Giới trẻ và nỗi buồn mang tên "cuồng thần tượng lệch lạc"...
![]() |
Hình ảnh các bạn trẻ bao vây Dương Minh Tuyền được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến dư luận cảm thấy lo ngại về văn hóa thần tượng của một bộ phận giới trẻ
Bài liên quan
Tung hô kỳ dị...
Theo chia sẻ của các bạn trẻ, Khá Bảnh là một thanh niên sinh năm 1993 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), nổi tiếng vì tính cách có phần nổi loạn, dám làm dám chịu, những chiến tích tù tội. Đặc biệt, anh này thường xuyên livestream chia sẻ nhiều điều thú vị về chính bản thân mình, những clip nhảy múa, lắc lơ trong bar,... đặc trựn là điệu nhảy Vinahouse đang gây sốt trong giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người ghét Khá Bảnh vì công việc đòi nợ, hành hung người khác hoặc những phát ngôn gây sốc, khoe chiến tích tù tội trên mạng xã hội. Dù là ghét hay thích thì điều này cũng góp phần giúp cho các tên Khá Bảnh được biết đến nhiều hơn.
Còn Dương Minh Tuyền (SN 1986, trú tại số nhà 63, đường Hồ Ngọc Lân, TP Bắc Ninh) bất ngờ nổi tiếng vài năm trở lại đây với biệt danh “thánh chửi” vì anh ta thường đăng tải lên mạng những clip bình luận về các sự kiện, nhân vật đang gây chú ý bằng lời lẽ thô tục.
Với chiêu trò phản cảm nhưng Tuyền được dân mạng chú ý, theo dõi facebook cá nhân và các clip mà hắn tung lên với cả triệu lượt xem. Bên cạnh đó, Tuyền cũng thường đưa lên facebook cá nhân hình ảnh đi làm từ thiện, gặp gỡ người nổi tiếng…
![]() |
Nhóm Khá "bảnh" dàn hàng chụp ảnh trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bị phản ứng. |
Đừng để sự yêu thích rơi vào những thứ vô bổ...
Nổi tiếng bởi những “giá trị lệch lạc” nhưng không hiểu sao, hai hiện tượng mới trên mạng xã hội này lại được rất đông người trẻ “thần tượng”. Những cô cậu học sinh cấp ba ùa nhau ra đón Khá Bảnh, chụp ảnh cùng thần tượng, biểu diễn "múa quạt" tập thể. Hò hét có, gọi tên có, chạy theo Khá Bảnh có - quang cảnh không khác gì câu chuyện người ta vẫn miêu tả về fan cuồng Kpop.
Cảm thấy cực kỳ bất mãn với sự thần tượng lệch lạc của một bộ phận giới trẻ, Nguyễn Khánh Nam (sinh viên Đại học Dược Hà Nội) chia sẻ:” Chúng ta thần tượng một người nào đó vì họ có những điều chúng ta mong muốn nhưng không có được. Ví dụ như, bạn nói bạn thần tượng cô diễn viên này vì cô ấy cho bạn định hướng, mục tiêu để phấn đấu. Bạn thần tượng anh A vì tài năng âm nhạc, vì vẻ ngoài đẹp trai. Tuy nhiên, tôi nhận thấy cả Khá Bảnh và Dương Minh Tuyền đều không có những điều để khiến chúng ta cảm thấy cần phải nỗ lực để học theo? Chẳng lẽ, họ lại “mê đắm” vì thành tích tù tội, những phát ngôn ngông cuồng hay những lời chửi bới thiếu văn hóa trên mạng xã hội?”.
Đồng quan điểm với Khánh Nam, Diệu Thu (sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội) cho rằng, bản thân trong cách hiểu về thần tượng không chỉ ra rằng thần tượng là phải tốt hay phải xấu - nó chỉ phản ánh một câu chuyện tâm lý của mỗi người. Chúng ta không thể nhìn vào việc ai đó thần tượng một ai đó và nói đó là đúng hay sai nhưng những ảnh hưởng của việc hâm mộ ai đó thái quá, một cách "cuồng tín" - có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực.
“Với tôi, văn hóa thần tượng chuẩn mực là việc hâm mộ một người nào đó với sự tôn trọng dành cho thần tượng nhưng cũng phải tôn trọng chính mình, những người xung quanh và đảm bảo sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực gì xảy ra trong tương lai” – Thu chia sẻ.
Bày tỏ lo lắng trước hiện tượng cuồng thần tượng một cách lệch lạc, xấu xí của người trẻ, Tiến sĩ Vũ Việt Anh cho rằng “các bạn trẻ rất dễ ảnh hưởng bởi những yếu tố truyền thông, đồn thổi, xu hướng...Cũng dễ hiểu, khi giới trẻ lao theo một trào lưu hoặc một hiện tượng nào đó, vì theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, con người luôn có nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó”.
Các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn tuổi dậy thì, đang ở gian đoạn thay đổi tâm sinh lý, chưa định hình nhân cách rõ ràng, chưa nhận biết đúng sai và những điều chân giá trị. Vì vậy các bạn rất dễ ảnh hưởng bởi những yếu tố truyền thông, đồn thổi, xu hướng....
Qua một số hiện tượng trên mạng xã hội (Lệ rơi, công chúa Thủy Tề...) chúng ta đều thấy, cuối cùng thì những thứ phù phiếm cũng bị đào thải, tuy nhiên nó cũng đã làm mất đi nhiều thời gian quan tâm của giới trẻ.
"Tôi thiết nghĩ, vai trò định hướng của truyền thông ở đây là rất cần thiết. Cùng với giáo dục trong nhà trường, trong gia đình thì việc mạnh dạn đả kích những trào lưu không lành mạnh, định hướng dư luận là hết sức cần thiết”, Tiến sĩ Vũ Việt Anh bày tỏ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

Chàng trai “tô màu kí ức”

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá
