách và giá trị thủy chung trong "Đâu đơn thuần dấu cộng?!"

TTTĐ - Bài thơ "Đâu đơn thuần dấu cộng?!" đã vẽ nên một bức tranh tâm trạng đầy đối lập giữa Sài Gòn và Đồ Sơn, nơi tâm hồn của người thơ chất chứa nỗi buồn, sự cô đơn và cả niềm hy vọng. Bài thơ như một lời tự sự, khắc họa rõ nét những cảm xúc phức tạp khi phải xa cách người thương.
Mở thêm cánh cửa phát triển công nghiệp văn hóa cho Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Mở thêm cánh cửa phát triển công nghiệp văn hóa cho Hà Nội

TTTĐ - Hai đêm diễn của Westlife mang tên “The Hits Tour 2024” trong hành trình lưu diễn tại nhiều quốc gia đã "ghim" tên Hà Nội trên bản đồ âm nhạc thế giới đồng thời mở ra thêm cánh cửa phát triển công nghiệp cho thành phố.
Ra mắt tập sách "Mùa Xuân và Lễ Tết, hội hè của người Việt" Văn hóa

Ra mắt tập sách "Mùa Xuân và Lễ Tết, hội hè của người Việt"

TTTĐ – Với 30 bài viết về “Mùa Xuân và lễ Tết, hội hè của người Việt” đã mang đến cho đọc giả không khí từ những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến thông qua âm nhạc Văn hóa

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến thông qua âm nhạc

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Việt Nam - Khát vọng vươn xa” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Sự kiện diễn ra tối 5/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, truyền hình trực tiếp trên VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất Văn học

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

TTTĐ - Sau một năm phát động, Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã có những tín hiệu vui, hứa hẹn mùa bội thu.
Xem thêm