Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn
Từng bước phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại
Hà Nội đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường, đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi số không chỉ giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, thu hẹp và loại bỏ các khâu trung gian vốn là vấn đề nan giải nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ số đang từng bước đưa nền nông nghiệp vận hành theo phương thức truyền thống sang nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, những mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp đang xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần đem lại những giá trị mới có tính bền vững. Thống kê của ngành Nông nghiệp Thủ đô cho thấy, Hà Nội đã xây dựng được hơn 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 46% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Các mô hình ứng dụng hiệu quả tập trung nhiều tại các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…
![]() |
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại thăm quan mô hình trồng hoa ly ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mê Linh, Hà Nội |
Điển hình, Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà tại huyện Thường Tín là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có diện tích khoảng 10.000m2 để trồng rau mầm, toàn bộ sản phẩm tại hợp tác xã được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ từ việc chọn giống, vệ sinh giá thể cho đến hệ thống nước tưới và chăm sóc rau.
Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà Bùi Thị Thanh Hà cho biết: Để sản phẩm của hợp tác xã được quảng bá và nhiều người biết đến, thuận tiện trong truy xuất của người tiêu dùng, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ thông tin đăng ký QR-Code tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, như quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói...
Người tiêu dùng chỉ với thao tác quét QR-Code gắn trên sản phẩm bằng smartphone là đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm và không bị lẫn với bất kỳ sản phẩm, nhãn hiệu nào khác cùng loại bán trên thị trường. Từ đó, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, mỗi năm hợp tác xã cung ứng cho thị trường hơn 200 tấn rau mầm các loại.
![]() |
Các hợp tác xã nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm |
Hay như Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Hợp tác xã đã ứng dụng triển khai sản xuất công nghệ số vào sản xuất như lắp camera theo dõi, hệ thống tưới nước tự động và gắn mã QR trong từng sản phẩm.
Ông Hoàng Văn Thám, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn cho biết: "Với mong muốn đưa sản phẩm rau chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc thực phẩm rõ ràng nên Hợp tác xã đẵ gắn QR-Code cho từng nhãn hàng để giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm có chất lượng cũng như quy trình sản xuất đóng gói. Việc này cũng góp phần quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Hợp tác xã quả sạch Chúc Sơn".
Trong thời gian qua, Hà Nội cũng đã đẩy mạnh kết hợp với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở hệ thống này để quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thành phố cũng đã hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khai thương mại điện tử thông qua các sàn giao dịch như: Voso, Sendo, Shopee…
![]() |
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, thân thiện với môi trường |
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, thời gian tới ngành nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ nông nghiệp, từ đó làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, ngành cũng mở các lớp tập huấn, nâng cao tuyên truyền và nhận thức người dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số phục vụ sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp; hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, đào tạo; nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các hộ gia đình và hợp tác xã khai thác thế mạnh tiềm năng đất đai của địa phương, tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn có giá trị; hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp tại mỗi địa phương.
![]() |
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn gắn QR-Code cho từng nhãn hàng để giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm có chất lượng cũng như quy trình sản xuất đóng gói |
Để nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ
Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Đây là cột mốc quan trọng, khi Hà Nội và cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng định hướng phát triển để thích ứng với mọi thay đổi.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Cùng với sự lớn mạnh của nền nông nghiệp cả nước, ngành nông nghiệp Thủ đô ngày càng phát triển, không chỉ đáp ứng nhiệm vụ trong đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn ghi dấu qua từng thời kỳ đổi mới của đất nước.
![]() |
Một trong những hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp phổ biến là áp dụng công nghệ IoT và cảm biến trên cánh đồng |
“Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngành Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, ông Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.
Ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp xanh và kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch nông thôn, giáo dục trải nghiệm...
Thành phố phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn trở thành những miền quê nơi đáng sống, nơi người người, nhà nhà đều mong muốn và khát khao được trở về.
![]() |
Hà Nội đã xác định và sẽ tập trung các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa mục tiêu, mang lại giá trị cao nhất cho người dân |
Khẳng định trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp chung vào sự phát triển của Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt ra yêu cầu phát triển nông nghiệp phải khác biệt so với các địa phương khác.
Hà Nội đã xác định và sẽ tập trung các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa mục tiêu, mang lại giá trị cao nhất cho người dân; phấn đấu để nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ, điểm tựa vững chắc cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của Thủ đô, để cùng cả nước phát huy lợi thế, bước vào Kỷ nguyên mới.
Tin liên quan
Đọc thêm

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố
