Gift Show 2017: Cơ hội hợp tác đầu tư và phát triển
![]() |
Đây là sự kiện lớn của ngành Công thương Hà Nội chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đồng thời, khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương Việt Nam đã ký kết, hướng đến phát triển bền vững ngành Thủ công mỹ nghệ Thủ đô trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát huy kết quả thành công của các kỳ hội chợ trước, UBND TP Hà Nội tiếp tục giao Sở Công Thương chủ trì tổ chức Hanoi Gift Show 2017. Hanoi Gift Show 2017 có quy mô trên 650 gian hàng của hơn 250 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước và 5 nước, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nepal.
Ngoài sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu, các làng nghề truyền thống, Hanoi Gift Show 2017 sẽ giới thiệu các sản phẩm thiết kế mới do các chuyên gia thiết kế nước ngoài thực hiện. Hội chợ sẽ đón khoảng 600 - 750 nhà nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Đài Loan (Trung Quốc)... đến tham quan và giao dịch tại hội chợ, trong đó có nhiều nhà nhập khẩu có sức mua lớn (trên 100 triệu USD/năm).
Hội chợ là nơi trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội và các tỉnh
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức Hội chợ cho biết, năm nay dự kiến quy mô Hội chợ sẽ tăng so với năm ngoái. Các sản phẩm tham gia trưng bày tại Hội chợ bao gồm: Gốm sứ; sơn mài; mây tre, giang đan, guột tế; dệt, lụa tơ tằm; gỗ mỹ nghệ; đồng, kim khí; sản phẩm quà tặng thủ công mỹ nghệ...
Trong khuôn khổ Hội chợ, ngoài việc trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, còn diễn ra hoạt động tư vấn chuyên đề về thị trường, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ông Hoàng Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội cho biết, để hội chợ đạt kết quả tốt nhất, Sở Công Thương Hà Nội đã giao Trung tâm liên hệ, phối hợp với Bộ Công Thương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam... để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hội chợ.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn cập nhật thông tin hội chợ lên trang web www.hanoigiftshow.com bằng 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam ngay từ đầu tháng 5/2017. Ngoài ra, Trung tâm còn gửi tài liệu trực tiếp đến các nhà nhập khẩu khi họ đến tham quan và giao dịch tại các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ trong, ngoài nước như hội chợ Singapore, Lifestyle Việt Nam, Tokyo Gift Show, Tendence - Đức…
Ban Tổ chức cũng gửi giấy mời tới các doanh nghiệp thương mại trong nước, khu nghỉ dưỡng, các siêu thị, khách sạn, nhà hàng tại Việt Nam, đồng thời kết nối với Sở Du lịch TP Hà Nội, các đơn vị lữ hành xây dựng các tour du lịch đưa khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tham quan hội chợ trong dịp này.
Cũng theo ông Hoàng Xuân Thủy, không gian trưng bày gồm một số gian hàng thiết kế trang trí theo không gian mở, nhằm tăng tính thẩm mỹ và cảm giác thoải mái với khách tham quan. Việc chuẩn bị sản phẩm, bài trí gian hàng, công tác đón và giao dịch với khách của các đơn vị tham gia hội chợ cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ban Tổ chức đã bố trí 40 sinh viên tiêu biểu đến hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đủ năng lực giao dịch trực tiếp với khách nước ngoài.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều phường tại TP HCM vận hành suôn sẻ, người dân hài lòng

Mở ra kỷ nguyên mới cho các giải pháp bao bì thực phẩm sáng tạo

VietinBank chi nhánh Tiên Sơn chấm dứt hoạt động PGD Phù Khê

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025

Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới

Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe

Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025

Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển
