Tag

Đưa nghệ Dương Xá đi muôn phương

Nông thôn mới 02/08/2023 09:12
aa
TTTĐ - Với sự sáng tạo, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất bà Nguyễn Thị Bé (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) chế biến củ nghệ của quê hương thành các sản phẩm tinh bột nghệ khô, tinh dầu thảo dược. Với thương hiệu “Bột nghệ khô bà Bé”, mô hình không chỉ mang về cho gia đình bà doanh thu 1,5 tỉ đồng/năm mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác.
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đê tả Hồng đến Đông Dư - Dương Xá

Bà Nguyễn Thị Bé là một trong những gương mặt tiêu biểu được đề xuất xét tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2023.

Nâng cao giá trị của củ nghệ

Theo bà Bé, cách đây hơn 30 năm, nghệ là một trong những cây trồng rất phổ biến ở 2 xã Dương Xá (cây nghệ vàng) và Dương Quang (cây nghệ đen) huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đặc biệt, xã Dương Xá có cây nghệ vàng mà chỉ chất đất ở đây củ nghệ mới có ruột màu đỏ, giàu curcumin và mùi thơm đặc trưng mà mọi người thường gọi là “Nghệ nếp thơm Dương Xá”.

Cũng vì thế, nghệ nếp thơm Dương Xá nổi tiếng khắp làng trong làng ngoài. Hiểu giá trị của nông sản quê hương nên ngay từ thời ông bà, bố mẹ của bà Bé đã sử dụng nghệ Dương Xá để ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, thời điểm đó củ nghệ được chế biến hoàn toàn thủ công.

“Do chưa có máy móc, thiết bị nên nghệ củ phải rửa bằng tay. Sản phẩm cũng không phong phú, chủ yếu là nghệ cắt lát, chờ đến tháng 6-7 mới có nắng để phơi khô. Do vậy, năng suất thấp, mỗi vụ chỉ sản xuất được khoảng 10 tấn nghệ tươi. Cứ 10kg nghệ tươi, thu được 1kg nghệ khô, không tiện khi sử dụng”, bà Bé cho biết.

Bà Nguyễn Thị Bé
Bà Nguyễn Thị Bé

Với mong muốn duy trì và phát huy thế mạnh của địa phương, tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng cho thị trường, bà Bé cùng các thành viên trong gia đình đã thử nghiệm việc xay bột nghệ tươi, sau đó lọc bã, vo viên thành tinh bột nghệ nguyên chất như ngày nay. Theo đó, cứ 15kg nghệ tươi thu được 1kg tinh bột nghệ khô. Không dừng lại ở đó, năm 2019, cơ sở đã mở rộng lĩnh vực để sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm tinh dầu.

Cùng với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm từ củ nghệ, gia đình bà Bé từng bước gây dựng thương hiệu trên thị trường. Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ của gia đình bà được thành lập năm 2010 và đăng ký nhãn hiệu “Bột nghệ khô bà Bé” năm 2018.

Hiện nay, các sản phẩm của cơ sở sản xuất “Bột nghệ khô bà Bé” đang được tiêu thụ khá rộng rãi tại các hiệu thuốc, cơ sở y học cổ truyền, với hơn 50 cơ sở có liên kết tiêu thụ tinh bột nghệ. Trong đó, riêng phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có hơn 20 cơ sở. Đặc biệt, sau khi thành công ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc, gia đình tiếp tục đưa sản phẩm vào phía Nam.

Sản phẩm OCOP 4 sao

Các sản phẩm chủ lực của cơ sở gồm: Bột nghệ vàng, viên nghệ đen, viên nghệ vàng, tinh nghệ đen, tinh dầu bưởi, tinh dầu sả, tinh dầu rau mùi…

Các sản phẩm
Các sản phẩm do cơ sở của bà Dương Thị Bé sản xuất

“Các sản phẩm của cơ sở được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của các cơ quan Nhà nước. Nguyên liệu đầu vào được chọn lọc và chăm sóc kỹ lưỡng từ giống, đất đai, quá trình gieo trồng, thu hoạch, không dùng phân bón và các chất hóa học”, bà Bé chia sẻ.

Đặc biệt, với chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, nhà xưởng và thiết bị hiện đại, cơ sở luôn cho ra đời các dòng sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng.

Với lượng khách hàng mua ngày một nhiều, gia đình bà bé đầu tư máy móc sản xuất để làm với số lượng lớn hơn. Đến nay, quy mô sản xuất là 30.000 m2, doanh thu đạt 1,5 tỉ đồng/năm. Mô hình tạo việc làm thường xuyên và mùa vụ cho 20 lao động với thu nhập bình quân 8 -10 triệu đồng/người/tháng.

Bà Bé cho biết: “Gia đình tôi rất tự hào khi thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ và được công nhận là một trong những sản vật địa phương đạt chứng nhận OCOP của thành phố Hà Nội. Từ một sản phẩm được thành phố Hà Nội công nhận đạt OCOP hạng 4 sao vào năm 2019 đến nay cơ sở đã có hơn 10 sản phẩm được chứng nhận”.

Các sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, đạt 4 sao gồm: Tinh bột nghệ đen, bột nghệ vàng, viên nghệ đen, viên nghệ vàng, tinh dầu bưởi, tinh dầu nghệ, tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu rau mùi, tinh dầu chanh. Những sản phẩm này ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết tới.

Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, gia đình bà Bé còn tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội tại địa phương như ủng hộ trên 35 triệu đồng và 30 ngày công lao động xây dựng bê tông hóa đường ngõ xóm. Ngoài ra, bà còn tích cực hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 xã, ủng hộ đồng bào miền trung bị thiệt hai do mưa lũ…

Với những thành tích đã đạt được, bà Nguyễn Thị Bé liên tục được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; Hội Nông dân thành phố, huyện tặng chứng nhận “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Đọc thêm

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Xem thêm