Tag

Festival: Làm sao để “con gà đẻ được trứng vàng”?

Du lịch 30/08/2019 21:52
aa
TTTĐ - Festival - một sản phẩm du lịch đã "hái ra tiền" của thế giới nhưng lại chưa được khai thác hiệu quả ở Việt Nam - quê hương của hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ.

Festival: Làm sao để “con gà đẻ được trứng vàng”?

Bài liên quan

Đi chơi công viên không mất tiền, chỉ có thể là Đà Nẵng mà thôi

Đã tìm được chủ nhân giải thưởng trị giá 100 triệu đồng

Đoan Trang hé lộ lý do 10 năm không ra album mới

Có gì trong đêm cuối cùng của DIFF 2019?

Đoan Trang, ST Sơn Thạch, John Huy Trần làm giáo khảo chung kết Flashmob 2019 – “Sóng tuổi trẻ”

Tất cả đã sẵn sàng cho đêm pháo hoa “Sắc màu” đầy cuốn hút

Viên gạch nền cho ngành công nghiệp giải trí Việt Nam

Đà Nẵng cuồng nhiệt trong Carnival đường phố DIFF 2019 tối 16/6

Tuyệt chiêu ăn, chơi, nghỉ dưỡng dịp Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2019

Bản kiến nghị của UK Music

Năm 2011, tại Anh, UK Music - một tổ chức đại diện cho quyền lợi của các công ty, nhà sản xuất âm nhạc tư nhân - đã gửi một đề xuất mang tính bước ngoặt tới Chính phủ. Theo đó, nếu Chính phủ Anh có một chiến lược phát triển ngành lễ hội giải trí như một sản phẩm du lịch, nền kinh tế sẽ được hưởng lợi.

Chính phủ Anh đã lắng nghe những đề đạt đó và sau 6 năm, UK Music cùng ngành lễ hội âm nhạc không làm họ thất vọng. Báo cáo Wish you were here 2017 của UK Music cho thấy, trong 6 năm (2011-2016) tổng lượng chi tiêu trực tiếp và gián tiếp từ du khách tới các lễ hội âm nhạc của Anh tăng gần gấp đôi, từ 2,5 tỷ bảng lên 4 tỷ bảng. Đáng chú ý hơn cả, các Festival âm nhạc được đầu tư bài bản của Anh đã tạo ra việc làm ổn định và đáng kể cho nền kinh tế, tăng gần gấp đôi so với năm 2011. Đến nay, cùng với Mỹ, Anh là một trong những thị trường phát triển ngành công nghiệp lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới khi nó đóng góp tới 4,5 tỷ bảng Anh cho GDP của Xứ sở sương mù, theo báo cáo Measuring Music 2018 của UK Music.

"Bao giờ Công ty Festival Huế ra đời?"

Cũng gần chục năm trước, tại Huế, ý tưởng về một Công ty Festival Huế có thể thực sự điều hành và khai thác lễ hội, vốn đã được tổ chức lần đầu từ năm 2000, được nêu ra. Tuy nhiên, đến nay, câu hỏi bao giờ công ty ấy ra đời vẫn chưa có lời giải đáp.

Sau 10 mùa, khi đánh giá lại công tác tổ chức năm ngoái, các lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đều thừa nhận với báo chí rằng Festival Huế vẫn "chưa chuyên nghiệp".

Festival: Làm sao để “con gà đẻ được trứng vàng”?

Dù là một biểu tượng thành công tại Việt Nam nhưng bản thân những người làm Festival Huế cũng phải thừa nhận việc tổ chức vẫn còn nhiều khâu “chưa chuyên nghiệp”.

Và "cứ đến hẹn lại lên", BTC năm nào cũng canh cánh nỗi lo: Tiền đâu để làm. Thậm chí, năm 2018, tỉnh phải đề xuất "xã hội hoá" với các chương trình trong khuôn khổ lễ hội, chẳng hạn như đêm nhạc Trịnh. Và sau gần hai thập kỷ, Festival Huế dù thành công khi trở thành một điểm đến của du khách khi tới Huế nhưng lại không phải thương hiệu đầu tiên họ nghĩ khi nhắc tới Việt Nam.

Sau Huế, rất nhiều festival khác cũng được tổ chức ở các địa phương như Festival Du lịch Hạ Long, Festival Cà phê Buôn Mê Thuột, Festival Thuyền Buồm Mũi Né Bình Thuận, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu, Festival Biển Nha Trang, Festival Trà quốc tế Thái Nguyên, Festival Lúa gạo Nam Bộ, Festival Hoa Đà Lạt… nhưng khả năng duy trì thường xuyên cũng như dấu ấn, hiệu quả để lại vẫn là điều cần suy nghĩ.

Thực tế, khá nhiều Festival của Việt Nam đã có dáng dấp của các “công ty tổ chức sự kiện” nhưng chủ yếu trong vai trò “phối hợp thực hiện”, tức là phụ trách một vài khâu triển khai thay vì tham gia vào những công đoạn chủ chốt. Do đó, hiệu quả lại chưa như kỳ vọng.

Câu trả lời của Đà Nẵng

Cùng với Festival Huế, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF), trước là Cuộc thi trình diễn Pháo hoa Quốc tế (DIFC) được đánh giá là một trong những lễ hội đương đại để lại dấu ấn. Chính quyền Đà Nẵng cũng rất kỳ vọng nó trở thành một "thương hiệu" cho du lịch địa phương. Những năm đầu tổ chức, Đà Nẵng cũng phải đối mặt với bài toán về kinh phí vì đây thực sự là cuộc chơi đắt đỏ. Nguồn thu từ bán vé trong 2 ngày lễ hội thường kém xa chi phí mà địa phương bỏ ra.

Năm 2014, lần đầu sau 6 năm liên tiếp, DIFF không được tổ chức. Lý do chưa từng được chính thức công bố nhưng câu chuyện "tiền đâu" lại là điều được nghĩ đến đầu tiên. Nhưng may mắn hơn Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng sớm có lời giải cho câu hỏi "Bao giờ một công ty Festival ra đời". Năm 2017, Đà Nẵng đã mạnh dạn giao việc tổ chức toàn bộ DIFF cho Sun Group, đơn vị vốn đã đồng hành trong suốt một thập kỷ và có đóng góp với du lịch địa phương, tiếp quản.

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng

Với sự tham gia của Sun Group, một doanh nghiệp có hệ thống quản trị và tiềm lực tài chính, DIFF hoàn toàn lột xác. Đầu tiên, DIFF được mở rộng quy mô, từ vỏn vẹn 2 ngày lên tới cả tháng với nhiều đêm diễn công phu, hoành tráng, nhiều sự kiện đồng hành. Năm 2008, khi cuộc thi trình diễn pháo hoa đầu tiên được tổ chức, số lượt khách tham dự được thống kê là 30.000 người. Năm 2018, số vé bán ra đã lên tới 82.000. Và năm 2019, tổng số khách lưu trú trong lễ hội pháo hoa là 110.000 người, gấp rưỡi trung bình các tháng khác trong năm.

'Cái gì tư nhân mạnh thì để họ làm'

Nhìn từ thành công của một số lễ hội đương đại gần đây, trong đó có DIFF, PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Tổng thư ký Hội Di sản Văn hoá Việt Nam cho rằng: "Đã đến lúc cần thay đổi tư duy làm lễ hội". "Bây giờ, một lễ hội về hoa đâu chỉ bày hoa mà cần những hoạt động khác để du khách tham gia. Nên tiếp thu kinh nghiệm thế giới để làm cho chuyên nghiệp. Cái gì tư nhân mạnh, làm được và có khả năng thì nên để họ làm. Còn Nhà nước có thể nêu định hướng, hướng dẫn để lễ hội được tổ chức mà vẫn đảm bảo các giá trị về văn hoá thay vì thương mại quá", ông Trụ đề xuất.

Tuy nhiên, nếu như Lễ hội âm nhạc Coachella (Mỹ), tính trung bình trong 6 ngày diễn ra, mỗi ngày đón 126.000 du khách, giúp ban tổ chức thu về 114,6 triệu USD, trong năm 2017 thì tiền bán vé DIFF của Đà Nẵng vẫn còn rất xa thành tích doanh thu này. Ba năm qua, theo ước tính, mỗi năm lễ hội pháo hoá này tiêu tốn của Sun Group khoảng hơn 100 tỷ đồng, nhưng doanh thu từ bán vé và các khoản tài trợ chưa bao giờ đạt một nửa số chi. Số liệu doanh thu/chi phí từ 2017 đến 2019 lần lượt là 53,7 tỷ/ 130 tỷ đồng; 58,75 tỷ/ 139,55 tỉ đồng; 45 tỷ/ 150 tỷ đồng.

Lễ hội đường phố - một hoạt động đồng hành của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội đường phố - một hoạt động đồng hành của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Trong trường hợp này, "lợi nhuận" của Sun Group với DIFF không phải là doanh thu bán vé mà là việc DIFF đã thành "đặc sản" của du lịch của Đà Nẵng, và thành phố đang tiến gần hơn tới thương hiệu “thành phố pháo hoa” mang tầm quốc tế.

Cũng khó biết khi nào Sun Group tới điểm hoà vốn với “trò chơi” pháo hoa này nhưng chắc chắn rằng, cũng như UK Music, họ đã không làm chính quyền Đà Nẵng thất vọng.

Đọc thêm

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo Nghệ thuật

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo

TTTĐ - Tọa đàm nghệ thuật “Đương đại trên nền di sản” là cơ hội giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các nghệ sĩ bước ra từ cuộc thi UOB POY và đặc biệt là truyền cảm hứng cho các họa sỹ trẻ tiếp tục sáng tạo, giữ vững niềm đam mê nghệ thuật…
Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa Nghệ thuật

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

TTTĐ - Tối 9/5 tại Nhà hát Hồ Gươm, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đưa khán giả vào hành trình âm nhạc “tuyệt đối điện ảnh” qua Việt Nam, Scotland và Phần Lan trong đêm hòa nhạc “Landscapes of Legend”, với sự góp mặt đặc biệt của “thần đồng violin” Simone Porter.
Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh chính thức nhận hồ sơ đăng ký cho Chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa (Connection Through Culture) (CTC) - cơ hội dành cho các nghệ sĩ và tổ chức sáng tạo tại Vương quốc Anh và 19 quốc gia đối tác trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu để kết nối, cùng sáng tạo và hiện thực hóa các dự án kết nối văn hóa mạnh mẽ.
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Xem thêm