Tag
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục

Giúp giới trẻ ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân

Giáo dục 22/12/2021 13:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là giai đoạn hai trong hai giai đoạn của đề án này.
Việt Nam không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền con người trong mọi hoàn cảnh Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy bảo vệ quyền con người Tuyên truyền hiệu quả về quyền con người

Bước đầu nâng cao nhận thức về quyền con người

Theo nội dung Đề án, giai đoạn 2017 - 2020 là đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong giai đoạn này, thực hiện Quyết định số 1309/QĐ -TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi là Đề án), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng với các bộ, cơ quan liên quan đã triển khai một số nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về nội dung và phương pháp giáo dục quyền con người; Biên soạn tài liệu, giáo trình; Tập huấn đội ngũ giảng viên, giáo viên để thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục, đào tạo.

Giúp giới trẻ ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân

Kết quả bước đầu triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức triển khai đề án còn có hạn chế như: Việc biên soạn tài liệu, giáo trình về quyền con người còn chậm; Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; Chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục quyền con người chưa cao; Việc hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giáo dục quyền con người còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, một số mục tiêu đặt ra của đề án chưa đạt được, chưa phát huy hết tác động tích cực của việc triển khai đề án.

Để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và chỉ đạo thực hiện nghiêm đề án.

Đưa nội dung quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Chỉ thị số 34, giai đoạn 2021 - 2025, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ biên soạn và phát hành các tài liệu về giáo dục quyền con người; Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn quốc củng cố hoàn thiện hệ thống tư liệu, tài liệu giáo dục; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nội dung quyền con người cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị.

Bên cạnh đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan triển khai việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả.g cao hiệu quả giáo dục quyền con người ở nước ta.

Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người

Chỉ thị yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy dùng ở các cấp học thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ để tiếp tục đề xuất triển khai các nội dung phù hợp với nhiệm vụ Đề án; Tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người vào chương trình hiện hành và trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, học liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học.

Hằng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch, phối hợp với các bên liên quan tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về quyền con người trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người trên cổng thông tin điện tử của Bộ và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành.

Cùng với đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình, tài liệu về quyền con người lồng ghép vào chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục trực thuộc; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quyền con người cho cán bộ quản lý, nhà giáo các cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Bộ Ngoại giao tích cực tuyên truyền, quảng bá cho cộng đồng quốc tế về kết quả triển khai thực hiện đề án; Phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tăng cường nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về mô hình giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục quốc dân ở một số nước đã thành công và có hiệu quả.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Điều hành đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nước về giáo dục quyền con người; Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tổ chức thực hiện đề án trên địa bàn.

Cần cụ thể và sát thực tế, tránh lý thuyết suông

Cô Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (Hà Nội) cho rằng, việc giáo dục về quyền con người được đưa vào chương trình các cấp học, như ở môn đạo đức ở giáo dục tiểu học, giáo dục công dân đối với học sinh THCS, THPT là rất cần thiết và cần được ngấm dần vào ý thức của học sinh.

Giai đoạn trước, những nội dung về quyền con người đã được lồng ghép, song còn khá lý thuyết. Giờ đây, việc tăng cường thực hiện nội dung đề án theo Chỉ thị số 34 sẽ có thể giúp nội dung về quyền con người trong chương trình giáo dục thực tế hơn, gần gũi hơn.

Thầy Nguyễn Quốc Vương, trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), người từng nhiều năm học tập tại Nhật Bản - đánh giá việc Chính phủ phê duyệt đề án và bây giờ là tăng cường thực hiện đề án có thể coi như hoạt động đánh dấu sự chuyển biến trong tư duy của Chính phủ cũng như là ngành Giáo dục về quyền con người.

"So với các nước tiên tiến trên thế giới thì đúng là Việt Nam đi sau. Tất cả mọi người (kể cả trẻ em) cần phải biết mình có những quyền con người cơ bản nào để sống tự tin hơn, chuẩn mực hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người khác".

Là một giáo viên miệt mài dạy giá trị sống như yêu thương, tôn trọng, bao dung, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm cho trẻ tại Câu lạc bộ Gentalent trong gần 4 năm qua, TS Hà Việt Anh thẳng thắn cho rằng rất khó khăn để đưa nội dung này vào giảng dạy một cách hiệu quả khi mà giáo dục trong nhà trường những năm gần đây thiên về nhồi nhét kiến thức mà xem nhẹ việc dạy đạo đức làm người, cách ứng xử trong gia đình, ở trường lớp, nơi công cộng.

