Tag
Phát triển hệ thống đường sắt đô thị

Giải phóng mặt bằng khâu then chốt hoàn thành dự án đúng tiến độ

Đô thị 18/01/2024 10:21
aa
TTTĐ - Sáng 18/1, trong khuôn khổ hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phiên chuyên đề giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD diễn ra với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.
Dân vận khéo phát huy hiệu quả trong giải phóng mặt bằng Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4 Cơ quan chức năng phản hồi việc bồi thường dự án Vành đai 3

Dự hội thảo có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông.

Cùng dự có lãnh đạo các Sở, ngành của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các chuyên gia trong nước, quốc tế.

Giải phóng mặt bằng khâu then chốt hoàn thành dự án đúng tiến độ
Các đại biểu dự hội thảo

Bảo đảm quyền, lợi ích cho người dân bị thu hồi đất

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến có sự tham dự của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Cùng với đó, hội thảo tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Giải phóng mặt bằng khâu then chốt hoàn thành dự án đúng tiến độ
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu khai mạc hội thảo

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận định, công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng. Bên cạnh đó, công tác này góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, chuyên đề hội thảo về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là tiền đề quan trọng làm cơ sở thực hiện đối với các dự án đường sắt đô thị. Việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất kịp thời là khâu then chốt để hoàn thành dự án đúng tiến độ, tăng hiệu quả dự án đầu tư.

"Ban Tổ chức hội thảo đã nghiên cứu, lựa chọn các tham luận của các diễn giả để trao đổi kinh nghiệm về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ban tổ chức mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn, khoa học sát với thực tiễn của các chuyên gia. Trên cơ sở các nội dung thảo luận và ý kiến đề xuất các giải pháp, chúng tôi sẽ xây dựng báo cáo tổng hợp gửi các cơ quan có liên quan để phục vụ kịp thời công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển đường sắt đô thị trong thời gian tới", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập

Tham luận tại hội thảo, ông Đỗ Đình Phan, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội thông tin về giải pháp tách công tác GPMB thành tiểu dự án riêng để thực hiện ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt nhằm đảm bảo có mặt bằng thi công trước khi trao thầu - Kinh nghiệm dự án Vành đai 4.

Theo ông Đỗ Đình Phan, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, bao gồm 7 dự án thành phần do UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên và UBND tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chủ quản - cơ quan có thẩm quyền, trong đó 3 dự án đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT.

Giải phóng mặt bằng khâu then chốt hoàn thành dự án đúng tiến độ
Ông Đỗ Đình Phan, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tham luận tại hội thảo

Đến nay dự án đã đạt được một số kết quả nhất định và bám sát tiến độ đề ra. Cụ thể: Đã phê duyệt 7/7 dự án thành phần; 3 tỉnh, thành phố đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.306,06/1.390,63ha, đạt 93,92%, di chuyển 11.540/15.556 ngôi mộ, đạt 74,18%; đã khởi công thi công xây dựng dự án đường song hành trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố, trong đó các nhà thầu đã tổ chức 37 mũi thi công trên toàn tuyến...

Xác định khâu giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm” phải được triển khai sớm, thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó giải phóng mặt bằng không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình, thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi có chỉ giới đường đỏ được phê duyệt và khi dự án thành phần xây lắp được duyệt hồ sơ cắm mốc GPMB sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung cho phù hợp (đảm bảo việc giải phóng mặt bằng đi trước một bước) nhằm đảm bảo có mặt bằng thi công trước khi trao thầu.

Ưu điểm của giải pháp tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập là có thể triển khai song song công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (theo quy hoạch) đối với công tác lập dự án thành phần GPMB; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần GPMB thường sẽ triển khai nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý, khối lượng công việc ít hơn… Vì vậy, rút ngắn được thời gian thực hiện, việc ứng vốn từ quỹ đầu tư phát triển thành phố chi trả cho các phương án GPMB không phụ thuộc vào dự án được duyệt.

“Việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ GPMB hoặc chủ đầu tư dự án thành phần GPMB trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB chung của các dự án; đồng thời tạo được quỹ đất sạch trước khi trao thầu xây dựng”, ông Đỗ Đình Phan nhấn mạnh.

