Tag
Tổng kết năm học 2022 - 2023

Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc xếp hạng, đứng thứ 59 trên thế giới

Giáo dục 18/08/2023 17:56
aa
TTTĐ - Chiều 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024.
10 nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Thủ đô năm học 2023 - 2024 Hà Nội khuyến khích đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập

Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Cùng dự hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo Bộ, Ban, ngành Trung ương.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu Trung ương tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội). Các điểm cầu địa phương đặt tại 63 tỉnh/thành phố.

Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc xếp hạng, đứng thứ 59 trên thế giới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị Tổng kết năm học 2022 - 2023 của ngành Giáo dục

Đánh giá kết quả ngành Giáo dục đạt được trong năm học 2022 - 2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Đây là năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành khi vừa phải tiếp tục cùng cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch COVID-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; Quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc xếp hạng, đứng thứ 59 trên thế giới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ GD&ĐT chủ trì hội nghị

Năm học 2022 - 2023, cả nước có 15.334 cơ sở giáo dục mầm non (giảm 67 trường so với năm học trước) và 25.467 cơ sở giáo dục phổ thông.

Cả nước có 1.976.744 học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỷ lệ học sinh/lớp ở cấp Tiểu học là 32,1 em/lớp, THCS là 37,71 em/lớp và THPT là 40,27 em/lớp. Tuy nhiên, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp vượt tỷ lệ quy định như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai...

Năm học qua giáo dục trở lại bình thường mới sau dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ, ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch...

Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc xếp hạng, đứng thứ 59 trên thế giới
Toàn cảnh hội nghị

Kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế, học sinh Việt Nam đạt kết quả cao với 11 huy chương Vàng, 14 huy chương Bạc, 12 huy chương Đồng và 5 Bằng khen.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT chung toàn quốc đạt 98,88%, được đánh giá khách quan kết quả học tập của các thí sinh và chất lượng dạy học ở các địa phương.

Nhờ những nỗ lực trên, bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục 2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước).

Giáo dục Việt Nam tăng 5 bậc xếp hạng, đứng thứ 59 trên thế giới
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng thẳng thắn nhìn nhận năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh còn chưa thực sự hiệu quả.

Tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, vẫn còn thách thức, khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới.

Hầu hết các cơ sở giáo dục bậc THPT không có tổ hợp môn học và chuyên đề học tập lựa chọn có môn Âm nhạc, Mĩ thuật do chưa có giáo viên. Việc chuyển đổi môn học hoặc chuyển trường đối với học sinh lớp 10 chương trình phồ thông mới còn khó khăn hơn so với trước đây.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng được lắng nghe nhiều ý kiến tham luận từ đại diện các đơn vị về nhiều nội dung như: Xem xét điều chỉnh biên chế theo từng vùng, miền; Những thách thức trong quá trình thực hiện tự chủ đại học; Thực hiện chuyển đổi số trong trường học; Nâng cao chất lượng dạy và học; Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018; Cơ chế, chính sách đối với cán bộ, giáo viên…

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường Giáo dục

Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường

TTTĐ - Tại chương trình Hoa nắng số tháng 11/2024, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 30 em học sinh vượt khó tới trường học tốt.
Nhà giáo Việt Nam - người vun đắp cây đời mãi mãi xanh tươi Giáo dục

Nhà giáo Việt Nam - người vun đắp cây đời mãi mãi xanh tươi

TTTĐ - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng đối với thầy cô giáo, những người đã dày công vun đắp cho "những cây đời mãi mãi xanh tươi".
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Xem thêm