Gần 100% cử tri Lâm Đồng đồng thuận với đề án sáp nhập tỉnh
Lâm Đồng và Đắk Nông đẩy mạnh kết nối giao thông Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính |
![]() |
Cử tri Lâm Đồng đồng thuận cao với Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã |
Thực hiện Kế hoạch số 3724/KH-UBND ngày 16/4/2025 của UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã hướng dẫn UBND các cấp huyện, xã tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình từ ngày 18/4 đến 20/4/2025.
Theo đó, UBND các huyện, thành phố, thị trấn và xã trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của Đề án, đảm bảo quá trình lấy ý kiến được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ và tuân thủ đúng quy định; tạo điều kiện cho cử tri hiểu rõ nội dung Đề án và bày tỏ ý kiến của mình.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, tổng số cử tri tham gia lấy ý kiến đạt hơn 317.000/323.000 cử tri, chiếm 98,17% tổng số cử tri toàn tỉnh. Trong đó, có 316.193 cử tri, tương đương 97,86% cử tri đồng ý với chủ trương sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng thành tỉnh mới mang tên Lâm Đồng.
Đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, mặc dù có những ý kiến trái chiều, nhưng tỷ lệ đồng thuận vẫn ở mức cao, đạt 97,32% (hơn 314.000 cử tri). Điều này cho thấy chính quyền địa phương đã làm tốt công tác chuẩn bị, lắng nghe và giải đáp thắc mắc của người dân.
![]() |
Việc sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận được kỳ vọng sẽ tạo ra cực phát triển mới cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. |
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 137 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi sáp nhập, con số này sẽ giảm xuống còn 51 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường và 42 xã, giảm 86 đơn vị, đạt tỷ lệ 62,77%.
Việc sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận được kỳ vọng sẽ tạo ra một cực phát triển mới cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Tỉnh Lâm Đồng mới, với diện tích rộng nhất cả nước, sẽ có điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; và đặc biệt là đảm bảo chính quyền gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Việc sắp xếp này được thực hiện trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Nam: Đặt tên xã, phường mới gắn với lịch sử, văn hóa

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng
