Tag

Giáo dục không bạo lực: Xây dựng những mái nhà an toàn, hạnh phúc cho trẻ em

Giáo dục 17/10/2021 13:07
aa
Ngày 16/10, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em tổ chức phát động chiến dịch Lan tỏa yêu thương 2021 và trao giải cuộc thi “Gia đình trong mắt em” với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children).
Chung tay “chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Từ thiện phát triển - xu hướng trong và sau đại dịch Covid-19 MSD công bố khoản tài trợ trị giá 1.250.000 USD góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Việt Nam
Giáo dục không bạo lực: Xây dựng những mái nhà an toàn, hạnh phúc cho trẻ em
Các diễn giả tham gia tọa đàm “Lan tỏa yêu thương”

Từ năm 2017, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Mạng lưới quản trị quyền trẻ em (CRG) với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức cứu trợ trẻ em đã tổ chức chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” hàng năm để nỗ lực truyền thông và vận động nhằm chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em trong gia đình và nhà trường, thúc đẩy các phương pháp giáo dục tích cực, giáo dục không bạo lực. Chiến dịch luôn được sự bảo trợ và đồng hành của các cơ quan quản lý Nhà nước như Cục trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội các cấp...

Trong giai đoạn tháng 10 - 11/2021, chiến dịch Lan tỏa yêu thương 2021 được phát động với chủ đề: “Giáo dục không bạo lực” tập trung vào nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng về loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em; Tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến và cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ; Thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD

Chia sẻ về chiến dịch Lan tỏa yêu thương 2021, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho biết: “Trẻ em là một trong các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19, không chỉ là vui chơi, được tới trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất tinh thần. Trong đó, nhiều trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, trừng phạt thể chất và tinh thần. Có một sự thật là phụ huynh lên án các ông bố bà mẹ khác dùng bạo lực với con nhưng lại thấy chuyện đánh mắng con là chuyện bình thường, nhân danh để giáo dục con, rèn nề nếp hay ủng hộ những quan điểm phi khoa học phải trừng phạt trẻ.

Không có phương pháp giáo dục nào gọi là giáo dục bằng bạo lực, cũng không có phương pháp nào là giáo dục bằng nuông chiều, giáo dục bằng khuyên nhủ nhưng có phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực để xây dựng nề nếp, tính tự chủ, tự tôn của trẻ, xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ. Trẻ học được từ cha mẹ mình sự tự trọng, tự tôn, sự nề nếp, kỷ luật và biết tự ý thức, nhận biết đúng sai và có thể trẻ vẫn sẽ sai nhưng ít nhất sẽ biết là mình sai và có cơ hội sửa đổi chứ không phải bị trừng phạt.

Chiến dịch Lan tỏa yêu thương 2021 nhấn mạnh vào phương pháp kỷ luật tích cực, để hỗ trợ giải đáp những khúc mắc của cha mẹ và thầy cô những phương pháp ký luật hiệu quả, các ranh giới của bạo lực và lỷ luật, của nuông chiều hay hỗ trợ phát triển trẻ, để mỗi bậc cha mẹ có thể học và trải nghiệm, để chiêm nghiệm lại những gì mình đã làm được, và những gì mình cần cải thiện để mỗi ngày, đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu thương, môi trường an toàn và tối đa hoá những tiềm năng phát triển của trẻ”.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em

Đại diện Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng phát biểu: “Chúng tôi vui mừng vì được phối hợp cùng ban tổ chức chiến dịch Lan tỏa yêu thương trong những năm vừa qua. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực trong việc xây dựng các hoạt động đa dạng, thú vị của chiến dịch Lan tỏa yêu thương 2021. Mong rằng với sự chung tay, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và sự tham gia lan tỏa của các gia đình, nhà trường, cộng đồng, chiến dịch sẽ lan tỏa được những thông điệp ý nghĩa và thu được nhiều kết quả tốt đẹp”.