Chia sẻ kinh nghiệm qua triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, ông Đỗ Đình Phan nhấn mạnh việc phát huy vai trò người đứng đầu, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân; tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cơ sở, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã với tinh thần giảm đầu mối, cấp nào sát thực tế và phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

“Việc tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay khi chủ trương được duyệt sẽ tranh thủ được thời gian chuẩn bị dự án, giúp GPMB đi trước một bước. Trong việc triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của từng địa phương cần vận dụng chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân, trong đó thành phố Hà Nội chọn những khu tái định cư có điều kiện mặt bằng, giao thông thuận lợi, tốt nhất cho người dân. Các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến cuộc sống, sinh kế của người dân trong diện di dời với mục tiêu nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ để người dân yên tâm sinh sống và làm việc. Thành phố cũng ban hành bổ sung một số cơ chế, chính sách phục vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện dự án”, ông Đỗ Đình Phan nói.

Đổi mới phương thức chuyển dịch đất đai

Trao đổi về cơ chế chuyển dịch đất đai nâng cấp đô thị dựa vào hệ thống giao thông công cộng, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần đổi mới quá trình “chuyển dịch đất đai”, một mặt cần tới việc phân tích lợi ích thật cụ thể để thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích”, mặt khác cần tới việc thực hiện sự đồng thuận cộng đồng của những người mất đất. Phát triển kinh tế là quan trọng nhưng bền vững xã hội còn là yếu tố quan trọng hơn.

Giải phóng mặt bằng khâu then chốt hoàn thành dự án đúng tiến độ

Trong mô hình TOD, chúng ta cần quan tâm tới 2 vấn đề chuyển dịch đất đai: đất để phát triển các tuyến giao thông công cộng nối giữa các “đô thị mắt lưới”; sự chuyển dịch đất đai để tổ chức lại các không gian đô thị tại các “đô thị mắt lưới”. Đối với đất để phát triển các tuyến giao thông công cộng, cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng là hoàn toàn hợp lý vì đây là các dự án hạ tầng vì lợi ích công cộng không vì mục tiêu lợi nhuận.

Đối với các tuyến đường tàu điện trên cao, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng có thể đặt thêm vấn đề khai thác không gian dưới các thuyến đường tàu trên cao như thế nào cho có khả năng sinh lợi. Đối với các tuyến đường tàu điện ngầm (Metro), việc thu hồi đất để xây dựng các ga tàu là cần thiết, ngoài ra còn phải xem xét việc bồi thường thiệt hại cho những thửa đất bên trên đường tàu điện ngầm khi không thể xây dựng nhà quá cao tầng.

“Pháp luật đất đai cần quy định cụ thể về phạm vi thực hiện quyền bề mặt của mỗi thửa đất để minh bạch phạm vi thực hiện quyền bề mặt và xác định rõ ràng mức bồi thường đối với không gian bên trên và bên dưới thửa đất. Đến nay, luật pháp chưa thống nhất cách tiếp cận cũng là một trở ngại pháp lý cho phát triển đô thị, nhất là các đô thị dạng nén”, GS.TS Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.

Đối với vấn đề đổi mới cách tổ chức không gian đô thị tại các “đô thị mắt lưới”, GS.TS Đặng Hùng Võ nhận định, không thể áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất vì không thể thu hồi toàn bộ đất của một đô thị hiện hữu. Hơn nữa, cơ chế thu hồi đất làm tăng rất cao chi phí thực hiện, thậm chí không thể tìm chi phí đủ để thực hiện. Mặt khác, áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất là trái với nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW đã giới thiệu ở trên.

Cơ chế “chuyển dịch đất đai” phù hợp nhất tại các “đô thị mắt lưới” chính là cơ chế “góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai” đã được triển khai thành công ở nhiều nước. Vấn đề còn lại là tìm ra lộ trình thực hiện sao cho phù hợp với hiện trạng “đô thị mắt lưới”.

“Ở các nước công nghiệp, người ta hay áp dụng cơ chế chính quyền đô thị có một số chức năng độc lập về quyết định phát triển để tạo sức cạnh tranh giữa các đô thị. Trong cuộc cạnh tranh này, chức năng quyết định về đất đai là quan trọng nhất vì đây là nguồn lực duy nhất để phát triển đô thị. Các cư dân của một đô thị trực tiếp bầu ra người đứng đầu đô thị và bầu ra hội đồng đô thị làm cầu nối giữa cộng đồng cư dân và người đứng đầu đô thị”, GS.TS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Đọc thêm

Hải Phòng: Tích cực tuyên truyền Luật Giao thông trong khối trường học Tư vấn pháp luật

Hải Phòng: Tích cực tuyên truyền Luật Giao thông trong khối trường học

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nhằm kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn xử lý nghiêm từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), kiềm chế, làm giảm TNGT và ùn tắc giao thông. Công an huyện An Dương, thành phố Hải Phòng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh các khối trường học trên địa bàn.
Hoàng Mai: Giải quyết ý kiến cử tri 5 phường về công tác giải phóng mặt bằng Đô thị

Hoàng Mai: Giải quyết ý kiến cử tri 5 phường về công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Ngày 24/10, Thường trực HĐND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác giải phóng mặt bằng; quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Vĩnh Hưng quận Hoàng Mai”.
Công nhận 4 tuyến phố văn minh đô thị Đô thị

Công nhận 4 tuyến phố văn minh đô thị

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 5503/QĐ-UBND về việc công nhận 4 tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Nỗ lực cải thiện Chỉ số xanh cấp tỉnh năm 2024 Nhịp sống phương Nam

Nỗ lực cải thiện Chỉ số xanh cấp tỉnh năm 2024

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành kế hoạch về thực hiện cải thiện Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024. Trong đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các ban, ngành, địa phương trên địa bàn.
Vườn hoa hồ Thiền Quang vừa khánh thành, hoa đã bị trộm Đô thị

Vườn hoa hồ Thiền Quang vừa khánh thành, hoa đã bị trộm

TTTĐ - Nhìn những cây, bụi hoa bị dẫm nát, nhổ trộm, bà Trần Thị Mẫn, công nhân trồng hoa của Công ty TNHH Kiến trúc Cảnh Quan Hà Nội (đơn vị chịu trách nhiệm thi công, chăm sóc vườn hoa hồ Thiền Quang) chỉ biết lắc đầu ngao ngán trước ý thức kém của một bộ phận người dân đến đây.
Quảng Ninh xây dựng đề án thành lập thành phố thứ 6 Đô thị

Quảng Ninh xây dựng đề án thành lập thành phố thứ 6

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Quyết định số 3033/QĐ- UBND về việc uỷ quyền cho thị xã Quảng Yên xây dựng Đề án thành lập các phường Hiệp Hoà, Tiền An thuộc thị xã và nâng cấp Quảng Yên lên thành phố.
Sẽ cung cấp đủ phôi giấy phép lái xe vào cuối tháng 10 Đô thị

Sẽ cung cấp đủ phôi giấy phép lái xe vào cuối tháng 10

TTTĐ - Cục Đường bộ Việt Nam vừa thông tin về việc nhiều địa phương trên cả nước rơi vào tình trạng hết phôi ấn chỉ, hết nguyên liệu để in giấy phép lái xe, đồng thời kiến nghị xem xét cung cấp bổ sung số lượng phôi để kịp thời giải quyết nhu cầu cấp thiết cho người dân.
Điểm nhấn kiến trúc công trình quảng trường Thùy Vân Đô thị

Điểm nhấn kiến trúc công trình quảng trường Thùy Vân

TTTĐ - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Vũng Tàu công bố những hình ảnh đầu tiên về kiến trúc công trình điểm nhấn tại quảng trường Thùy Vân, TP Vũng Tàu.
Hà Tĩnh xin hoãn sát nhập thị xã Hồng Lĩnh và 42 xã Đô thị

Hà Tĩnh xin hoãn sát nhập thị xã Hồng Lĩnh và 42 xã

TTTĐ - Tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn gửi Bộ Nội vụ giải trình về lý do chưa thực hiện sắp xếp đối với thị xã Hồng Lĩnh và 42 đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023-2025.
Điểm mỏ cát ở Điện Bàn có giá trúng đến 370 tỷ đồng Xã hội

Điểm mỏ cát ở Điện Bàn có giá trúng đến 370 tỷ đồng

TTTĐ - Một doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng đã trúng đấu giá điểm mỏ cát ĐB2B tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) với số tiền 370 tỷ đồng sau 200 vòng đấu.
Xem thêm