Tag

Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm

Văn hóa giao thông 09/01/2024 15:43
aa
TTTĐ - Văn hóa giao thông đang được đặt làm một trong những điểm nhấn quan trọng trong Quy tắc ứng xử tại Hà Nội nhằm duy trì ý thức và xây dựng hình ảnh văn minh, thanh lịch cho cư dân Thủ đô. "Bức tranh" về tình hình di chuyển của người dân Hà Nội dịp cuối năm khá nhiều "màu sắc" vì thế chúng ta cần ý thức cao hơn nữa để đón Tết an toàn và hạnh phúc.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình hạ tầng giao thông Cán bộ, công chức gương mẫu chấp hành pháp luật về giao thông Sẽ ra quân thực hiện Năm an toàn giao thông 2024

Được việc của mình, mất việc của người khác

Trước Tết Nguyên đán, luôn là thời điểm kinh doanh “vàng" của người dân Hà Nội khi nhu cầu mua sắm tăng cao, người người đổ xô ra đường tranh thủ làm việc để kiếm một cái tết ấm no. Tuy nhiên, bức tranh của một đô thị nhộn nhịp, đông đúc không chỉ đẹp với những tiềm năng phát triển kinh tế mà còn đầy vấn đề nan giải với tình trạng giao thông hỗn loạn.

Tình trạng ùn tắc giao thông trở thành một hồi chuông báo động đối với cả người tham gia và hệ thống giao thông. Sự tăng cao đột ngột về lưu lượng phương tiện, đặc biệt là ở các điểm cửa ngõ và trục đường chính, tạo ra những khó khăn lớn.

Trong điều kiện thời tiết xấu hoặc giờ cao điểm, những khu vực này có thể trở thành nguyên nhân chính gây ùn tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và đặt ra nguy cơ va chạm.

Đặt trong hoàn cảnh tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra, người tham gia giao thông sẽ xuất hiện tâm lý muốn nhanh chóng “thoát” khỏi điểm ùn tắc càng sớm càng tốt, bằng cách thức như vỉa đầu xe ô tô, đi lên vỉa hè, đi không đúng làn đường, ngó lơ luật lệ, thậm chí là phó mặc tính mạng của mình của người tham gia giao thông khác.

Không khó để chứng kiến cảnh phụ huynh đèo con đi học, do sợ chấm công muộn mà họ bất chấp tham gia giao thông theo kiểu điền vào chỗ trống, luồn lách đánh võng, tạt đầu xe, leo lên vỉa hè, đi sai làn đường.

Giữ ổn định
Người tham gia giao thông sẵn sàng đi lên vỉa hè để về “đích" nhanh nhất

Nhiều vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra dù có hay không thiệt hại về người cũng trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người khi ra đường vào dịp cuối năm. Chị Mai Linh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Cho dù chúng ta có cẩn thận, cảnh giác cao độ đến đâu thì bất cứ lúc nào họ cũng có thể trở thành nạn nhân của một bộ phận người ý thức kém, không chấp hành các quy định an toàn giao thông".

Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc nhiều tài xế công nghệ phóng nhanh, vượt ẩu để kịp trả đơn hàng, trả khách hay các ô tô khách tranh giành khách, dừng, đỗ đón trả khách không đúng nơi quy định hoặc các hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để mua bán, tập kết hàng hóa gây cản trở giao thông…

Tan tầm buổi chiều, anh Phạm Thành Đạt (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) rất ngạc nhiên và cảm thấy bất bình khi chỉ có vài giây đợi đèn đỏ ngắn ngủi, anh đếm được hơn chục người phóng qua, đi ngược chiều trên phố Bà Triệu để đi ra đường Lý Thường Kiệt, trong đó có rất nhiều người trưởng thành đã đi làm.

Anh bức xúc: “Tôi thấy chỉ vì để nhanh hơn vài phút mà đi ngược chiều, bất chấp vi phạm, biển báo là hành động rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới người khác. Nhất là gần Tết, mọi người chở hàng hóa cồng kềnh, không chắc chắn còn luồn lách nữa, khiến người tôi rất sợ bị va chạm, hay chẳng may đồ rơi vào người”.

Tâm lý vội vã, nhiều việc, áp lực về thời gian khiến chúng ta đã quá mỏi mệt, lại thêm nỗi lo nơm nớp thành thử nhiều người sợ ra đường vào dịp cuối năm và chủ đề tắc đường, mất an toàn luôn là câu "cửa miệng" mỗi khi chúng ta gặp nhau vào dịp này.

Đặt an toàn lên hàng đầu

Để chủ động giảm ùn tắc giao thông dịp này, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức Lễ phát động ra quân Năm an toàn giao thông 2024 và đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân năm 2024.

Chính quyền đã hết sức nỗ lực song rất cần ý thức người dân nâng cao hơn nữa vì sự an toàn của chính mình và những người xung quanh. Không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mỗi người dân cũng phải nhận thức và thay đổi bản thân.

Sự hiểu biết và tôn trọng đối với người khác trong giao thông là những yếu tố cần thiết để tạo ra một văn hóa giao thông tích cực. Thay đổi ý thức cá nhân không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn đóng góp vào việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và hài hòa.

Sự hợp tác giữa chính quyền và cộng đồng, cùng với sự nhận thức và thay đổi cá nhân, sẽ là chìa khóa để tạo ra một không gian giao thông văn minh, an toàn và phát triển.

Cảnh sát giao thông phân luồng xe, chống ùn tắc
Cảnh sát giao thông phân luồng xe, chống ùn tắc

Anh Hoàng Long - một tài xế công nghệ cho biết: "Cuối năm mình cũng rất muốn tranh thủ chạy nhiều chuyến để thêm thu nhập, có tiền tiêu Tết. Trong khi đó, nhiều khách hàng vì vội vàng cứ giục mình đi nhanh trong khi đường tắc.

Ai chả muốn nhiều tiền, chả muốn được việc nhưng an toàn vẫn là trên hết. Mình phải hết sức nhẹ nhàng giải thích với khách rằng cứ bình tĩnh, đi từ từ, tìm cách thoát khỏi đám tắc một cách thông minh như rẽ vào các ngõ nhỏ, đường tắt... Đến chỗ thoáng mới chạy nhanh. Đi như thế vừa an toàn vừa hiệu quả.

Có khách thì hợp tác nhưng cũng có khách gây áp lực khá lớn. Bởi vậy, mình mong là tất cả mọi người hãy biết "hòa vào dòng chảy", tắc thì tắc chung, thoáng thì thoáng chung. Đừng sốt ruột, bực dọc mà mỗi chuyến đi đều thêm mỏi mệt, mất vui".

Như vậy, thái độ và tâm thế của chúng ta khi tham gia giao thông quyết định khá lớn đến "bức tranh" giao thông dịp cuối năm. Mong rằng, mỗi người hãy đặt ý thức và tôn chỉ an toàn lên hàng đầu để giảm bớt áp lực cuộc sống, hướng đến cái Tết an toàn và vui vẻ.

Đọc thêm

40 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 30 người tử vong Văn hóa giao thông

40 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 30 người tử vong

TTTĐ - Sáng 11/4, Cục Cảnh sát Giao thông cho biết quý I năm 2024, toàn quốc xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 30 người, bị thương 5 người.
Tuyên truyền an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy cho bạn trẻ Văn hóa giao thông

Tuyên truyền an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy cho bạn trẻ

TTTĐ - Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có nhiều hoạt động hưởng ứng Năm an toàn giao thông 2024, với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” và tuyên truyền về hoạt động phòng cháy chữa cháy trong thanh niên.
Cao Bằng: 46 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 46 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 46 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Không đồng ý cấm xe 30 chỗ lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn Nhịp điệu cuộc sống

Không đồng ý cấm xe 30 chỗ lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTTĐ - Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam bày tỏ không đồng tình việc cấm xe 30 chỗ, xe tải trên 6 trục lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn vì lo ngại sẽ gia tăng nguy cơ mất an toàn trên Quốc lộ 1.
Tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông cho cán bộ Đoàn cốt cán Văn hóa giao thông

Tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông cho cán bộ Đoàn cốt cán

TTTĐ - Nhân dịp Tháng Thanh niên, ngày 19/3/2023, Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp Đoàn thanh niên Trường Cao đẳng Y tế tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT) cho trên 100 cán bộ đoàn cốt cán của nhà trường.
Cao Bằng: 48 trường hợp điều khiển ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 48 trường hợp điều khiển ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Công an tỉnh Cao Bằng vừa thông báo kết quả phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát giao thông.
Khắc phục hậu quả vụ TNGT trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn Văn hóa giao thông

Khắc phục hậu quả vụ TNGT trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 11/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cao Bằng: 22 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 22 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 22 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Cao Bằng: 24 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 24 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Công an tỉnh Cao Bằng vừa thông báo kết quả phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát giao thông.
Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông Văn hóa giao thông

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao nhận thức về lái xe an toàn và văn hóa giao thông trong cộng đồng, Toyota Việt Nam đồng hành cùng Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024 với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông”.
Xem thêm