Tag

“Gieo mầm xanh” nơi địa đầu Tổ quốc

Nhịp sống trẻ 09/02/2024 14:00
aa
TTTĐ - Thái An là xã thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nơi đây có núi Ba Tiên cao trên 2.000m so với mặt nước biển và quanh năm, suốt tháng nằm trong biển mây, sương mù. Thế nhưng nơi đỉnh cao lạnh lẽo này vẫn luôn có những người giáo viên lặng thầm bám bản để gieo mầm con chữ, mang tới hơi ấm và niềm hy vọng cho những trẻ nhỏ nơi đây.
Các luật sư tương lai tình nguyện nơi địa đầu Tổ quốc Trung thu: “Trao yêu thương - nhận nụ cười” nơi địa đầu Tổ quốc “Kỳ nghỉ hồng” nơi địa đầu Tổ quốc

Dùng ngày công lao động “đổi” học sinh đến trường

Được biết ở xã Thái An là một địa phương rất khó khăn, vùng sâu, vùng xa của huyện Quản Bạ với 100% học sinh là người dân tộc, tỉ lệ hộ nghèo trên 70%. Con số này đồng nghĩa đa số học sinh ở trường không có đủ điều kiện học tập.

Là giáo viên duy nhất viết đơn tình nguyện về trường PTDTBT Thái An để công tác, cô Lê Thu Hà hiện đang dạy bộ môn Văn của trường THCS Thái An nhớ lại: “Trước đây, tôi làm ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và trường THPT. Những nơi tôi dạy ở ngoài thị trấn, cơ sở vật chất, điều kiện tương đối tốt. Đến năm 2018, tôi viết đơn tình nguyện xin vào trường THCS Thái An để dạy học”.

Cô Lê Thu Hà là giáo viên duy nhất viết đơn tình nguyện về trường PTDTBT Thái An để công tác
Cô Lê Thu Hà là giáo viên duy nhất viết đơn tình nguyện về trường PTDTBT Thái An để công tác

Do yêu nghề, yêu trẻ, quý mến sự thật thà của những học sinh miền núi nên cô Hà đã tình nguyện cùng chồng cống hiến ở xã Thái An. Dù chuẩn bị tinh thần tốt nhưng cô giáo trẻ vẫn bị “sốc” bởi nơi cô tình nguyện đến khó khăn hơn trong suy nghĩ của cô. “Mới đầu chuyển vào đây, tôi cũng bị hơi sốc bởi địa bàn quá nghèo nàn, heo hút. Khi đó, đường xá trong này chưa được sửa chữa, cơ sở vật chất cái gì cũng thiếu thốn, thầy cô còn không có chỗ ăn, chỗ ở, muốn gì phải ra tận huyện cách 30km, mỗi lần đi xe máy cũng mất hơn 2 tiếng đồng hồ”, cô Hà tâm sự.

Đã thế, ở vùng cao, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên nhiều phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Khi đến trường, ăn, ở, học tập, tâm lý… đều là trách nhiệm của cô giáo. Tuy nhiên việc đó không đáng ngại bằng nỗi lo “bị mất” học trò do các em nghỉ học giữa chừng, theo cha mẹ lên rừng phát nương, đốt rẫy.

Cô Lê Thu Hà đã được bà con, học sinh nơi đây cảm hoá bằng những sự mộc mạc, chân tình
Cô Lê Thu Hà đã được bà con, học sinh nơi đây cảm hoá bằng những sự mộc mạc, chân tình

Để giữ học sinh, giáo viên thường chia nhau đến từng gia đình thuyết phục phụ huynh. Có những cha mẹ khó khăn, các thầy, cô còn phải “đổi” những ngày lao động của mình vào cuối tuần để học sinh đến trường. Không ít lần, họ phải đi bộ 10km đường rừng vào nương phụ giúp gia đình học sinh làm rẫy… Đó là những việc làm mà các giáo viên vùng núi phải chấp nhận vất vả để nắm bắt tâm tư và vận động học sinh đi học trở lại.

Một đồng nghiệp khác của cô Hà bắt đầu công tác tại trường PTDTBT Thái An từ năm 2009 - Cô Vũ Thị Hồng Thái quê ở Tuyên Quang đã gắn bó với bản làng và các em học sinh tiểu học xã Thái An được 14 năm. Có thể nói, mọi đường đi, lối tắt để nhanh đến được điểm trường và ngay cả nỗi cực nhọc của bà con dân bản, của học trò, cô hiểu rõ như chính cuộc sống của mình.

Với đặc trưng dạy học ở miền núi, giáo viên nơi đây không chỉ cắm bản để dạy chữ mà họ còn phải học thêm nhiều điều. Từ việc học cách vượt qua những con dốc cheo leo, vận động học sinh đi học, đến học cách đối diện với nỗi nhớ nhà rưng rức mỗi khi đêm về. “Hồi mới về đây công tác, nhìn cơ sở vật chất thiếu thốn, học sinh khó khăn, nhiều lúc tôi cũng thấy tủi thân, nhớ nhà, nhất là mỗi khi đêm về đối diện với 4 bức vách được dựng sơ sài, gió lùa từng cơn buốt lạnh. Khi đó cũng chưa có điện hay mạng internet để gọi về nhà cho vơi nỗi nhớ, tôi lại đến khu bán trú để trò chuyện, lắng nghe các em nhỏ của mình tâm sự.”, cô Thái tâm sự.

Cô Vũ Thị Hồng Thái đã gắn bó với trường PTDTBT Thái An từ năm 2009
Cô Vũ Thị Hồng Thái đã gắn bó với trường PTDTBT Thái An từ năm 2009

Có đợt ở điểm Lùng Hẩu - điểm xa nhất của xã Thái An nhiệt độ xuống thấp, nhiều hôm học sinh không đủ áo ấm mặc nên ở nhà đốt lửa sưởi. Thấy học sinh không đến trường, thầy cô giáo lại chia nhóm ra để đến từng nhà hỏi thăm. “Khi vừa nhác thấy thầy cô từ xa, các em đã chạy trốn vào núi. Lúc ấy, tôi đành ngồi lại nhà các em chờ đến tận tối. Lúc nói chuyện với học sinh, tôi mới biết lý do là rét quá, đi xuống dưới trường không đủ quần áo mặc nên các em ở nhà. Từ đó, chúng tôi đi đâu cũng bảo nhau, ở dưới huyện có tủ quần áo tử thiện, tranh thủ đi qua là ghé vào chọn quần áo ấm mang về cho các em dùng.”, cô Hà thở dài.

Vừa qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện chương trình “Tình nguyện mùa Đông” tại xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Tại đây, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Giang, Công ty TNHH MTV Khoáng sản Vôi Việt, trường THPT Việt Đức và các đơn vị đồng hành khác tặng quà (gồm quà và học bổng) cho 120 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trị giá 84 triệu đồng; tặng nhà trường Khăn quàng đỏ; Bộ trống Đội trị giá: 10.000.000 đồng; tặng một công trình thắp sáng đường nông thôn bằng năng lượng mặt trời tại xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, trị giá 100 triệu đồng.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Hà Giang, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã hỗ trợ Tỉnh đoàn Hà Giang thực hiện chương trình an sinh xã hội: 50.000.000 đồng; 50 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vị Xuyên: 25.000.000 đồng. Tổng giá trị là 279 triệu đồng.

Miệt mài gieo chữ trên non

Trước những khó khăn như vậy nhưng nhiều thầy cô bằng nghị lực, tình yêu nghề đã bám trụ và mong muốn ở lại trường để mang sức mình hỗ trợ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa.

“Gieo mầm xanh” nơi địa đầu Tổ quốc

Thậm chí, những giáo viên nơi đây phải học tiếng Mông để có thể hiểu hết tâm tư của các em học sinh và cả gia đình

Qua những năm tháng miệt mài gieo con chữ ở vùng cao này, điều khiến những giáo viên được tiếp thêm động lực để ở lại bám trụ với nghề đó chính là những tìm cảm giản dị nhưng lại rất chân thành của các em học sinh và gia đình. “Ban đầu về đây, tôi nghĩ rằng mình khó trụ lại nổi, tuy nhiên sau này tôi dần dần bị cảm hóa bởi tình cảm của bà con nơi đây. Người dân sống thật thà, tình cảm. Những dịp lễ của thầy cô, cha mẹ, học sinh thể hiện tình cảm rất riêng như cầm cả miếng thịt gác bếp, mèn mén, rau cỏ, hoa rừng đến tặng cô”, cô Hà tâm sự.

