Tag

Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Tin tức 02/12/2020 07:00
aa
TTTĐ - Những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực quyền con người. Việt Nam đang tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân.
Ðời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú
Ðời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta ngày càng phát triển phong phú

Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, đã nêu đậm các quyền cơ bản của con người và gắn quyền con người với quyền của dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Người nhắc đến Tuyên ngôn Ðộc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp để khẳng định rằng những giá trị quyền con người đó cũng phải được áp dụng cho mọi người dân, mọi dân tộc, kể cả ở các nước thuộc địa. Người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng có quyền bình đẳng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới.

Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có các quyền dân sự và chính trị.

Việc thông qua Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân" và sau đó chỉ trong vòng 4 năm (2014-2018) thông qua hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan quyền con người, là những nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Cùng với những bước tiến đó là việc không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người.

Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDG) và đang triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Trong nhiều năm liền, Việt Nam duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế hơn 6%, trong khi vẫn chú trọng phát triển xã hội, giảm mạnh tỷ lệ nghèo xuống 5,2% năm 2016, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều xuống 7,69% năm 2017. Quyền giáo dục, y tế, nhà ở đều được cải thiện mạnh mẽ, trong đó 63 tỉnh, thành phố đã phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học.

Quyền bình đẳng giới không ngừng tiến bộ với tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên dưới 27%, tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực.

Ðời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra hằng năm. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh nhất thế giới, với 50 triệu người sử dụng internet.

Thách thức của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người

Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và trên thế giới cũng có những thách thức trong bối cảnh có nhiều thay đổi đang diễn ra nhanh chóng, nhất là trước tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4…

Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, ngập mặn, lũ lụt. Những thách thức này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, hạn chế các quyền lương thực, sức khỏe, giáo dục và nhà ở của người dân Việt Nam.Việt Nam luôn đặt người dân ở trung tâm của phát triển và tiếp tục tăng cường hệ thống luật pháp, chính sách và thể chế thông các Công ước nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhất định. Ví dụ như: Về nhận thức của cán bộ, công chức, thực tế cho thấy, hiểu biết về nhân quyền ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân; Nhân quyền được coi là một vấn đề nhạy cảm, ít khi những vấn đề nhân quyền trong nước được đề cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng; Hiện nay, nước ta vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; Ngoài ra, ở nước ta hiện nay còn thiếu các điều kiện để chăm sóc, giải quyết việc làm cho các đối tượng người bị nhiễm HIV/AIDS, những người làm mại dâm, những người vi phạm pháp luật sau khi mãn hạn tù…

Việt Nam thuộc nhóm nước đang trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 với nhiều cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính... Cũng giống các quốc gia khác, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các quyền con người là khá rõ ràng cả về mặt xây dựng pháp luật về quyền con người lẫn việc bảo đảm thực thi quyền trong thực tiễn.

Do đó, khi xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình về Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tính đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, thông qua việc hạn chế rủi ro vi phạm quyền con người do hậu quả tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam cần áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền khi triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc thêm

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Tin tức

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

TTTĐ - Sáng 21/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới Tin tức

Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới

TTTĐ - Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 vào Chủ nhật ngày 15/3/2026.
Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp Tin tức

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI Tin tức

Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI

TTTĐ - Ngày 21/5, Quốc hội biểu quyết thông qua ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I Thời sự

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I

Chiều 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đề nghị UNESCO hỗ trợ Hà Nội phục dựng Điện Kính Thiên Tin tức

Đề nghị UNESCO hỗ trợ Hà Nội phục dựng Điện Kính Thiên

TTTĐ - Chiều 20/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm Tin tức

Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

TTTĐ - Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Chủ động phối hợp thực hiện đồng bộ mô hình chính quyền 2 cấp Tin tức

Chủ động phối hợp thực hiện đồng bộ mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã nắm chắc, hiểu sâu nội dung hướng dẫn của Đảng ủy HĐND TP, chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy cùng cấp chuẩn bị các phương án tổng thể, đồng bộ để thực hiện theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025.
Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND sau sắp xếp xã, phường Tin tức

Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND sau sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Sáng 20/5, tại hội nghị giao ban Thường trực HĐND TP với Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã triển khai Hướng dẫn số 01-HD/ĐU của Đảng ủy HĐND TP về định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội.
Công an xã có thể được khởi tố vụ án hình sự Tin tức

Công an xã có thể được khởi tố vụ án hình sự

TTTĐ - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề xuất Trưởng Công an cấp xã có thể được khởi tố điều tra vụ án có mức phạt tù 7 năm.
Xem thêm