Tag

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, xứng tầm

Giao thông 10/02/2025 18:09
aa
TTTĐ - Hà Nội là Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong hai đô thị loại đặc biệt và có dân số đông nhất của cả nước với gần 10 triệu người, nên nhu cầu đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hóa rất lớn. Do vậy, với sự phát triển của mạng lưới giao thông Thủ đô trong năm vừa qua không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Xem xét xử lý nghiêm cán bộ vi phạm khi tham gia giao thông Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân đã được nâng cao Tháo gỡ khó khăn cho các xe kinh doanh vận tải khi đăng kiểm Mở bán sớm vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Xứng đáng là hạt nhân trung tâm của vùng Thủ đô

Trong khoảng chục năm qua, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe buýt nhanh BRT, tàu điện trên cao và metro…

Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của Nhân dân Thủ đô. Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh - khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, xứng tầm
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng

Đặc biệt, vào ngày 8/8/2024, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại. Đây là một sự kiện quan trọng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo.

Có thể thấy rằng, dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là dự án tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do TP. Hà Nội làm chủ đầu tư. Đây là tuyến đường sắt đô thị chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài toàn tuyến là 13,035km, 12 ga; trong đó có 12,575km tuyến chính và 0,46km đường dẫn và Depot. Đoạn đi trên cao gồm 8 ga từ ga S1 đến S8 dài khoảng 8,5km. Đoạn đi ngầm gồm 4 ga từ ga S9 đến ga S12 dài khoảng 4km.

Nhiều người dân bày tỏ, họ vẫn kỳ vọng ở đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 nhiều hơn nữa, đặc biệt là việc hoàn thiện toàn tuyến, kéo dài đến ga S12 (ga Trần Hưng Đạo), kết nối với tuyến số 2A tại ga Cát Linh. Khi đó đường sắt đô thị sẽ tạo nên một vòng cung kết nối giữa hai trục cửa ngõ Tây - Tây Nam Thủ đô, thuận tiện hơn rất nhiều cho người dân đi lại.

Đặc biệt, những năm gần đây Hà Nội cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nội đô với việc mở rộng các tuyến đường, xây dựng hàng chục cây cầu vượt và các nút giao thông thông minh nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Các dự án quy hoạch giao thông đô thị cũng được triển khai đồng bộ, hướng tới việc tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả và bền vững.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, xứng tầm
Ngày 8/8/2024, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại, đây là một sự kiện quan trọng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô

Nhìn bức tranh tổng thể giao thông Hà Nội có thể thấy có rất nhiều đường huyết mạch, kết nối với cao tốc đi các vùng miền, tỉnh, thành phố thuận tiện như: Hệ thống đường Vành đai 1 - 2 - 2,5 - 3 và đường Vành đai 4 đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Từ thành phố Hà Nội có thể đi các tỉnh phía Đông, Đông Bắc qua các Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc qua các tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên; cao tốc Láng - Hòa Lạc kết nối cao tốc đi Hòa Bình; đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh phía Nam qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Quốc lộ 1A…

Hà Nội còn kết nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam và các tuyến đường thủy trên nhiều con sông lớn. Đặc biệt, Hà Nội có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế giao thương đi lại, vận chuyển hàng hóa với hàng trăm nước trên thế giới.

Những thành tựu và kết quả đạt được nêu trên đã góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ đô, từng bước hạn chế ùn tắc và tại nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Tạo động lực để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Cũng trong năm vừa qua, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai trương hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn TP Hà Nội. Đây là một trong những nhiệm vụ nhằm từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về "Chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết: Hệ thống giao thông thông minh ITS bao gồm các ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả bảo đảm an toàn giao thông giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường...

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, xứng tầm
Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông vận tải trong đô thị, trong đó, định hướng chung là phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, bus, BRT…

Được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai phương án thí điểm hệ thống giao thông thông minh với nội dung thiết lập Trung tâm Điều hành giao thông thông minh tại Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội, số 1 Kim Mã, quận Ba Đình, bao gồm: Thiết bị (máy tính, màn hình tấm ghép, tường lửa, thiết bị mạng, các thiết bị, phụ kiện đi kèm…); các phần mềm điều khiển (phần mềm đo đếm lưu lượng, giám sát vi phạm, cung cấp thông tin, điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh…).

Hệ thống cũng được lắp đặt thiết bị ngoại vi tại 2 nút giao thông thí điểm trên đường Phạm Văn Bạch (nút giao Hoàng Quán Chi và Ngõ 9) bao gồm: Lắp đặt camera hỗ trợ xử phạt, camera đo đếm lưu lượng, camera đo tốc độ, biển VMS…

Các chức năng của hệ thống giao thông thông minh trong giai đoạn thí điểm bao gồm: Hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Trong đó, 2 chức năng là quản lý đỗ xe và quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng sẽ được tích hợp khi các dự án thí điểm theo chương trình riêng của Thành phố đã sẵn sàng đưa vào vận hành bên cạnh đó hệ thống được thiết kế bảo đảm tính mở, sẵn sàng mở rộng, tích hợp đủ 12 chức năng khi các ứng dụng hoàn thiện, đủ điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu và từng bước hoàn thiện hệ thống.

Việc đưa vào vào khai thác trung tâm điều hành giao thông thông minh là nền tảng cốt lõi trong việc hình thành hệ thống giao thông thông minh, là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện đề án giao thông thông minh và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, xứng tầm
Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của hệ thống giao thông Thủ đô, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Những nỗ lực nói trên là nhờ sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp Trung ương và thành phố, cũng như sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, quận, huyện. Bởi làm một tuyến đường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ của nhiều dự án. Đây cũng là một bất cập, khó khăn lớn mà tới đây, khi thực hiện Luật Đất đai, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tháo gỡ rất nhiều.

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố. Hà Nội đang từng bước trở thành một thành phố hiện đại, với hệ thống giao thông đồng bộ và thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

Để phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống metro để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại. Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé. Thứ ba, cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả.

Cuối cùng, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.

Đọc thêm

Ác mộng với xe ba gác tự chế Giao thông

Ác mộng với xe ba gác tự chế

TTTĐ - Những ngày vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến xe ba gác tự chế. Đáng nói, những phương tiện trên thường không có biển kiểm soát, không đăng kiểm, không được chấp nhận về mặt pháp lý.
Bình Định: Mở thêm nhiều trạm sạc xe điện trên địa bàn Xe++

Bình Định: Mở thêm nhiều trạm sạc xe điện trên địa bàn

TTTĐ - Tỉnh Bình Định phấn đấu đến ngày 30/4/2025 có thêm ít nhất 20 trạm sạc pin ô tô điện trên địa bàn tỉnh được lắp đặt mới.
TP Hồ Chí Minh mở rộng các điểm cấp, đổi giấy phép lái xe Giao thông

TP Hồ Chí Minh mở rộng các điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

TTTĐ - Từ ngày 17/3, Công an TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) tại 22 điểm phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.
Khảo sát vị trí đề xuất đầu tư khôi phục cầu Mã Đà Giao thông

Khảo sát vị trí đề xuất đầu tư khôi phục cầu Mã Đà

TTTĐ - Đoàn công tác của UBND tỉnh Đồng Nai vừa có chuyến khảo sát thực tế khu vực được UBND tỉnh Bình Phước đề xuất khôi phục cầu Mã Đà để mở đường kết nối giữa 2 địa phương.
Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ 2 dự án cao tốc phía Nam Giao thông

Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ 2 dự án cao tốc phía Nam

TTTĐ - Ngày 13/3, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu Đoàn công tác số 6 của Chính phủ kiểm tra và nghe báo cáo tại hai dự án cao tốc trọng điểm khu vực phía Nam gồm Bến Lức - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu.
Quảng Nam: Tỉnh lộ 607B như "tấm áo rách", tai nạn rình rập Giao thông

Quảng Nam: Tỉnh lộ 607B như "tấm áo rách", tai nạn rình rập

TTTĐ - Sau hơn 20 năm được sửa chữa, đến nay, hơn 6,3km tỉnh lộ 607B tại tỉnh Quảng Nam đã xuống cấp nặng nề, khiến người dân lo ngại về an toàn giao thông.
Quảng Nam: Ô tô con "lũ lượt" quay đầu trên cầu Câu Lâu cũ Giao thông

Quảng Nam: Ô tô con "lũ lượt" quay đầu trên cầu Câu Lâu cũ

TTTĐ - Bất chấp đã có biển báo cấm ô tô lưu thông qua cầu Câu Lâu cũ nhưng hàng loạt phương tiện ô tô vẫn lưu thông qua cầu và phải quay đầu xe do có rào chắn.
Cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn chính thức khởi công, tổng mức đầu tư hơn 5.750 tỷ đồng Giao thông

Cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn chính thức khởi công, tổng mức đầu tư hơn 5.750 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng nay (ngày 15/3), Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn với tổng mức đầu tư 5.750,76 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước.
Cao Bằng: 10 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Giao thông

Cao Bằng: 10 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 10 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Cập nhật tiến độ 2 cao tốc qua Đồng Nai Giao thông

Cập nhật tiến độ 2 cao tốc qua Đồng Nai

TTTĐ - Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn kiểm tra số 6 của Chính phủ, Hồ Đức Phớc vừa có buổi làm việc với các địa phương liên quan nhằm nghe báo cáo về tiến độ thi công các dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Bến Lức - Long Thành.
Xem thêm