Tag

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị

Đô thị 29/11/2023 12:11
aa
TTTĐ - Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,... Để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, TP.
Sáng nay, khai mạc Hội nghị TP thông minh Việt Nam - châu Á Thành phố bền vững phải phát triển với mọi tiện ích thông minh Hà Nội xây dựng TP thông minh chất lượng, tiện ích, an toàn Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh

Hội nghị TP thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc trọng thể sáng nay tại Hà Nội.

Sự kiện do UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), phối hợp tổ chức với chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng TP thông minh, phát triển bền vững. Đây là năm thứ 7 chương trình được tổ chức.

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị
Đại biểu tham quan triển lãm bên lề hội nghị

Xây dựng TP thông minh để phát triển bền vững

Sau 5 năm triển khai Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Việt Nam đã có 48/63 tỉnh, TP đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh. hơn 40 địa phương đã triển khai IOC cấp tỉnh, và gần 100 IOC cấp huyện. Các đô thị hiện tại triển khai phát triển hệ thống IOC và các tiện ích đô thị thông minh, dịch vụ thông minh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông (giám sát trật tự, an toàn giao thông), y tế thông minh, giáo dục thông minh, phát triển các ứng dụng cảnh báo.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập VINASA cho biết: “Các doanh nghiệp công nghiệp cũng nỗ lực hết mình đồng hành với các tỉnh, TP trong định hướng, quy hoạch và xây dựng Smart City.

Các doanh nghiệp như Viettel, VNPT đã hợp tác với 45 tỉnh, xây dựng 36 IOC cấp tỉnh, và 45 IOC cấp huyện. Viettel đã khai trương IOC cho hơn 30 địa phương. FPT cũng đang nỗ lực tư vấn cho các TP đưa tính thông minh và hạt nhân AI vào trong quy hoạch, phát triển đô thị. Các doanh nghiệp công nghệ khác đã và đang sáng tạo, đưa những giải pháp tiên tiến nhất, hiệu quả nhất như AI, IoT, Bản đồ số 3D… giúp thông minh hóa công tác quản lý, điều hành các sở, ngành, các khu đô thị, các khu công nghiệp trên cả nước và đang hướng tới các bài toán quản trị, khai thác dữ liệu số.

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là hành lang pháp lý thiếu rõ ràng, chưa thuận lợi cho hợp tác công tư đặc biệt các thủ tục liên quan đến: đầu tư, đấu thầu, thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT). Thêm vào đó, các đô thị chưa chú trọng quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu.

Năm 2023 được xác định là năm Dữ liệu số quốc gia. Việc tạo lập được mô hình thu thập, kết nối, dữ liệu đảm bản an toàn thông tin, khai thác dữ liệu phục vụ xây dựng chiến lược, vận hành và ra quyết định trong quản lý điều hành đô thị là mối quan tâm của tất cả các chính quyền trung ương và địa phương.

Hội nghị TP thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đặt chủ đề “Khai thác dữ liệu - Xây dựng TP thông minh, phát triển bền vững”. Chương trình được xây dựng với 9 hội thảo chia làm 3 tuyến chuyên đề. Qua đó, nhiều kinh nghiệm hợp tác khai thác dữ liệu số, cơ chế thực thi của các đô thị như Jakata – Indonesia, Huế, Đà Nẵng, cũng như từ các đơn vị tư vấn triển khai như: Viettel, VNPT, FPT... đã được chia sẻ. Rất nhiều các nền tảng, giải pháp thông minh đã được các chuyên gia, lãnh đạo trong nước và quốc tế giới thiệu tại hội nghị như: nền tảng Cloud, giải pháp 5G, sản phẩm AIoT, trợ lý ảo, AI trong y tế, giao thông, di chuyển thông minh đã được giới thiệu.

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội nghị

Từ góc tiếp cận đó, dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng sẵn có cũng như đặc thù của từng đô thị tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần có một lộ trình thông minh hóa và phát triển đô thị bền vững, có sức chống chịu cao, gắn việc quản lý, quản trị với việc xây dựng hạ tầng dữ liệu để kết nối liên thông và khai thác hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: “Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,...

Để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, TP. Phát triển đô thị thông minh chính là xây dựng một phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, hiệu quả dựa trên việc ứng dụng các công nghệ có tính đổi mới, sáng tạo, không phải một tập hợp rời rạc các hệ thống, ứng dụng của các cơ quan chuyên môn do các vấn đề trong đô thị có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các địa phương phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, không tách rời, không trùng lặp, tất cả đều hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm. Người dân vừa là đối tượng phục vụ, vừa là chủ thể tham gia thông qua các hình thức đầu tư xã hội hóa. Các đơn vị liên quan cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế -xã hội”.

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị
Các gian hàng triển lãm tại hội nghị

Hà Nội xây dựng TP thông minh xứng tầm Thủ đô

Hà Nội cũng đang là địa phương có nhiều khu đô thị được quy hoạch thông minh nhất cả nước 3 khu: Vinhome Ocean Park, Vinhome Smart City và mới đây nhất là TP thông minh Bắc Hà Nội.

Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng TP thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi TP phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng; Những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; Ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp/thoát nước, xử lý ngập nước…

Theo báo cáo từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, TP đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số: Dữ liệu thì vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được chú trọng đầu tư bài bản hơn. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới, trước khi triển khai các giải pháp về phân tích, hỗ trợ quản lý điều hành và xa hơn là khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị kinh tế, xã hội mới.

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị
Các gian hàng triển lãm tại hội nghị

Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kỳ vọng: Đối với Hà Nội, TP lựa chọn cách tiếp cận “Xây dựng TP thông minh” bền vững, hành động thực chất vì lợi ích chung trước mắt và vì trách nhiệm mang lại sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai. Đặc tính “bền vững” của TP sẽ được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Sáng lập VINASA, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, Hà Nội đang có vị thế lớn và đứng trước nhiều cơ hội khi là Thủ đô của nước Việt Nam mới. Hà Nội không thể chỉ xây dựng TP thông minh cho chính mình mà cần thành trung tâm sản xuất thiết bị thông minh, cung cấp giải pháp thông minh, cung cấp nguồn nhân lực cho các TP khác tại Việt Nam và thế giới trở nên thông minh. Hà Nội cần cung cấp không gian rộng mở cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin sáng tạo, phát triển, để chung tay, đồng hành cùng TP trong nhiệm vụ này.

Hội nghị TP thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 gồm phiên khai mạc và 9 phiên chuyên đề, với hơn 80 diễn giả, chuyên gia, cùng hơn 1.000 đại biểu là các lãnh đạo, nhà quản lý đến từ 11 nền kinh tế, Bộ và cơ quan ngang bộ; 15 sở, ban, ngành của 18 tỉnh TP trên cả nước, và các doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng, chuyên gia, viện nghiên cứu, các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế.

Hội nghị gồm 3 tuyến chuyên đề, gồm: Chuyên đề 1: Chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Hướng tới chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm xây dựng cơ chế, phát triển đô thị thông minh để kiến tạo một môi trường sống thông minh hơn, hiệu quả, tiện ích hơn cho con người, doanh nghiệp, không phải nhằm xây dựng một đô thị số thay cho đô thị thực.

Chuyên đề 2: Công nghệ, dữ liệu và kết nối. Nội dung hướng tới giới thiệu, bàn thảo những công nghệ, ứng dụng công nghệ số, giúp kiến tạo, kết nối, phân tích xử lý, và khai thác dữ liệu số

Chuyên đề 3: Hợp tác và phát triển. Hướng tới thúc đẩy hợp tác và phát triển công nghệ, phát triển các giải pháp giúp giải quyết các bài toán cụ thể, cấp thiết của các đô thị.

Bên cạnh các phiên hội nghị, gần 30 gian hàng triển lãm giới thiệu các dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc phục vụ phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam và khu vực.

Bên lề Hội nghị TP thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, còn có các không gian và hoạt động sôi động khác như: Triển lãm các thành tựu và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh của doanh nghiệp, tổ chức; Các hoạt động kết nối hợp tác, tư vấn triển khai TP thông minh…

Trong ngày 2 của Hội nghị TP thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, những xu hướng phát triển Smart City nổi bật tại Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp và công bố cùng Lễ công bố và vinh danh Giải thưởng TP thông minh Việt Nam 2023.

Đọc thêm

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027 Nhịp sống phương Nam

Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027

TTTĐ - Theo quyết định về Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với sự nỗ lực của tỉnh Bình Dương, trong đó huyện Bàu Bàng đang tích cực sớm hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp huyện lên thị xã vào năm 2027.
Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão Môi trường

Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 14/9, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và người dân quận Hà Đông đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Xem thêm