Tag

Đừng miễn học phí trong khi vẫn kêu gọi xã hội hóa giáo dục

Giáo dục 27/11/2017 18:46
aa
TTTĐ- Đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh trung học cơ sở trường công lập trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành đang thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Đừng miễn học phí trong khi vẫn kêu gọi xã hội hóa giáo dục

Đừng miễn học phí trong khi vẫn kêu gọi xã hội hóa giáo dục


Đề xuất mang tính nhân văn


Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành trình Chính phủ. Theo đó, một số điểm đáng lưu ý là sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105: “Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí”.


Dự thảo cũng chia giáo dục phổ thông thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp THCS; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp THPT. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi.


Giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THCS, học sinh có thể học tiếp lên THPT hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.


Giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh vào lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi.


Dự thảo sửa đổi thể hiện sự linh hoạt, liên thông giữa cấp học và trình độ đào tạo khi dự kiến cho phép: Trong thời gian học THPT, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trung cấp nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Học sinh tốt nghiệp THPT có thể học lên ĐH hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.


Nhiều người đánh giá Dự thảo này có tính nhân văn, nếp áp dụng thành công sẽ giúp nhiều cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến bày tỏ sự lo ngại về gánh nặng ngân sách và bài toán xã hội hóa trong giáo dục hiện nay.


Để học phí nhưng siết chặt những khoản xã hội hóa


Theo thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa (Hà Nội), nếu miễn giảm được học phí thì tốt, có ý nghĩa đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều này có ý nghĩa nhân văn và an sinh xã hội nhưng sẽ là gánh nặng cho ngân sách.


Nhiều ý kiến cho rằng, học phí và những chi phí hoạt động trong nhà trường sẽ rất lớn đối với ngân sách, nếu tính toán không thận trọng, việc phân bổ ngân sách về các trường sẽ khó khăn, khi đó các trường sẽ lại kêu gọi xã hội hóa. Nếu các khoản thu xã hội hóa mà không có quy định thì lại là một vấn đề đáng phải bàn.

Một hiệu trưởng trường THCS ở huyện Chương Mỹ cho rằng, tiền học phí bây giờ đầu tư cho hoạt động chuyên môn, đầu tư cho đời sống giáo viên, đầu tư thêm cho cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị. Khi không thu thêm học phí thì đồng nghĩa với việc giao quỹ lương cho ngân sách phải tăng lên. Gánh nặng ngân sách đổ vào nhà nước. Trong khi đó ngành giáo dục lại đang kêu gọi tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục. Như thế là mâu thuẫn. Không thu tiền học phí nhưng xã hội hóa giáo dục có rất nhiều khoản thu khác thì lúc đó khó quản lí.


Học phí của học sinh phổ thôn ở khu vực thành thị là 110.000 đồng/1 tháng, trong đó 40% hỗ trợ chi trả lương giáo viên. 60% tri vào hoạt động cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bây giờ không thu học phí nữa thì toàn bộ chi phí này đổ vào nhà nước. Bài toán là khi đặt ra một chính sách thì tiềm lực kinh tế nhà nước phải đủ mạnh để làm điều đó.


“Sẽ rất mâu thuẫn khi nói rằng không thu học phí nhưng phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Bây giờ Bộ GD-ĐT còn đưa ra hai việc cùng một lúc là không thu học phí và tăng lương giáo viên, tất cả đều đổ vào ngân sách nhà nước. Nếu nhà nước đủ mạnh để làm điều đó thì quá tốt, quá nhân văn, thể hiện sự chăm lo của xã hội tới con người. Tuy nhiên giải quyết bài toán chi cho giáo dục ở các nhà trường như thế nào lại là một câu chuyện hoàn toàn khác” vị hiệu trưởng này nêu quan điểm.


Theo chị Lê Kim Oanh, phụ huynh tại quận Long Biên (Hà Nội), học phí không đáng gì mà miễn, tiền nộp học ở trường bây giờ phần lớn là các khoản đóng góp thêm và những khoản xã hội hóa. “Tôi cho rằng, học là phải nộp tiền nhưng miễn hoặc giảm cho những cháu có hoàn cảnh khó khăn. Hãy miễn những khoản xã hội hóa thì những người nghèo mới đỡ khổ” Chị Oanh nêu ý kiến.