Dù vậy, TS Hà Việt Anh cũng bày tỏ sự lạc quan khi cho rằng khó không có nghĩa là không thể làm được. Nếu trẻ được giáo dục những điều tuyệt vời về quyền con người từ tấm bé, khi lớn lên sẽ trở thành những công dân tốt, biết sống có trách nhiệm với bản thân và người khác”.

Nhà giáo Phạm Thị Yến cũng cho rằng, việc tăng cường nội dung giáo dục quyền con người chắc chắn sẽ phải đi đôi với việc đổi mới phương pháp dạy học, ví dụ thông qua các câu chuyện, bài học, vở kịch, tiểu phẩm, những bài học thực tế để đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, bà Yến cũng nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ luôn cần được giáo dục song hành, nếu chỉ nói đến quyền sẽ dẫn đến cách hiểu lệch lạc ở trẻ em, chỉ biết đến quyền mà không biết đến bổn phận, nghĩa vụ.

Đọc thêm

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội thăm, tặng quà giáo viên, học sinh tỉnh Yên Bái Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội thăm, tặng quà giáo viên, học sinh tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Đoàn công tác Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã đến thăm và tặng quà giáo viên, học sinh Trường TH&THCS Minh Chuẩn (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái).
PVCFC trao học bổng "Thắp sáng ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ" Giáo dục

PVCFC trao học bổng "Thắp sáng ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ"

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Lễ trao học bổng "Thắp sáng Ước mơ sinh viên Đại học Cần Thơ lần VIII" tại hội trường chính của trường. Chương trình tròn 8 năm ra đời, cũng là 8 năm Phân Bón Cà Mau bền bỉ đồng hành cùng nhà trường, tiếp sức cho các em sinh viên thông qua học bổng Hạt Ngọc Mùa Vàng trong hành trình chinh phục tri thức và phát triển bản thân.
Đài Hà Nội tạo sân chơi võ thuật cho học sinh Thủ đô Giáo dục

Đài Hà Nội tạo sân chơi võ thuật cho học sinh Thủ đô

Ngày 31/10, Đài Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã tổ chức thành công “Lễ ký kết phối hợp truyền thông thể dục, thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài Hà Nội”.
Cơ hội làm việc, du lịch tại Úc với Visa Working Holiday 462 và chứng chỉ IELTS từ 4.5 Giáo dục

Cơ hội làm việc, du lịch tại Úc với Visa Working Holiday 462 và chứng chỉ IELTS từ 4.5

TTTĐ - Từ tháng 9/2024, Bộ Di trú Úc đã chính thức mở lại chương trình Visa Working Holiday 462 (Visa 462) cho công dân Việt Nam, mang đến cơ hội làm việc và trải nghiệm văn hóa và phong cảnh nước Úc trong vòng 12 tháng. Visa 462 yêu cầu ứng viên cần có chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 4.5 trở lên, một yêu cầu khá khả thi nếu bạn có chiến lược học và ôn luyện từ sớm.
Sinh viên Đà Nẵng ứng dụng 4G “bắt mạch” vị trí rò rỉ nước Giáo dục

Sinh viên Đà Nẵng ứng dụng 4G “bắt mạch” vị trí rò rỉ nước

TTTĐ - Nhờ ứng dụng công nghệ 4G, nhóm sinh viên Đà Nẵng nghiên cứu sử dụng bộ cảm biến, sóng siêu âm và áp dụng thuật toán quan sát trạng thái để có thể “bắt mạch” chính xác vị trí rò rỉ nước.
Dạy học trò tuân thủ luật từ bài học "bố đừng vượt đèn đỏ" Giáo dục

Dạy học trò tuân thủ luật từ bài học "bố đừng vượt đèn đỏ"

TTTĐ - Sáng 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức Lễ hưởng ứng “Ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” năm 2024 tại trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Lễ phát động Ngày Pháp luật Việt Nam Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Lễ phát động Ngày Pháp luật Việt Nam

TTTĐ - Chương trình diễn ra tại trường THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp, lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội; đại biểu đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sắp ban hành tài liệu phòng, chống ma túy trong trường học Giáo dục

Sắp ban hành tài liệu phòng, chống ma túy trong trường học

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Công an đã ký kết chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý trong trường học giai đoạn 2024-2030.
Đồng hành cùng con: Xuất phát từ thực tiễn, thấu hiểu tình yêu thương Giáo dục

Đồng hành cùng con: Xuất phát từ thực tiễn, thấu hiểu tình yêu thương

TTTĐ - Đó là chủ đề chương trình tọa đàm vừa được trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức.
Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL Nhịp sống phương Nam

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL

TTTĐ - Ngày 28/10, tại TP Phú Quốc (Kiên Giang), Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức Lễ khai giảng khóa học Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL. Chương trình có sự tham dự của tập thể sư phạm Nhà trường, tân học viên và phụ huynh.
Xem thêm