“Gặt hái” những trái ngọt từ chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số trong quản trị nhà trường hướng tới người học Chuyển đổi số giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao |
Hiện nay, trên thế giới, khái niệm ”số hoá” trong lĩnh vực giáo dục đã không còn xa lạ với nhiều hình thức như học trực tuyến/ học từ xa, ứng dụng và nền tảng hỗ trợ giảng dạy và học tập (VD: Google Classroom, Coursera, Khan Academy,…), trí tuệ nhân tạo và thậm chí là thực tế ảo (VR).
Việt Nam cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi số giáo dục toàn diện và sâu sắc nhất, tập trung vào hai nội dung chính là chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.
Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về dạy học trực tuyến và mô hình trường học mở |
Theo GS. Ngô Bảo Châu, Giám đốc Khoa học - Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM) chia sẻ: “Cách mạng công nghệ và internet đã làm thay đổi rõ rệt việc học và tự học. Tài nguyên miễn phí như Wikipedia, Khan Academy cho phép mọi người tiếp cận với hệ thống thông tin, bộ bài giảng ngày càng đầy đủ và có chất lượng. Nhờ đó, việc học của mỗi người trở thành một công việc trọn đời để cải thiện chất lượng công việc, có thêm hiểu biết về thế giới, xã hội và có thể đem lại niềm vui trọn vẹn cho cuộc sống”.
Ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: “Hiện nay nhiều trường trên địa bàn huyện Mê Linh đã ứng dụng chuyển đổi số trong dạy và học, thông qua việc sử dụng các nền tảng quản lý dạy học như Khan Academy.
Đối với chương trình học trên Khan Academy rất thuận lợi, với phiên bản tiếng Việt giúp cho phụ huynh học sinh, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn tiếp cận được, không riêng gì môn Toán. Vừa qua, Phòng đã phối hợp với Khan Academy xây dựng kế hoạch chỉ đạo các nhà trường quan tâm đến việc giao bài tập cho học sinh”.
Là nền tảng quản lý học tập miễn phí trọn đời, Khan Academy còn có kho học liệu mở chất lượng cao cho các học sinh, đồng thời cũng là một nền tảng chuyển đổi số mang tới nhiều tính năng phù hợp với các nhóm đối tượng người dùng như là từ phụ huynh, học sinh, giáo viên, và quản lý của nhà trường.
Nền tảng giúp cho thầy cô có thể giao bài tập và kiểm tra tiến độ làm bài theo ngày, theo tuần. Bảng công cụ theo dõi cho phép thầy cô nhìn thấy rất rõ quá trình học tập và tình hình làm bài của từng học sinh. Học sinh nắm được chắc phần nào, chưa chắc phần nào để qua đó có hoạt động và hỗ trợ sát sao để giúp học sinh đạt hiệu quả.
Học sinh Bảo Hân chia sẻ mỗi ngày dành 30 phút để học và theo dõi học tập trên nền tảng trực tuyến |
Cô Lê Thị Anh - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Minh B (huyện Mê Linh, Hà Nội) nhận xét: “Từ tháng 11/2022, sau khi tham gia buổi tập huấn của Phòng GD&ĐT, chúng tôi đã sử dụng Khan Acedamy và đạt hiệu quả tốt. Các kênh thông tin tới giáo viên, phụ huynh, học sinh đã nhận được phản hồi tích cực. Chính vì vậy việc triển khai giao bài cũng như tỉ lệ làm bài của học sinh đạt tỉ lệ cao. Điều đó đã góp phần vào công cuộc chuyển đổi số của nhà trường nói riêng và toàn ngành nói chung”.
Được “thụ hưởng” trực tiếp kho học liệu với hàng nghìn bài giảng phong phú, nội dung bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các em học sinh tại nhiều trường trên địa bàn huyện Mê Linh rất hào hứng khi học tập trên nền tảng này. Nhiều em đã dành ít nhất 30 phút/ngày để học và thực hành bài tập nhằm củng cố kiến thức trên lớp. Đối với phụ huynh đều có thể bám sát được quá trình học của con theo hàng ngày, hàng tuần…
Sau gần 2 năm triển khai mô hình trường học mở trên nền tảng Khan Academy, thầy và trò các trường trên địa bàn huyện Mê Linh đã gặt hái được nhiều thành quả và nhận được sự hưởng ứng của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Hiện nay, đội ngũ Khan Academy Vietnam đã đồng hành gần 700 trường học mở ở cả 3 miền đất nước trong công cuộc chuyển đổi số.