Trước đó, là một hoạt động tiền chiến dịch, MSD đã tổ chức chiến dịch truyền thông chủ đề: "Nhà = An toàn + Yêu thương?” cùng cuộc thi vẽ “Gia đình trong mắt em" được thực hiện vào tháng 8 - 9/2021 nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình và vận động sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Giữa lúc làn sóng Covid-19 quay trở lại và diễn biến phức tạp, chiến dịch hi vọng trở thành một món quà, một nguồn động viên khích lệ tinh thần gửi tới các gia đình để cùng nhau vượt qua khoảng thời gian giãn cách xã hội.

Cuộc thi đã nhận được sự tham gia tích cực của gần 100 trẻ em trên toàn quốc, trong đó có 75 bài hợp lệ. Các chủ đề được các em lựa chọn vô cùng phong phú như: hình ảnh gia đình hạnh phúc, bạo lực gia đình dưới góc nhìn của trẻ em, ước mơ của trẻ em về một mái nhà yên ấm. Dựa trên các tiêu chí về tính thẩm mỹ, tính sáng tạo, nội dung thông điệp, tính lan tỏa và sự yêu thích của cộng đồng, Ban giám khảo đã chọn ra những bức tranh xuất sắc, trong đó giải Nhất thuộc về em Nguyễn Quảng Gia Định - 11 tuổi đến từ Làng Trẻ em SOS Quảng Bình. Ngoài ra, chương trình cũng công bố các giải thưởng còn lại gồm 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

Ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình
Ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình

Là người làm công tác quản lý nhà nước về gia đình, đồng thời là thành viên Ban Giám khảo cuộc thi vẽ tranh “Gia đình trong mắt em”, ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chia sẻ suy nghĩ về thực trạng bạo lực gia đình được trẻ phản ánh qua các tranh vẽ gửi dự thi: “Những bức tranh của các em, tuy rất thơ ngây, trong sáng nhưng có tính sáng tạo, khả năng hội họa, điều đặc biệt còn truyền đạt được những thông điệp rất ấm áp và nhân văn cũng như mơ ước về một gia đình hạnh phúc.

Qua các tác phẩm tranh của các bạn nhỏ, tôi thấy được những ước muốn của trẻ em, điều này thôi thúc các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các bên liên quan cần phải hành động để hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc đúng như nguyện vọng của các em.

Về phía Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi đang nỗ lực trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựng gia đình và xây dựng Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), mong rằng có thể tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các bên để hướng tới xây dựng một văn bản luật hoàn chỉnh, toàn diện, góp phần xây dựng những mái nhà an toàn, hạnh phúc cho trẻ em”.

Ở góc độ một người mẹ, bà Nguyễn Thị Thu Hà bày tỏ suy nghĩ: “Trong quá trình nuôi con, tôi cũng tham khảo cách dạy con của bạn bè và đồng nghiệp. Về phía bản thân, tôi nhận ra khi mình mắng con, con thường nói là con buồn, điều này thực sự khiến tôi suy nghĩ. Và dần dần tôi cũng cố gắng kiềm chế, nhẫn nại với con hơn”.

Em Nguyễn Vũ Mai Anh
Em Nguyễn Vũ Mai Anh

Khi được hỏi về những mong muốn của bản thân để chấm dứt tình trạng bạo lực, trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em, em Nguyễn Vũ Mai Anh, thí sinh đạt giải Nhì cuộc thi “Gia đình trong mắt em”, cho biết: “Con thấy các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và bên liên quan khác cần có sự phối hợp để cùng nhau giải quyết các vấn đề bạo lực gia đình đối bạo lực ra đình ngày càng giảm. Trước hết, con nghĩ các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và bình tĩnh nếu con mắc sai lầm, cần trò chuyện và chia sẻ để hiểu con hơn.

Thầy cô và các bên liên quan cần tổ chức các buổi như họp phụ huynh hay các chương trình để cha mẹ nhìn nhận rõ về bạo lực gia đình và có phương án khắc phục, thay đổi để các gia đình thay đổi tốt hơn. Ngoài ra, con nghĩ bản thân trẻ em chúng con cũng nên thường xuyên nói chuyện cùng cha mẹ để hiểu nhau thêm và chủ động chỉ ra lỗi sai của cha mẹ bằng sự thông cảm thay vì trách móc , biết sửa sai và khắc phục, xin lỗi cha mẹ để hạn chế được các bạo lực gia đình”.

Đọc thêm

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Xem thêm