Tag

Chung tay “chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới”

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 21/06/2021 13:00
aa
TTTĐ - Vừa qua, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã thực hiện buổi trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Tổ chức Plan International Việt Nam tài trợ, đồng thời cũng nhằm hưởng ứng Tháng Hành động Vì trẻ em năm 2021.
Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Từ thiện phát triển - xu hướng trong và sau đại dịch Covid-19

Trong những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng, chấm dứt vấn nạn quấy rối tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề phổ biến, chưa được chấm dứt triệt để. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ giới trẻ vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về quấy rối tình dục, thờ ơ và coi những hành vi quấy rối tình dục là bình thường.

Buổi trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” được thực hiện. Chương trình nhằm trao đổi, chia sẻ những câu chuyện thực tế, nguyên nhân cũng như cách thức, chương trình, hoạt động của tất cả các bên liên quan để chấm dứt những hình thức quấy rối trẻ em nói chung và em gái nói riêng ở nơi công cộng. “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” được phát sóng trực tiếp trên fanpage: MSD Vietnam, Plan International Vietnam và Lan tỏa yêu thương.

Các diễn giả tại tọa đàm
Các diễn giả tại tọa đàm “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới”

Buổi trò chuyện có sự tham gia của Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ông Lê Xuân Đồng, chuyên gia về giới, Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam; Diễn viên Trần Nghĩa đồng hành cùng dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái”. Buổi trò chuyện trực tuyến được điều phối bởi bà Trần Vân Anh, Giám đốc Chương trình Viện MSD.

Tán dương, khen ngợi và quấy rối - đâu là ranh giới?

Ở phần 1 của toạ đàm, các diễn giả thảo luận về cách hiểu về ranh giới giữa tán dương và quấy rối em gái bằng lời nói và cử chỉ.

Diễn viên Trần Nghĩa đã chia sẻ trải nghiệm khi anh đặt câu hỏi cho các fan của mình trên Facebook: Các bạn thấy sao khi bạn gái, em gái mình hay chính bản thân bị trêu chọc bằng những lời nói khiếm nhã như việc sử dụng từ “ngon” để mô tả về ngoại hình của phụ nữ và trẻ em gái?

Trả lời cho câu hỏi này, đã có hơn 100 ý kiến bình luận với nhiều quan điểm đối lập. Nhiều bình luận phản đối những hành xử xấu xí này đã được phản ánh như: “Dùng từ "ngon" để bình phẩm về một bạn nữ thì rất khiếm nhã”; "Rất mong các bạn đừng ai dùng từ “ngon” khi nói tới con người, nhất là con gái”; “Bạn gái là để yêu, để tôn trọng, không phải là thực phẩm, thức ăn”; "Nếu khen người khác thì có rất nhiều từ để khen như: Đẹp, giỏi, ngoan, hiền... Sao không chọn mà lại chọn từ “ngon””.

Ngược lại, cũng có một số ít ý kiến đối lập cho rằng: “Cũng bình thường thôi”; “Các bạn nữ hay các chị thì vẫn thấy thích khi được khen “ngon” mà”, "Em thấy đó là một lời khen”, "Thời đại nào rồi, bớt quan trọng vấn đề lại đi”…

Diễn viên Trần Nghĩa là người đồng hành cùng dự án Thành phố an toàn, thân thiện với em gái
Diễn viên Trần Nghĩa là người đồng hành cùng dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái"

Diễn viên Trần Nghĩa nhấn mạnh quan điểm: “Vấn đề phải được nêu ra, phân tích từ đó chúng ta mới đối diện để giải quyết. Thực tế, có rất nhiều bạn biết đến vấn đề này nhưng cũng có rất nhiều băn khoăn và các bạn không biết hỏi hay chia sẻ với ai. Nghĩa rất vui, khi bản thân mở ra cuộc tranh luận về vấn đề này trên fanpage của mình và rất vui khi hầu hết các bạn đều chia sẻ không đồng tình với những lời “tán dương" mang tính quấy rối như vậy".

Bà Vân Anh, Giám đốc Chương trình MSD, khẳng định: “Nhiều người vẫn nghĩ rằng quấy rối, xâm hại em gái và phụ nữ là việc đụng chạm cơ thể khi chưa có sự cho phép. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Thực tế, các lời nói mang tính tình dục hay những hành động, cử chỉ phi lời nói như nhìn chằm chằm vào bộ phận riêng tư của người đối diện. Trên không gian kĩ thuật số thì gửi, chia sẻ, phát tán những hình ảnh nhạy cảm, bình luận trêu ghẹo... khiến phụ nữ cảm thấy không thoải mái, khó chịu hay buồn cũng đều là các hành vi quấy rối”.

Việc phân định ranh giới giữa trêu đùa và quấy rối đôi khi rất mong manh và khó phân biệt với phần đông mọi người trong cộng đồng. Dưới góc nhìn của chuyên gia, ông Lê Xuân Đồng, cho biết: “Nguyên nhân sâu xa, yếu tố làm gia tăng tình trạng quấy rối tình dục và sự lầm tưởng giữa quấy rối và trêu đùa chủ yếu đến từ quan niệm, lối sống và cả văn hóa.

Khi chúng ta coi hành động trêu ghẹo của nam giới là bình thường và có xu hướng đổ lỗi cho nữ giới thì những hành vi quấy rối vẫn không ngừng tiếp diễn. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của nạn nhân và khiến họ không dám lên tiếng. Vì nạn nhân lo sợ lên tiếng chưa chắc có ai nghe và nói ra người ta cười chê thêm”.

Bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới
Bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới

Đồng quan điểm, bà Trần Bích Loan chia sẻ: “Sự tiếp diễn tràn lan những hành vi quấy rối trẻ em gái và phụ nữ nơi công cộng sẽ gây ra những hậu quả, hệ luỵ với nạn nhân nói riêng và xã hội nói chung. Có những nạn nhân là trẻ em bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất và tinh thần. Kể cả người lớn cũng có xu hướng khép mình, ngại tham gia các hoạt động chung và cản trợ sự giao lưu, mở mang kiến thức, quan hệ với mọi người.

Nhiều phụ nữ khi bị quấy rối đã ám ảnh và có suy nghĩ lệch lạc, quy chụp "tất cả đàn ông đều như vậy". Do đó, hạnh phúc cá nhân cũng bị ảnh hưởng. Phụ huynh có con là nạn nhân thì ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của họ. Nếu không có người lên tiếng tố cáo, phản đối, vấn nạn này sẽ không bao giờ chấm dứt”.

Lên tiếng phòng chống quấy rối - dễ hay khó?

Ở phần hai của tọa đàm, các diễn giả và khán giả tập trung chia sẻ về các giải pháp để phòng chống nhằm chấm dứt mọi hình thức quấy rối tình dục với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái ở nơi công cộng.

Nhiều ý kiến khán giả bình luận cho rằng việc này nói thì tưởng dễ nhưng rất khó bởi định kiến ăn sâu với quan điểm lỗi thời vô hình trung là tác nhân làm gia tăng các hành vi quấy rối. Do đó, chúng ta cần rất nhiều nỗ lực giải pháp tổng thể để thay đổi nhận thức, quan điểm và hành vi của cộng đồng.

Tại buổi trò chuyện trực tuyến, bà Trần Bích Loan đã chia sẻ những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn hành vi quấy rối trẻ em gái và phụ nữ. “Từ năm 2016, chúng tôi đã triển khai phát động tháng hành động (từ ngày 15/11 - 15/12) hằng năm với sự tham gia của các cơ quan Bộ ban ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Tỷ lệ người tham gia tăng lên mỗi năm.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng đang nỗ lực cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng thân thiện, an toàn hơn cho người dân và đường dây nóng hỗ trợ cộng đồng. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn sẽ có mạng lưới chặt chẽ, cơ sở vật chất kĩ thuật và nhân lực tốt hơn để giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân, người thân và cộng đồng tin tưởng các cơ sở, tổ chức để họ tìm tới chia sẻ, lên tiếng và lan tỏa thông điệp phòng chống các hành vi xâm hại tình dục.

Rõ ràng, nhận thức và sự chung tay của cộng đồng có sức mạnh rất lớn bên cạnh việc hoàn thiện và nâng cao quá trình thực thi luật pháp vì một kết quả bền vững hơn, lan tỏa”, bà Loan nhấn mạnh.

Chuyên gia Lê Xuân Đồng
Chuyên gia Lê Xuân Đồng

Ở khía cạnh cách thức ngăn chặn các hành vi quấy rối, ông Lê Xuân Đồng đưa ra giải pháp: “Giáo dục trẻ em những kỹ năng phòng tránh quấy rối như: Phát hiện nguy cơ, nói không, kể lại… là việc cấp thiết, cần sự tham gia của cả gia đình và cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, để nạn nhân dám lên tiếng, chúng ta cần chú trọng công tác bảo mật thông tin, đặc biệt các trường hợp nghiêm trọng vì điều này ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của nạn nhân về sau”.

Diễn viên Trần Nghĩa, người tiên phong đồng hành cùng “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái" đã chia sẻ góc độ thay đổi quan điểm ở người trẻ: “Nghĩa cho rằng, chúng ta cần xây dựng các hình tượng văn minh, lịch sự cho các bạn trẻ. Nghĩa rất thích ý tưởng dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái" xây dựng hình tượng “Thanh niên chuẩn - nói không với quấy rối” và sẵn sàng lên tiếng và bảo vệ em gái khi bị quấy rối.

Chúng ta nên đưa vào những khái niệm, tiêu chuẩn nhẹ nhàng, nhân văn và ý nghĩa như vậy để các bạn trẻ có định hướng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Nghĩa hy vọng có thể dùng một chút tầm ảnh hưởng của mình để góp chút công sức lan tỏa những thông điệp tích cực, ít nhất là tới những người yêu mến".

Tọa đàm diễn ra rất sôi nổi với hàng trăm lượt bình luận và câu hỏi liên quan đến việc thay đổi quan điểm, hành vi, các giải pháp chính sách và thực tiễn để chấm dứt quấy rối tình dục đối với cả em trai và em gái, đặc biệt ở các không gian công cộng.

Bà Trần Vân Anh - Giám đốc Chương trình Viện MSD
Bà Trần Vân Anh - Giám đốc Chương trình Viện MSD

Khép lại chương trình, bà Trần Vân Anh đưa ra thông điệp: “Các bạn trẻ, thanh thiếu niên chính là chủ nhân của đất nước hãy lên tiếng, cùng với cộng đồng tạo ra một thành phố an toàn cho tất cả mọi người”.

Đọc thêm

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc

TTTĐ - “Hành trình “Đông ấm” về với mảnh đất tỉnh Hoà Bình và Yên Bái của các tình nguyện viên Thủ đô khép lại khiến lòng tôi nghẹn ngào, xúc động. Bởi tôi thấy rằng, ở đâu đó vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, vất vả thế nhưng trong ánh mắt họ luôn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn”.
Xem thêm