Dù sống xa quê hương Tuyên Quang đã nhiều năm nay nhưng người gieo chữ Vũ Thị Hồng

Nối dài yêu thương

Tại chương trình “Tình nguyện mùa Đông” tại Hà Giang, Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết:

Với tinh thần sẻ chia, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Báo và những đơn vị đồng hành thực hiện chương trình an sinh, trao tặng quà và học bổng tới các các em có hoàn cảnh khó khăn tại trường PTDTBT Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Những phần quà là công trình từ trái tim đến trái tim, mong đồng bào Hà Giang và các em nhỏ nơi đây vơi bớt những khó khăn.

Bằng tình cảm và nghĩa tình sâu nặng với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, chúng tôi hy vọng, những món quà nhỏ sẽ khuyến khích bà con dân tộc cùng các học sinh nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Hy vọng, thời gian tới, sẽ có thêm những công trình nữa, nối gần Hà Giang với miền xuôi, với Thủ đô Hà Nội.

Thái vẫn luôn hết mình “vượt nắng thắng mưa” để dạy học. Bởi cô biết bản thân đang là niềm hy vọng dạy học cho những “mầm xanh” đang vươn lên ở miền núi này.

Nói về lý do cắm bản, cô Hồng Thái tâm tình: “Trước kia tôi cũng có quyết định về trường ngoài thị trấn dạy nhưng tôi không đi bởi thấy rất yêu quý học sinh nơi đây, không nỡ xa các em. Dù ra thị trấn có môi trường dạy học tốt hơn nhưng tôi vẫn lựa chọn ở lại vì muốn thắp nên một tương lai tươi sáng hơn cho các em”.

Cũng bởi hoàn cảnh khó khăn nên hầu hết bố mẹ mải làm nương rẫy, không quan tâm tới con và phó mặc cho nhà trường. Bên cạnh đó, thời gian sinh hoạt của học sinh trong 1 tuần phần lớn đều ở trường, vì vậy cô Hà đã nắm bắt tâm tư các em đôi khi còn nhiều hơn phụ huynh.

“Có học sinh của tôi do nhẹ dạ, nghe theo lời mời gọi ở trên mạng, đi Bắc Giang sẽ có người lo ăn, ở và công việc. Các em bỏ học, đi bộ ra Thị trấn để bắt xe khách. Tôi biết được, vội đi xe máy chạy theo ra đến gấn thị trấn, thuyết phục em ấy quay trở về trường, sau đó gọi bố mẹ em xuống để cùng khuyên giải”.

Nhớ lại bức thư viết tay của một em học sinh cảm ơn cô vì đã dạy, chăm sóc, chia sẻ cùng em những lúc khó khăn và em xin phép gọi cô là người mẹ thứ 2. Cô Lê Thu Hà hạnh phúc chia sẻ: “Từ ấy, tôi như được bù đắp, động viên tinh thần, khi tiếp xúc nhiều với phụ huynh, tôi cũng thay đổi nhiều suy nghĩ. Hai vợ chồng đã quyết định ở đây bám trụ với nghề không muốn chuyển ra thị trấn hay về miền xuôi nữa”.

Giáo viên gần gũi, quan tâm, chăm sóc học sinh từ miếng ăn đến giấc ngủ
Giáo viên trường PTDTBT Thái An luôn gần gũi, quan tâm, chăm sóc học sinh từ miếng ăn đến giấc ngủ

Dù cuộc sống vật chất còn thiếu thốn, gian khổ nhưng chúng tôi thấy được trong ánh mắt những giáo viên nơi đây vẫn sáng lên một niềm hạnh phúc lớn lao. Đó chính là niềm hy vọng và khát khao đem con chữ đến tới những bản làng xa xôi hẻo lánh, thắp lên những nguồn sáng cho tương lai của học sinh khó khăn nơi địa đẩu Tổ quốc

Đọc thêm

Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024 Camera 360 trẻ

Khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII năm 2024

TTTĐ - Tối 21/11, tại Khu di tích cách mạng lịch sử và du lịch sinh thái Hố Lang, phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại “Chung dòng Sông Bé” lần thứ VII và công nhận Huấn luyện viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 2024.
Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Xem thêm