Giúp công nhân, lao động nhận diện và phòng ngừa lừa đảo trực tuyến
Cảnh báo tội phạm lừa đảo dụ vào nhóm kín đầu tư chứng khoán |
![]() |
Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, Cục Truyền thông Công an Nhân dân, chia sẻ cách nhận diện lừa đảo trực tuyến |
Dự chương trình, trả lời câu hỏi của đoàn viên, người lao động và bạn đọc là các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, ATVSLĐ, an ninh mạng, gồm: Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, Cục Truyền thông Công an Nhân dân, Bộ Công an; Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi, Phó Trưởng khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp (Trường Đại học Công đoàn); Luật sư Phạm Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest.
Chia sẻ cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là qua cuộc gọi video, chuyên gia Đào Trung Hiếu cho hay: Các cuộc gọi video từ AI sẽ không tương thích giữa hình ảnh và giọng nói, chập chờn, đối tượng sẽ giải thích rằng do “sóng yếu”. Trước hết, không vội tin tưởng mà phải gọi điện cho người thân để kiểm chứng trước khi chuyển tiền hoặc nạp tiền.
![]() |
Các chuyên gia tham gia buổi đối thoại, tư vấn cho đoàn viên, người lao động |
Về câu hỏi người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không và được hưởng chế độ ốm đau như thế nào (?), chuyên gia Phạm Ngọc Minh khẳng định: Nguyên tắc khi nghỉ ốm đau sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội và vẫn được hưởng theo bảo hiểm y tế. Trường hợp này, nếu vượt quá số ngày được nghỉ phép, người lao động có thể trao đổi với đơn vị, doanh nghiệp về các vấn đề như tạm dừng hợp đồng hoặc nghỉ việc không hưởng lương...
Với thắc mắc của người lao động về giờ lao động, chuyên gia Phạm Ngọc Minh cho biết, theo quy định của luật, thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.
Ngoài quy định làm thêm giờ, mỗi doanh nghiệp có thể có thêm những ưu đãi, trợ cấp cho người lao động, đây là khoản bổ sung dựa theo quy chế tiền lương, tài chính của từng doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, thời gian qua, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và cả nước vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về lao động. Bên cạnh đó, tình trạng lừa đảo, nhất là lừa đảo trực tuyến, diễn ra ngày càng tinh vi, không ít người đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, chủ đề “Tìm hiểu về pháp luật lao động và ATVSLĐ; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa” hôm nay rất thiết thực, ý nghĩa, giúp đoàn viên công đoàn và người lao động có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt rõ hơn.
"Tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật lao động, bảo đảm ATVSLĐ cho đoàn viên, CNVCLĐ. Đây cũng là cách tốt nhất để người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa”, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thành phố Cần Thơ mới sẵn sàng phục vụ Nhân dân

Khánh thành Tượng đài Chiến khu D tại Bình Dương

Đà Nẵng công bố đường dây nóng và địa chỉ hành chính mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng cho giai đoạn hoạt động mới

Thanh Oai bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội

Cam kết 97.000 đô la Mỹ hỗ trợ trẻ em đường phố và học sinh

Trao tặng hơn 660 triệu đồng tới bệnh nhi và trẻ em

Nhiều cán bộ ở Bình Dương nghỉ việc trước tuổi

Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Quảng Ninh