Nhiều ý kiến cho rằng, cái khoản mà xã hội bức xúc hiện nay là xã hội hóa trong các nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. Nên chăng cứ để học phí, còn những khoản xã hội hóa phải siết chặt. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là cần phải quản lí những khoản thu bên ngoài như thế nào để cho một chính sách nhân văn thực sự có ý nghĩa.


Bộ ban hành văn bản chặt chẽ về các khoản thu trong trường học?


Theo đại diện Bộ GD-ĐT, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kì tháng 9/2016 đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình Trung ương và Quốc hội về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình đến năm 2020. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; Chăm lo giáo dục mầm non; Bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; Từng bước phổ cập giáo dục trung học. Vì thế, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngân sách Nhà nước có thể bù đắp phần miễn học phí.


Cũng theo đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định, dự kiến ngân sách nhà nước hàng năm phải chi thêm để cấp bù miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS sẽ không quá lớn và ngân sách nhà nước có thể bù đắp được. Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án đảm bảo kinh phí để thực hiện từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm trình Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt. Khi không thu học phí bậc THCS, việc phát triển cơ sở hạ tầng trường lớp học sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư, đồng thời khuyến khích đầu tư của xã hội trong đó quy định các chính sách ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, chính sách thuế, về tín dụng để thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục.


Về vấn đề “lạm thu” đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã ban hành các văn bản quy định rất chặt chẽ về các khoản được thu, các khoản không được thu và yêu cầu các cơ sở giáo dục không được phép thu các khoản thu trái quy định. Ngoài ra, sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu rõ Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện đúng quy định và không bị “lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.

Tin liên quan

Đọc thêm

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố trong hướng dẫn một số nội dung tổ chức kỳ thi.
Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại Giáo dục

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

TTTĐ - “Hội thảo 1.000 Giáo viên - Phương pháp Sư phạm giọng nói” là sự kiện đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức quy mô và chuyên biệt về phương pháp giọng nói cho giáo viên các cấp từ sư phạm Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, cấp Học viện, Trung tâm, CLB Giáo dục kỹ năng, giáo dục nghệ thuật.
Bước tiến mới với các chuyên ngành đào tạo cử nhân Kinh tế Giáo dục

Bước tiến mới với các chuyên ngành đào tạo cử nhân Kinh tế

TTTĐ - Sáng 23/3, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã công bố 4 chuyên ngành đào tạo cử nhân ngành Kinh tế mới: Kinh tế Chính trị và Ngoại giao, Quản lý Kinh tế, Kinh tế Số và Quản lý, Kinh tế Truyền thông và Báo chí. Với chương trình đào tạo đa kỹ năng, nhà trường khẳng định sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
203 thí sinh tranh tài ở chung khảo Olympic Tiếng Anh cấp Tiểu học Giáo dục

203 thí sinh tranh tài ở chung khảo Olympic Tiếng Anh cấp Tiểu học

TTTĐ - Sáng 22/3, tại Trường Đại học Công đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức vòng chung khảo kỳ thi Olympic Tiếng Anh cấp Tiểu học năm học 2024 - 2025.
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đoàn học sinh tham dự cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT năm học 2024-2025 đã đạt thành tích xuất sắc với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Tư và 1 giải Triển vọng.
12 công dân TP Hồ Chí Minh nhận Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ Giáo dục

12 công dân TP Hồ Chí Minh nhận Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ

TTTĐ - Mới đây, Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Lễ tuyên dương và trao bảo trợ Tài năng trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2024.
Làm chủ tiếng Anh hạn chế nguy cơ bị đào thải Giáo dục

Làm chủ tiếng Anh hạn chế nguy cơ bị đào thải

TTTĐ - Không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cá nhân, làm chủ tiếng Anh còn là yếu tố quyết định để những người trẻ tận dụng cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với mức thu nhập cao, tránh nguy cơ bị đào thải trong thị trường lao động ngày càng khắt khe.
Thắp sáng tinh thần sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh Giáo dục

Thắp sáng tinh thần sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh

TTTĐ - Trong 3 ngày (19, 20, 21/3), Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức. DOL English là nhà tài trợ chính của cuộc thi.
Nhiều điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025 Giáo dục

Nhiều điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 21/3 thông tin về nhiều điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025.
Công bố hội đồng trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nhiệm kỳ 2024 - 2029 Giáo dục

Công bố hội đồng trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nhiệm kỳ 2024 - 2029

TTTĐ - Sáng 21/3, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm